Loại bỏ căng thẳng trong kỳ thi.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Vì sao hỏng thi? – Loại bỏ được căng thẳng, có tâm lý ổn định là điều quan trọng góp phần giúp thí sinh đạt kết quả tốt cho kỳ thi.

Kinh nghiệm cho thấy, có bạn vì không nhớ được nội dung cần viết ra mà đỏ mặt, tía tai, mồ hôi đầm đìa… Phải chi trước khi thi chưa thuộc thì không nói làm gì, những kiến thức này đã học đi học lại, giờ tự nhiên quên khuấy. Càng “bí” càng không nghĩ ra, càng không nghĩ ra càng “bí”, kết quả là hỏng thi!

Các nhà khoa học nghiên cứu về tâm lý giáo dục phát hiện ra rằng, các trường hợp đã học thuộc mà lại hỏng thi như trên xảy ra khi dự thi vào Đại học nhiều gấp 5 lần so với các kỳ thi lên lớp hoặc chuyển cấp bình thường. Lý do là vì các thí sinh đã bị căng thẳng thần kinh hơn nhiều. Mà thần kinh đã căng thẳng thì càng khó nhớ lại những kiến thức đã học thuộc trước kia, thành thử thi hỏng.

Vậy làm thế nào có thể loại bỏ căng thẳng, phòng ngừa tình trạng tự nhiên “quên bẵng” đi ấy?

1. Cần tin tưởng, cố gắng loại bỏ tâm lý sợ thi rớt.

Do tâm lý thi cử nặng nề nên nhiều bạn đã gấp rút ôn tập ba bốn môn thi một lúc. Lượng kiến thức khá lớn đã làm nhiều bạn rơi vào trạng thái stress và làm giảm hiệu quả ôn tập. Vì thế, cần bố trí ôn tập kiến thức hợp lý. Chẳng hạn như, đêm trước hôm thi môn Toán, chỉ nên tập trung vào kiến thức môn Toán, không phân tâm về những môn khác.

Nếu đã tự tin với những phần mình ôn trước đó thì không nên ôn tập lại. Bạn hãy chọn những nội dung chính, trọng tâm, mà khi học những phần này thì nắm chắc 70% số điểm. Thà học phần nào chắc phần đó còn hơn ôm đồm mà chẳng được gì.

Bạn phải luôn nghĩ, đề thi cũng chẳng có gì ghê gớm, mình tin rằng sẽ làm bài được. Bạn thử nghĩ xem, lo lắng có giúp bạn thi tốt hơn không? Chi bằng hãy bình tĩnh, dồn hết tâm trí cho kỳ thi.

2.Loại bỏ những thông tin “nhiễu”, không băn khoăn.

Nhiều thông tin “nhiễu” vào giai đoạn cuối sẽ làm cho thí sinh dao động. Với những đắn đo về chọn trường, chờ đợi tỷ lệ “chọi” để chấm trường dự thi… sẽ làm bạn mất tập trung trong ôn tập. Do đó cần loại bỏ tất cả những thông tin này với niềm tin mình sẽ trúng tuyển.

Tất cả những thông tin có được bạn chỉ nên xem để tham khảo, không quá bận tâm vào những thông tin không chính thống như nghe nói, ai đồn rằng…

Nguyên nhân làm suy giảm khả năng của thí sinh chính là áp lực phải thi đỗ. Nó tạo nên căng thẳng khiến bài làm không đúng như năng lực thực sự của mình. Chỉ có bình tĩnh, thoải mái, ổn định mới có thể làm tốt bài thi. (Hình minh họa).

3. Giảm sức ép “đỗ” - “trượt”.

Sức ép này sẽ làm bạn hay bị đau đầu, căng thẳng… Do đó bạn cần xác định mục tiêu “học hết mình thi hết sức” chứ đừng cho rằng “học giỏi bắt buộc là phải thi đỗ”.

Bên cạnh đó, bạn đừng bao giờ nghĩ đến sức ép của gia đình và người thân. Bởi nếu bạn có thi trượt, họ cũng không bao giờ trách bạn vì bạn đã nỗ lực hết mình.

Càng lưu tâm đến những điều đó, tinh thần bạn càng bị đánh bại. Hãy biết một điều rằng, “mọi học sinh 12 đều có cảm giác như bạn”. Họ dễ dàng lâm vào “cảm giác ảo”, tự dằn vặt chính mình và rồi mắc phải những nỗi lo không đáng. Hãy tập quan sát và chia sẻ, bỏ ngoài tai những lời đe dọa…Chỉ có như vậy, bạn mới đương đầu với kì thi một cách vui vẻ, dễ chịu.

4. Dễ trước khó sau.

Khi làm bài thi, đã “bí” thì không cứ loay hoay mãi một vấn đề, tốt nhất hãy gác lại làm câu khác chắc ăn hơn. Còn nếu cứ loay hoay đánh vật với một câu, bạn rất dễ lâm vào trạng thái ức chế, không nhớ được những tri thức khác. “Bí” câu này, lại “bí” thêm câu khác…

Ngoài ra, trong quá trình ôn tập, các bạn cũng cần rèn luyện cho mình một thói quen làm bài liên tục trong 180 phút không nghĩ. Sau này, vào phòng thi, nhờ “quen” rồi nên trí óc vẫn sẽ minh mẫn cày cho đến những phút cuối buổi thi.

5.Phương pháp liên tưởng.

Bạn hãy học nhưng đồng thời cũng phải hiểu. Học hiểu, học một cách tập trung cao độ, “để cái đầu” của mình vào từng chi tiết, sự kiện. Khi đã tập trung rồi thì bạn sẽ thấy học rất dễ dàng. Ngoài ra, đôi khi chỉ cần nhớ ý chính rồi diễn đạt theo cách của mình. Biết lợi dụng liên tưởng giúp bạn nhớ lại những tri thức cần thiết.

Chúc các bạn vững vàng – thi tốt!

Gia Nghi (hieuhoc_hieuhoc.com).

Bài liên quan

Giảm áp lực khi đi thi: Đừng quan tâm đến những gì người khác nghĩ.

( hieuhoc_hieuhoc.com.). “Học tài thi phận”, đó là một kết luận chính xác đối với những thí sinh thật sự có khả năng, thậm chí rất giỏi nhưng chẳng may bị hỏng thi. Loại trừ những nguyên nhân khách quan cho sự chẳng may như: bất ngờ đau yếu trong người, gặp chuyện bi ai trong gia đình…; thì nguyên nhân lớn nhất làm giảm sút khả năng của người đi thi chính là: “áp lực tạo nên căng thẳng”. Hẳn nhiên áp lực càng lớn thì kết quả của bài thi bị giảm sút càng nhiều.Vậy những lý do tạo nên áp lực đó là gì? Ta có thể loại trừ nó hoặc làm giảm thiểu tác hại của nó được không? Muốn cho lo lắng không còn đè nặng trong tâm trí, ta cần phải làm những gì để bước vào kỳ thi với một tâm trạng thoải mái, tự tin hầu đạt được kết quả đúng như khả năng của mình?  

Nhận biết những nguyên nhân tạo nên căng thẳng khi làm bài thi.

 (hieuhoc_hieuhoc.com). Mặc dù tập huấn kỹ càng, thầy cô nhắc nhở mẹ cha dặn dò, nhưng khi bước vào phòng thi thì bao nhiêu cẩm nang, bí quyết dường như biến đi đâu mất. Hầu hết các thí sinh đều bị mắc phải áp lực này. Động lực càng cao, lòng mong mõi một kết quả thật tốt để báo đáp công ơn cha mẹ, thầy cô càng lớn thì áp lực lo sợ càng nhiều, với các bạn có thần kinh yếu thì hậu quả rõ ràng là rất nặng nề. Riêng những trường hợp đi thi chỉ là cho có, dự....

Mẹo học để hiểu và nhớ bài.

(hieuhoc_hieuhoc.com). :Làm sao để tự kiểm tra xem mình có hiểu bài chưa, làm sao để hiểu bài hơn, làm sao có thể ghi nhớ tốt hơn, và nhất là để có thể tìm lại, khôi phục được những thông tin mà ta đã học, một cách nhanh chóng và dễ dàng khi cần thiết. Giải pháp cho nó chỉ là một mẹo nhỏ, mẹo nhỏ nhưng cũng rất hiệu quả, các bạn hãy áp dụng thử nha!

Hỏng thi là hỏng tất cả?

Một bạn đọc tâm sự: “Thi …xong là tôi biết chắc mình không vượt qua đươc kỳ thi này. Đó là hậu quả tôi phải chịu. Nhưng khi bố mẹ buồn tôi thấy hối hận quá! Ngay từ đầu năm khi được "vớt" lên lớp 12, tôi đã tiên đoán được kết quả cho chuyện học hành của mình. Tôi nhiều lần xin với bố mẹ cho tôi nghỉ, nhưng bố mẹ muốn tôi bằng mọi cách phải tốt nghiệp. Giờ thì đã quá rõ, tôi không thể học chữ được. Tôi hối hận vì không làm cho bố mẹ vui lòng. Tôi phải làm sao bây giờ? Tôi biết được khả năng hạn chế của mình. Nếu học lại, tôi lại sẽ làm cho bố mẹ thất vọng mà thôi. Sao tôi vô dụng thế này???”. ( Bạn: Lê Sơn Lâm).  

Kỹ năng nhận thức bản thân: Sự chú tâm vào công việc.

(Hiếu học). Chúng ta dễ dàng chú tâm vào công việc sở trường và công việc mình yêu thích. Nhưng thường thì không thể hoàn toàn chú tâm để làm công việc đơn giản nào đó, mặc dù chỉ đang phải làm một việc duy nhất. Sự thật là, chúng ta đã phân tâm cho rất nhiều công việc khác nữa, hay nói đúng hơn là đã có nhiều ý tưởng, suy nghĩ khác ngoài công việc đang làm.

Cùng chuyên mục