6 cách đưa ra lời khen đúng lúc và chân tình (phần 2)

(hieuhoc_hieuhoc.com) Biết cách khen ngợi, phát huy sức mạnh của lời khen đúng lúc và chân tình chính là thể hiện sự tôn trọng người khác một cách tinh tế nhất. Nếu bạn muốn khen ngợi những người bạn của mình thường xuyên, hãy sử dụng những cách như:

6 cách đưa ra lời khen đúng lúc và chân tình (phần 1):

Nếu thành công là thật sự thì lời khen đúng lúc sẽ không để giây phút mong mỏi của họ trôi qua. Bởi để sau này, lời khen sẽ không còn mấy hiệu quả vì đã quá muộn rồi!

Những cách đưa ra lời khen đúng lúc và chân tình (phần 2):

4. Thường xuyên đưa ra lời khen nhẹ nhàng: Là những lời khen nhanh gọn mà bạn tình cờ chêm vào cuộc đối thoại của mình. Hãy sử dụng thường xuyên những lời khen với các đồng nghiệp của bạn: – “Làm tuyệt lắm”; – “Công việc tốt lắm, Tuấn ơi!”; – “Hay lắm, không tệ chút nào”…

Bạn cũng có thể sử dụng lời khen nhẹ nhàng này đối với những điều mà những người bạn yêu quý đạt được hàng ngày. Như vợ bạn vừa nấu một bữa ăn ngon; trước khi đi chơi – “trông em tuyệt lắm”, hoặc với bọn trẻ – “Con lau dọn phòng rất sạch đấy”…

Những lời khen nhẹ nhàng chỉ là những điều nho nhỏ nhưng chúng có ý nghĩa rất lớn. Đừng để đồng nghiệp, bạn bè hay những người thân yêu nhìn bạn và ánh mắt (ấm ức) nói lên rằng, – Không phải hôm nay tôi rất “được” hay sao?

5. Đưa ra lời khen đúng lúc: Khi ai đó lập được một thành tích, dù cho đó là một kỳ tích hay thành tựu nho nhỏ, ngay lập tức bạn hãy tự động khen đúng thời điểm họ vừa hoàn thành – không phải là sau 10 phút, 20 phút mà phải là ngay lúc đó. Giây phút những người thành công bước ra khỏi phòng họp, ra khỏi nhà bếp hay ánh đèn sân khấu, điều duy nhất mà họ muốn nghe là: “Ôi, thật tuyệt vời” và lời khen đúng lúc đó sẽ không để giây phút hạnh phút của họ trôi qua vì lời khen muộn màng của bạn.

Đừng lo họ sẽ không tin bạn, cho dù họ không thực sự thể hiện tốt thì người nhận lời khen cũng sẽ đánh giá cao sự tế nhị lúc đó và sẽ tha thứ cho lời nói dối của bạn. Bởi sự “tinh tế” do muốn tôn trọng người khác của bạn bao giờ cũng được ưu tiên hơn so với việc nói ra sự thật.

6. Lời khen chân tình: sự lắng nghe. Trong tâm trí, hầu như mỗi người luôn ý thức rằng mình là người vô cùng đặc biệt. Cho nên khi gặp được người có thể nhận ra sự đặc biệt của mình, chúng ta sẽ dễ dàng bị họ – những người biết đánh giá cao bản thân chúng ta lôi cuốn. Vì thế, sự chú tâm lắng nghe, lắng nghe một cách thật sự chính là lời khen chân tình nhất.

Lời khen chân tình, lời khen “không lời” này chính là kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp, “không nói mà là khen” bởi sự lắng nghe chăm chú thể hiện sự tôn trọng, đánh giá cao người khác. Vả lại, có lắng nghe thật sự ta mới có thể khám phá ra niềm kiêu hãnh bí mật của mỗi người và thừa nhận sự đặc biệt riêng có của họ. Cách khen chân tình bằng sự lắng nghe này còn giúp những bạn rụt rè hoặc ít nói vẫn được tôn trọng và yêu mến hơn dù không biết tán dương bằng lời.

Ngoài việc biết cách đưa ra lời khen đúng lúc và chân tình, bạn cũng nên nhớcách tiếp nhận và đáp lại lời khen khi người khác khen bạn. Khi một người nào đó mang lại cho bạn niềm vui bằng lời khen ngợi, hãy để niềm vui đó quay trở lại với họ. Hãy để cho họ thấy được sự cảm kích của bạn, và hãy tìm cách khen lại họ vì đã dành lời khen cho bạn. Sự tương tác của những lời khen tinh tế và chân tình giúp chúng ta tự tin và gần gũi với nhau hơn rất nhiều. Hy vọng tất cả chúng ta sẽ thay đổi quan niệm và thái độ của mình đối với những lời khen ngợi…

Bài khá dài và khô khan, cám ơn bạn vì đã bỏ công đọc đến hết. Chúc các bạn vui, khỏe và nhiều may mắn.

Gia Nghi (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

6 cách đưa ra lời khen đúng lúc và chân tình

(hieuhoc_hieuhoc.com) Những người thành công biết dùng nụ cười, lời khen biểu lộ sự thân thiết để khuyến khích, khẳng định giá trị của người khác và rất ít khi nói những câu chán nản. Biết cách khen ngợi, phát huy sức mạnh của lời khen đúng lúc và chân tình chính là thể hiện sự tôn trọng người khác một cách tinh tế nhất.   

Cách tiếp nhận, đáp lại lời khen

(Hiếu học) Nhiều bạn trẻ chúng ta có chung một điểm yếu: “Không biết cách nhận lời khen ngợi”. Nếu ai đó khen bạn và bạn phản ứng lại vụng về thì vô tình bạn lại rơi vào vòng luẩn quẩn. Thích được khen nhưng lại bất công khi “phụ” thiện chí của người khen với những đáp trả đưa đẩy, khiêm tốn 

Học cách giao tiếp: Kiên nhẫn lắng nghe

(hieuhoc_hieuhoc.com) Giao tiếp là một nghệ thuật, trong đó biết cách lắng nghe là một kĩ năng quan trọng, nó quyết định sự thành bại của bạn trong giao tiếp. Kiên nhẫn lắng nghe chính là biểu lộ sự đồng cảm của bạn, tăng cường sự cảm thông và là cách tạo ấn tượng tốt nhất đối với hầu hết mọi người 

Cách giao tiếp cho người rụt rè, ít nói.

(hieuhoc_hieuhoc.com) Chúng ta thường cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp và biểu hiện trước đám đông khi lo lắng về chuyện thiếu hụt của mình rồi so sánh với người khác, dẫn đến mặc cảm, trở nên rụt rè, “ít nói” hơn. Lại cũng có người tự tin nhưng vì bản tính ít nói nên cũng ngại giao tiếp, vậy làm cách nào để việc nói trước đám đông, đi phỏng vấn xin việc, kết bạn, tỏ tình… trở nên dễ dàng hơn?  

Học cách tự tin: Tôi làm được!

(hieuhoc_hieuhoc.com) Dù người ta có nói với bạn điều gì đi nữa, cũng đừng nghĩ rằng “Mình không thể làm được” mà hãy tin rằng bạn có thể đạt được điều mình muốn. Sau đó, bạn sẽ có cách để biến nó thành thực tế. - “Chưa thử sức thì không bao giờ biết hết năng lực của mình”- (W.Gớt).   

Kỹ năng giao tiếp: bí quyết nói lời cám ơn

(hieuhoc_hieuhoc.com) Bí quyết nói lời cám ơn này rất ngắn, rất ngọt ngào, rất đơn giản và rất hiệu quả. Nó không chỉ thể hiện cho thấy bạn là một người giao tiếp tinh tế, mà còn khuyến khích người khác làm điều tốt đẹp cho bạn, thích hợp tác với bạn hoặc yêu quý bạn. 

Cùng chuyên mục