Để thi môn Văn đạt điểm cao.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Nguyên nhân khiến một số thí sinh sợ làm bài thi môn Văn là vì không nắm bắt đủ về kiến thức nên khó vào đề, khó đạt được điểm cao. Vậy, kiến thức cụ thể nào cần ưu tiên ôn tập trong môn văn để đạt điểm cao khi làm bài thi?

Từ cấu trúc đề thi (do Bộ GD-ĐT ban hành) sẽ giúp các bạn nắm chắc phạm vi kiến thức cụ thể của môn Văn để ôn tập.

Thời gian quy định làm bài với kỳ thi tốt nghiệp THPT là 150 phút, với ĐH-CĐ là 180 phút.

Theo đó, mỗi đề thi đều có hai phần: phần chung (bao gồm một câu hỏi yêu cầu tái hiện kiến thức và một câu yêu cầu HS viết bài văn nghị luận xã hội ngắn). Phần riêng (yêu cầu viết bài văn nghị luận văn học).

– Kỳ thi tốt nghiệp THPT tập trung vào các đơn vị kiến thức cơ bản của chương trình lớp 12.

– Kỳ thi ĐH-CĐ sẽ bao gồm cả một phần chương trình lớp 11 (không có văn học nước ngoài).

Trước hết học sinh (HS) phải nắm chắc cấu trúc đề thi (do Bộ GD-ĐT ban hành) vì cấu trúc đề thi không chỉ thể hiện rõ dạng thức đề thi mà còn bao gồm phạm vi kiến thức cụ thể cần ôn tập.

Ở phần chung: HS cần chú ý các phần kiến thức giao nhau của hai chương trình (Cơ bản – Nâng cao). Đối với câu hỏi yêu cầu tái hiện kiến thức, phải nắm chắc những kiến thức khái quát về giai đoạn, tác giả văn học cũng như những kiến thức cụ thể trong những bài học về tác phẩm văn học Việt Nam (hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm hoặc đoạn trích…).

Riêng phần kiến thức về ba tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài ở kỳ thi tốt nghiệp THPT, HS cần nắm được những nét chính về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác và những kiến thức về tác phẩm (tóm tắt tác phẩm, đoạn trích, giá trị nội dung – nghệ thuật, các chi tiết tiêu biểu…). Câu trả lời tái hiện kiến thức cần được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, có thể gạch đầu dòng chứ không nhất thiết phải trình bày thành một đoạn văn. Đối với câu yêu cầu HS viết bài văn nghị luận xã hội ngắn, cần chú ý dung lượng (400 từ với tốt nghiệp THPT, 600 từ với kỳ thi ĐH-CĐ). Thực tế cho thấy, nhiều HS còn khá lúng túng đối với dạng đề này. Các bạn cần xác định ngay từ đầu những bước (thao tác) cơ bản của dạng đề nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống hoặc tư tưởng đạo lý. Đầu tiên cần làm rõ vấn đề nghị luận (qua giải thích, phân tích, chứng minh) rồi mới bàn luận (khẳng định ý kiến, bàn luận mở rộng, liên hệ thực tế…). Dẫn chứng thực tế cho dạng đề này là cần thiết nhưng không nên lạm dụng, tránh tình trạng dài dòng, lan man.

Ở phần riêng:Các bạn chú ý các dạng đề nghị luận văn học (về tác phẩm – đoạn trích thơ, văn xuôi; nghị luận về một ý kiến bàn về văn học). Cần thể hiện trong bài làm những hiểu biết khái quát về tác giả, tác phẩm (nên để ở phần đầu của bài viết) cũng như đánh giá, nhận xét, nâng cao vấn đề (nên để ở cuối bài viết).

Trước khi bắt tay vào làm bài văn, nhất thiết phải lập dàn ý đại cương đề hình dung hệ thống lập luận (luận điểm, luận cứ, trình tự sắp xếp các ý…).

Để đáp ứng được yêu cầu của đề thi ĐH-CĐ, khi làm bài, cần vận dụng kiến thức văn học sử, lý luận văn học vì đây là kiến thức công cụ giúp các bạn kiến giải, vận dụng… khi đứng trước một hiện tượng văn học.

Cuối cùng, khi làm bài thi môn Văn, đừng xem nhẹ phần kết luận.

Chúc các bạn vui- khỏe, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi.

Văn Chương/(hieuhoc_hieuhoc.com).

Theo: “Để thi môn Văn đạt điểm cao” Thạc sĩ Triệu Thị Huệ. (Tổ trưởng tổ Văn trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM)/(TNO).

Bài liên quan

Cẩm nang học thi Đại học: Học có hệ thống.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Phải chịu áp lực đậu Đại học rất lớn là điều khó tránh khỏi. Bởi đầu vào Đại học quá hẹp, trong khi số học sinh dự tuyển lại quá nhiều, buộc các bạn phải phấn đấu, cố gắng hơn người. Tuy vậy, không chỉ cố gắng là đủ, các bạn phải học có phương pháp, có thời khóa biểu rõ ràng, và quan trọng nhất là phải học đều trong cả năm học cuối cấp này.

Chiến lược học tập cho học sinh lớp 12

(hieuhoc_hieuhoc.com): Bước vào năm học cuối cấp với một nỗi lo lớn cho những kỳ thi quan trọng, khác hẳn với những năm học trước, học sinh khối 12 thật sự cần một chiến lược học tập tốt để có thể trải qua những kì thi quan trọng và cũng là ngưỡng cửa quyết định hướng đi sau này.

Làm gì để đạt điểm cao môn Văn?

Năm nay Bộ GD&ĐT đã hạn chế chương trình thi và nói rõ học bài nào, cấu trúc ra đề như thế nào trong bộ cấu trúc đề thi. Tuy nhiên, biết cách ôn tập cho có hiệu quả với chương trình cải cách và đề thi là không dễ.

Giảm áp lực khi đi thi: Đừng quan tâm đến những gì người khác nghĩ.

( hieuhoc_hieuhoc.com.). “Học tài thi phận”, đó là một kết luận chính xác đối với những thí sinh thật sự có khả năng, thậm chí rất giỏi nhưng chẳng may bị hỏng thi. Loại trừ những nguyên nhân khách quan cho sự chẳng may như: bất ngờ đau yếu trong người, gặp chuyện bi ai trong gia đình…; thì nguyên nhân lớn nhất làm giảm sút khả năng của người đi thi chính là: “áp lực tạo nên căng thẳng”. Hẳn nhiên áp lực càng lớn thì kết quả của bài thi bị giảm sút càng nhiều.Vậy những lý do tạo nên áp lực đó là gì? Ta có thể loại trừ nó hoặc làm giảm thiểu tác hại của nó được không? Muốn cho lo lắng không còn đè nặng trong tâm trí, ta cần phải làm những gì để bước vào kỳ thi với một tâm trạng thoải mái, tự tin hầu đạt được kết quả đúng như khả năng của mình?  

Nhận biết những nguyên nhân tạo nên căng thẳng khi làm bài thi.

 (hieuhoc_hieuhoc.com). Mặc dù tập huấn kỹ càng, thầy cô nhắc nhở mẹ cha dặn dò, nhưng khi bước vào phòng thi thì bao nhiêu cẩm nang, bí quyết dường như biến đi đâu mất. Hầu hết các thí sinh đều bị mắc phải áp lực này. Động lực càng cao, lòng mong mõi một kết quả thật tốt để báo đáp công ơn cha mẹ, thầy cô càng lớn thì áp lực lo sợ càng nhiều, với các bạn có thần kinh yếu thì hậu quả rõ ràng là rất nặng nề. Riêng những trường hợp đi thi chỉ là cho có, dự....

Dùng Mindmap trong môn văn

(hieuhoc_hieuhoc.com): Môn văn được xem là một môn học khó đối với những bạn học không có “tâm hồn văn chương”. Để làm hoàn chỉnh một bài văn là rất khó ngay cả đối với  các bạn được xem là yêu thích môn văn. Triển khai ý theo như cách lập dàn ý từ trước đến nay vẫn làm sẽ gặp khó khăn khi sắp xếp lại các ý. Hơn thế nữa, khi ý được trình bày theo các gạch đầu dòng cũng sẽ khiến các bạn mất rất nhiều thời gian. Sao không thử dùng bản đồ tư duy (Mindmap)?

Cùng chuyên mục