Hướng dẫn dành cho sinh viên

Tôi đã vô cùng thất vọng khi sinh viên đại học tốt nghiệp và sau đó nói với tôi rằng họ không thể có được một công việc vì người sử dụng lao động cho rằng họ thiếu kinh nghiệm.

Chúng tôi cố gắng nhấn mạnh để sinh viên hiểu rằng điều vô cùng quan trọng là họ cần phải hoàn thành ít nhất một khóa thực tập và tốt hơn là nhiều khóa thực tập trước khi tốt nghiệp.

Thực tập là yêu cầu đối với sinh viên trước khi tốt nghiệp(Ảnh Đinh Quang Tuấn)

Nhưng vì hàng ngày chúng tôi vẫn phải nghe từ các sinh viên đang đối mặt với những lo lắng như “Làm thế nào để tôi có thể có được kinh nghiệm, nếu không có kinh nghiệm thì tôi sẽ tiến thoái lưỡng nan“, còn một số sinh viên khác thì luôn phân vân tự hỏi tại sao họ có phải hoàn thành các khóa thực tập… Nên hãy bắt đầu với lý do số 1 và làm rõ lý do tại sao sinh viên phải thực tập.

1. Người sử dụng lao động ngày càng muốn xem kinh nghiệm của các sinh viên mới tốt nghiệp đại học mà họ tuyển dụng.

Một tuyên bố đến 95% người sử dụng lao động cho biết kinh nghiệm của ứng viên là một yếu tố quan trọng trong quyết định tuyển dụng. Theo một cuộc khảo sát thường niên do Hiệp hội quốc gia của các trường Đại học và các nhà Tuyển dụng (NACE), gần một nửa số người sử dụng lao động được khảo sát muốn tuyển dụng những sinh viên mới tốt nghiệp đã trải qua các chương trình thực tập.

Nếu bạn đã hoàn thành khóa thực tập, rõ ràng là bạn có một lợi thế hơn hẳn so với các bạn cùng lớp, những người chưa có kinh nghiệm thực tập.

Trong một bài báo của Associated Press, phóng viên Emily Fredrix trích lời Philip D. Gardner, Giám đốc nghiên cứu của Viện Nghiên cứu việc làm Collegiate, nói rằng kinh nghiệm thực tập là “một trong những điều bạn cần phải có trước, thậm chí để người sử dụng lao động sẽ cân nhắc việc có xem sơ yếu lý lịch của bạn hay không“.

2. Người sử dụng lao động ngày càng xem kỹ các chương trình thực tập của sinh viên, họ coi đây như là con đường tốt nhất cho việc tuyển dụng và phân loại ứng viên.

Việc tham gia thực tập không chỉ đơn giản làm cho ứng viên được chú ý hơn mà việc thực tập còn mở ra cho ứng viên một con đường rộng mở để có được việc làm.

Khảo sát của NACE năm 2008 cho thấy rằng việc tuyển dụng từ quá trình thực tập đang phát triển mạnh mẽ. Thống kê cho thấy, gần 36% phần trăm sinh viên mới tốt nghiệp được tuyển năm 2007 thông qua các chương trình thực tập của chính nhà tuyển dụng so với 30% năm 2005.

Tập đoàn IBM cho biết, họ nhận đến 2.000 thực tập viên hàng năm và hơn một nửa trong số số đó đươc tuyển chọn thành nhiên viên chính thức.

3. Bạn có thể được trả lương cao hơn sau khi bạn tốt nghiệp nếu bạn đã trải qua một hoặc nhiều khóa thực tập.

Thậm chí vào năm 2005, sau khi thực hiện khảo sát người sử dụng lao động, NACE báo cáo rằng nhà tuyển dụng đã trả lương cho những ứng viên mới ra trường với kinh nghiệm thực tập cao hơn 6,5 lần so với những người không có kinh nghiệm.

4. Bạn có thể hoàn thành được một số tín chỉ cho với văn bằng của bạn.

Rất nhiều nếu không muốn nói là hầu hết các trường đại học đều cấp tín chỉ cho sinh viên đối với mỗi khóa thực tập được công nhận. Để chắc chắn, hãy kiểm tra chính sách của trường bạn đang áp dụng.

5. Quá trình thực tập là một thử nghiệm cho định hướng nghề nghiệp của chính bạn.

Thông qua thực tập bạn có thể phát hiện lĩnh vực nghề nghiệp mà bạn đang theo đuổi có thể không phải như những gì bạn nghĩ. Hay một sự lựa chọn phù hợp với bạn thì tốt hơn nhiều so với những công việc bạn nghĩ là tốt.

Bạn cũng có thể thử nghiệm trên con đường sự nghiệp không phải là lĩnh vực chính mà bạn đã lựa chọn. Bạn có thể thực tập trong các lĩnh vực khác để đưa ra quyết định sáng suốt cho sự quan tâm thực sự của bạn là gì và bạn có muốn nghiên cứu sâu thêm vào lĩnh vực đó hay không.

Cuối cùng, bạn có thể kiểm tra ra những cách sáng tạo để kết hợp sở thích của bạn.

6. Thông qua việc thực tập bạn sẽ đạt được giá trị hiểu biết nhất định trong lĩnh vực chuyên môn và có thể đây là cách tốt nhất để giúp bạn kiểm tra sự phù hợp cho sự nghiệp mà bạn đã lựa chọn.

Bạn cũng có thể phát hiện ra những khoảng trống giữa việc học tập trên lớp và những gì bạn cần phải biết trong thế giới thực để từ đó bạn có thể lập chiến lược làm thế nào bạn sẽ lấp đầy những khoảng trống ấy.

Thậm chí một số nhà tuyển dụng gợi ý bạn nên cân nhắc tham dự thêm những khóa học ngắn hạn để bổ sung kiến thức.

7. Bạn sẽ phát triển được rất nhiều kỹ năng. Trong một kỳ thưc tập, bạn không thể không mài giũa kỹ năng bằng cách tương tác giao tiếp với mọi người ở một mức độ chuyên nghiệp, mà điều này bạn sẽ không bao giờ có cơ hội thực hiện được trong lớp học.

Tương tự như thế với các kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, và kỹ năng giải quyết vấn đề mà người sử dụng lao động đang tìm kiếm.

8. Bạn sẽ được sự tự tin. Nếu bạn sợ phải đối mặt với thế giới việc làm khi bạn tốt nghiệp, thực tập sẽ dạy cho bạn rằng bạn có thể tự tin để làm điều đó.

9. Bạn sẽ xây dựng động lực và thói quen làm việc. Không có gì giống như việc thực tập, nơi bạn không thể buông lơi nếu bạn muốn thành công – là nơi mà sẽ hình thành cho bạn tính cách nghề nghiệp bạn sẽ cần sau khi bạn tốt nghiệp.

10. Bạn sẽ xây dựng được mạng lưới các mối quan hệ: Tất cả mọi người bạn gặp trong quá trình thực tập là những mối liên lạc cho mạng lưới quan hệ của bạn, bạn có thể sẽ họ tư vấn hay làm người giới thiệu cho việc tìm kiếm việc làm khi ra trường.

11. Bạn sẽ xây dựng được một bản lý lịch hấp dẫn. Bất kỳ kinh nghiệm nào của bạn thể hiện trong lý lịch của bạn đều rất có ích, nhưng những việc có liên quan kinh nghiệm thực tập sẽ tạo một ấn tượng tốt hơn đối với nhà tuyển dụng so với là bạn được cung cấp sẵn một công việc tại Applebee’s.

12. Tăng số lượng yêu cầu thực tập đối với sinh viên. Nếu được yêu cầu, sinh viên phải được thuyết phục thực tập là quan trọng.

Tương tự như vậy, các nghiên cứu cho thấy con số số lượng sinh viên hoàn thành các khóa thực tập ngày một tăng.

13. Bạn có thể kiếm tiền. Tất nhiên không phải tất cả các chương trình thực tập đều được trả lương, nhưng với những người được trả lương thì học có thể được trả mức lương khá tốt. Trong một khảo sát sử dụng lao động năm 2008 của NACE, lương trung bình của sinh viên thực tập là 16,33 $ mỗi giờ.

Hiện nay, đông đảo độc giả cho rằng “Tôi biết tất cả những thứ này, nhưng trở ngại tôi không thể vượt qua cản trở tôi thực tập“. Có lẽ do tiêu chí bạn hướng đến công việc trả lương mà bạn không có thời gian để thực tập. Có lẽ bạn có nghĩa vụ gia đình, thể thao, hoặc ngoại khóa. Có lẽ bạn sống và học tập tại một nơi khan hiếm chỗ thực tập. Trong khi tất cả mọi lý do cản trở bạn thực tập đều rất hợp lý, thì tôi vẫn khuyên bạn hãy tìm ra một cách để hoàn thành ít nhất một khóa thực tập.

Làm việc với văn phòng dịch vụ nghề nghiệp của nhà trường để vượt qua những trở ngại của mình và trở thành một thực tập sinh.

Nếu nghĩa vụ phải hoàn thành hoặc chưa hoàn thành các môn học khác là vấn đề, thì hãy đặt mục tiêu đi thực tập vào mùa hè khi nghĩa vụ học tập của bạn được giảm xuống.

Nếu bạn học theo tín chỉ cho thực tập, bạn có thể dành thời gian bạn có cho việc hoàn tất các môn học và dành thời gian hoàn thành các khóa thực tập của bạn.

Sau cùng: Hãy suy nghĩ một cách sáng tạo về cách bạn thực tập ngay cả khi bạn tin chắc bạn không thể. – Điều đó rất quan trọng.

Theo: Katharine Hansen, Ph.D. nhà giáo dục, hướng nghiệp Hoa Kỳ (VNN).

Bài liên quan

Sinh viên đi thực tập cần chuẩn bị những gì?

(hieuhoc_hieuhoc.com). Khó khăn nhất của sinh viên thực tập là tìm được cơ quan cho thực tập đúng chuyên ngành và vấn đề thứ hai là thường phải chịu sự nhàm chán, bị coi như người thừa tại cơ quan đang thực tập. Vì vậy, sinh viên cần chuẩn bị những gì khi đi thực tập để có được kết quả thuận lợi hơn?  

Vài lời khuyên cho SV khi tìm công việc thực tập

(hieuhoc_hieuhoc.com): Thực tập là quãng thời gian vô cùng quan trọng của SV để bước đầu hòa nhập môi trường công việc, tích lũy dần kinh nghiệm cũng như hoàn thành học phần thực tập của mình. Thế nhưng nhiều SV vẫn còn rất nhiều bỡ ngỡ khi tìm cho mình một công việc phù hợp.

Cẩm nang cho SV mới ra trường tìm việc.

(hieuhoc_hieuhoc.com) Hiện nay bạn mới ra trường, mọi thứ đều mới mẻ, đừng vội đòi hỏi mình phải chọn được công việc như ý. Bạn cần thời gian để trải nghiệm, đừng câu nệ việc lớn hay nhỏ, cứ có công việc để trải nghiệm trước đã, và nhất là có thu nhập để tiếp tục “lấy ngắn nuôi dài”. Dần dần qua từng công việc, bạn sẽ tự nhận biết mình phù hợp với những việc như thế nào để rồi từ từ tìm hướng đi lâu dài cho mình.

Nếu ra trường mà chưa có kinh nghiệm, thì sao?

(hieuhoc_hieuhoc.com) “Em không hiểu tại sao khi những sinh viên mới ra trường xin đi làm thì công ty nào cũng đòi hỏi phải có 2 năm kinh nghiệm, mà sinh viên mới ra trường thì làm sao có kinh nghiệm. Vậy phải lấy kinh nghiệm ở đâu đây?” – (bạn Vũ Văn Kha và một số bạn khác, hỏi).  

Tiêu chuẩn chọn lựa của nhà tuyển dụng.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Khi tuyển chọn nhân viên, các nhà tuyển dụng sẽ quyết định có nên chọn bạn để phục vụ cho công ty của họ hay không đều dựa vào các yếu tố: Bằng cấp, kiến thức-kinh nghiệm và thái độ làm việc. Trong 3 yếu tố đó, thái độ là điều kiện quyết định để nhà tuyển dụng lựa chọn ứng viên.

Cùng chuyên mục