Hệ thống kiến thức ôn thi THPT môn Lịch sử.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT những năm trước đây, môn lịch sử thường có hai đề cho thí sinh lựa chọn. Sau đây là bốn điều cần lưu ý khi ôn tập và chọn đề thi cho môn lịch sử.

Thứ nhất, nhắc lại cho các em cách nhớ được các kiến thức mà mình đã học. Kiến thức môn lịch sử dài, nhiều sự kiện, nhiều mốc thời gian quan trọng. Để giúp các em xâu chuỗi kiến thức một cách hệ thống, trong quá trình ôn tập thầy cô nào cũng đều cho các em soạn một đề cương trên cơ sở các câu hỏi mà thầy cô đưa ra. Các em phải nhớ nội dung khái quát rồi mới nhớ được từng ý cụ thể.

Với mỗi câu hỏi, các em phải nhớ bố cục của từng câu. Ví dụ với câu hỏi, các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm nào 1911 đến năm 1930, các em phải nhớ được hai ý chính: Quá trình tìm đường cứu nước từ năm 1911 đến 1920; Quá trình chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức từ 1921 đến 1930. Nếu trong câu hỏi kiểm tra mức độ hiểu bài thì các em nhớ thêm một phần nữa, đó là vai trò của Người đối với sự ra đời của Đảng.v.v…

Thứ hai, dù trước khi bước vào phòng thi, các em học được kỹ hay không kỹ, khi nhận được đề thi các em cần bình tĩnh. Tất cả những câu hỏi trong đề thi mà các em gặp phải chắc chắn sẽ chẳng là những kiến thức xa lạ. Các em đều đã từng được nghe giảng, được ghi chép vào vở, được ôn tập. Nếu các em mất bình tĩnh, các em sẽ không thể khởi động trí nhớ.

Thứ ba, các em phải đọc thật kỹ đề. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT những năm trước đây, môn lịch sử thường có hai đề cho thí sinh lựa chọn. Mỗi đề gồm nhiều câu hỏi nhỏ. Các em phải đọc kỹ từng câu hỏi trong từng đề, đánh dấu vào những câu hỏi mà mình có thể trả lời được (mỗi câu hỏi đều có điểm số đi kèm). Sau đó các em cộng số điểm mà các em có thể đạt được ở mỗi đề, đề nào các em nghĩ mình sẽ được điểm cao hơn thì chọn đề đó.

Thứ tư, khi làm bài, các em không vội vàng viết vào bài thi ngay mà phải viết bố cục ra giấy nháp. Các em gạch đầu dòng những ý chính ra nháp sau đó mới viết vào bài. Khi viết vào bài thì chọn câu nào dễ làm trước, câu nào chưa thuộc kỹ thì làm sau để tránh câu loay hoay với những câu chưa thuộc (vì làm theo thứ tự) mà bỏ lỡ câu mình thuộc. Trong câu đang làm, chỗ nào chưa thuộc thì để cách ra làm câu khác. Làm xong rồi mới quay lại chỗ còn thiếu để bổ sung. Viết hết câu nào thì đọc lại luôn, thấy thiếu thì bổ sung. Sau đó mới làm tiếp câu khác.

Theo: Môn Sử – Bốn điều cần lưu ý. (Cô Nguyễn Thị Đào, Tổ trưởng tổ Xã hội, trường THPT Phạm Hồng Thái, Hà Nội)/(TPO).

Bài liên quan

Thêm một cách học thi môn Lịch sử.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Lịch sử không phải là môn học khô khan, nếu biết cách học thì có thể biến môn học này thành hấp dẫn. Cách học lịch sử được trình bày ngắn gọn sau đây là những gợi ý quan trọng để các em học sinh ôn tập tốt môn lịch sử và đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới.

Cùng chuyên mục