Điều quan trọng cần làm: Lập kế hoạch cá nhân, hoạch định tương lai (2)

(hieuhoc_hieuhoc.com) Hãy nhìn ra triển vọng trong tương lai, đừng nhìn vào những gì có trong hiện tại. Khả năng hoạch định tương lai sẽ khiến mọi thứ trở nên có giá trị hơn. Hãy tạo kỹ năng tạo thêm giá trị cho mọi sự vật, cho mọi người và cho bản thân. Luôn tập trung vào mục tiêu quan trọng nhất, đừng rơi vào vòng luẩn quẩn của những điều tầm thường. Hãy trở nên vĩ đại bằng cách nghĩ lớn.

Giá trị con người cũng giống như những dấu vân tay. Không có ai giống nhau cả, nhưng bạn sẽ để lại tất cả mọi điều mình làm. (Elvis Presley)

Không dễ dàng chấp nhận thất bại:Những người khốn cùng trong xã hội thường có chung một điểm – họ đều thất bại một cách thảm hại, họ đều gặp phải những tình huống khó khăn và sẵn sàng đầu hàng.

Họ, những người không thành công luôn mắc phải một căn bệnh tinh thần – tạm gọi là căn bệnh “tự bào chữa”.Họ luôn viện dẫn rất nhiều lý do để bào chữa cho hiện trạng của mình. Khi đã tìm được lý do “hợp lý” để tự bào chữa, anh ta sẽ bám riết lấy nó để biện minh với chính bản thân mình và với những người xung quanh. Căn bệnh này thường biểu hiện qua việc đổ lỗi cho sức khỏe, trí tuệ, tuổi tác hay sự may rủi.

Chứng bệnh tiếp theo là đổ lỗi cho trí lực. Khi nhắc đến năng lực trí tuệ, bạn hãy nhớ rằng, để giải quyết vấn đề thì cách bạn vận dụng trí thông minh quan trọng hơn nhiều so với lượng trí thông minh bạn có. Chỉ khi có lòng đam mê bạn mới có thể thực hiện công việc đến nơi đến chốn; thiếu sự đam mê, những người đặc biệt thông minh vẫn thất bại. Để trị căn bệnh này, bạn hãy sử dụng bộ não để tư duy và phát triển ý tưởng sáng tạo, cố tìm ra con đường mới hơn, hợp lý hơn, bất luận bạn làm công việc gì.

Chứng bệnh tiếp theo là đổ cho “sự may rủi”. Không bao giờ có một con đường thành công mà không cần nỗ lực. Hãy chấp nhận quy luật nhân quả. Sự thành đạt luôn phát xuất từ sự chuẩn bị, biết lên kế hoạch và có quyết tâm hướng tới thành công.

Những người thành công hành động hoàn toàn khác hẳn. Khi gặp thất bại, anh ta bật dậy, ghi nhận thêm một bài học, quên đi thất bại vừa qua và tiến lên phía trước.

Khi bạn gặp một việc không như ý xảy ra, hãy thật bình tĩnh và tìm ra nguyên nhân của vấn đề, đó là cách tránh mắc hai lần cùng một lỗi. Người thất bại thật sự là người vấp ngã nhưng chẳng rút tỉa được kinh nghiệm gì từ sự vấp ngã đó.

Bạn hãy tin và luôn nhắc nhở bản thân: “Mọi việc đều có cách giải quyết”. Dòng suy nghĩ tích cực tuôn chảy sẽ giúp bạn có cách để giải quyết vấn đề.

Đừng bao giờ nghĩ và tuyên bố một việc gì đó là không thể. Khi gặp khó khăn, hãy dừng lại và bắt đầu lại từ đầu, vì chúng ta thường chú tâm quá mức vào một vấn đề trong suốt thời gian dài, nên chúng ta không thể nhìn ra cách giải quyết mới, cách tiếp cận mới.

Hãy kiên định với mục tiêu, nhưng đừng lao đầu vào ngõ cụt mà phải kết hợp sự kiên trì và thử nghiệm. Hãy thử những cách nghĩ và hành động mới. Mọi việc luôn luôn và thực sự dẫn đến bao điều tốt đẹp nếu bạn có một cái nhìn rõ ràng và lạc quan trong mọi việc.

Học hành một cách nghiêm túc là cách đầu tư hiệu quả nhất cho chính bản thân mình. Bạn có thể thu nhận kiến thức bằng nhiều cách: học ở trường cao đẳng, đại học hay các khóa học ngắn hạn. Đánh giá kết quả học tập này chính là việc đánh giá “khả năng tư duy” của bạn. Để rèn luyện thêm trí óc, khởi tạo ý tưởng, bạn nên tạo thói quen đọc sách, báo, tận dụng những cơ hội làm quen, tiếp cận, học tập từ những người đã thành công.

Hãy nghĩ công việc của bạn là quan trọng, tầm suy nghĩ về nghề nghiệp nói lên tiềm năng, sự đam mê dẫn đến hành động, năng lực và trọng trách của một con người. Suy nghĩ tích cực, nhiệt tình, bạn sẽ trở nên nhiệt tình với công việc và sự nhiệt tình ấy sẽ được đền đáp.

Hãy tự tặng cho mình những lời động viên nhiều lần mỗi ngày. Trước khi bạn tiếp xúc, giao dịch với ai, bạn hãy hình dung mình là người bặt thiệp, tế nhị, xuất sắc, chắc chắn bạn sẽ đạt kết quả tốt, và đúng như vậy.

Tóm lại, một kế hoạch trở thành công cụ có sức mạnh bao hàm 3 tiêu chuẩn: phù hợp với cuộc sống, lối sống của bạn; luôn là điều cần thiết; và dễ biến đổi. Hãy thực hiện việc mà bạn cho là quan trọng nhất để tạo nên sự thay đổi tích cực trong cuộc sống của mình. Bởi không một điều gì khác trong cuộc sống này giúp bạn trở nên thoải mái bằng những lúc bạn biết mình đang đi trên con đường dẫn đến thành công. Cũng trên con đường đó, không có một trở ngại nào khác lớn hơn chính là bản thân bạn.

Chúc bạn thành công.

Nhã Trang tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Điều quan trọng cần làm: Lập kế hoạch cá nhân, hoạch định tương lai (1) Tại sao bạn bè trình độ học vấn không hơn mình nhưng lại thành công trong công việc và cuộc sống? Tại sao có những người có thể xây dựng nên cơ nghiệp to lớn dù xuất thân bần hàn? Tại sao có những người luôn gặp được cơ hội trời cho, còn bạn thì không?… – “Làm thế nào để tạo đột phá trong sự nghiệp và cuộc sống?” – Điều quan trọng cần làm: Lập kế hoạch cá nhân, hoạch định tương lai.

Bài liên quan

Thiết lập mục tiêu trong cuộc sống

(hieuhoc_hieuhoc.com) “”Mục tiêu là ước mơ không có kết thúc”: Trước khi thiết lập ra các mục tiêu, hãy tìm hiểu ước mơ của mình trước đã. Nếu không, sau này bạn sẽ thấy mình đi theo một con đường mà ngay cả ban đầu mình không có ý định theo đuổi.

Điều quan trọng cần làm: Lập kế hoạch cá nhân, hoạch định tương lai (1)

(hieuhoc_hieuhoc.com) Tại sao bạn bè trình độ học vấn không hơn mình nhưng lại thành công trong công việc và cuộc sống? Tại sao có những người có thể xây dựng nên cơ nghiệp to lớn dù xuất thân bần hàn? Tại sao có những người luôn gặp được cơ hội trời cho, còn bạn thì không?... - “Làm thế nào để tạo đột phá trong sự nghiệp và cuộc sống?” -  Điều quan trọng cần làm: Lập kế hoạch cá nhân, hoạch định tương lai. 

Cùng chuyên mục