Những tính cách đưa đến thành công.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Đâu là yếu tố then chốt đưa đến thành công cho người kinh doanh và các chuyên ngành khác? Một người muốn thành công cần có những tính cách gì? Tại sao có nhiều sinh viên khi còn ngồi trên ghế giảng đường đều học giỏi, nhưng khi vào đời lại không đuổi kịp cuộc sống, không có đầu óc thực tiển?

Rèn luyện tính cách để thành công không là ảo mộng.

Học vấn giữ một vai trò rất lớn cho thành công trong nghề nghiệp, nhất là nền giáo dục đại học. Nhưng rất nhiều bạn trẻ tốt nghiệp vào đời lại thất bại trong khi nhiều người không có điều kiện học qua đại học lại thành công. Đó chính là do có sự khác biệt trong tính cách của mỗi người, nhân tố chủ yếu đã đưa đến thất bại hoặc thành công.

10 tính cách đưa đến thành công được tóm tắt như sau:

Biết thể hiện sự tự tin để hoàn thành các nhiệm vụ khó khăn, đáp ứng những thử thách, biết cách đối xử với mọi người và năng lực phán đoán tốt.

1.Tìm kiếm cơ hội.

Tìm kiếm và thực hiện các cơ hội kinh doanh mới, không thỏa mãn với hiện trạng, luôn theo đuổi và đối diện với công việc. Xác định những giải pháp sáng tạo cho những vấn đề kinh doanh, c hủ động nắm bắt các cơ hộiđể thu thập thông tin, không câu nệ, không cứng nhắc, tùy cơ ứng biến.

2. Kiên trì.

Có thái độ trân trọng đối với công việc. Tiến hành các hoạt động khác nhau hoặc lặp lại để vượt qua những trở ngại trong kinh doanh. Không dễ dàng chấp nhận thất bạiđể giải quyết vấn đề, không dễ ngã lòng trước khó khăn.

3. Thái độ thực tế.

Khi đồi diện với thực tế, dù vui hay buồn vẫn tỏ ra bình tĩnh, đó là người có tâm lý vững vàng. Dám chấp nhận trách nhiệm về các vấn đề để hoàn thành công việc. Không hảo huyền, không nôn nóng, biết tính toán các nguy cơ.

4. Tính độc lập – Chấp nhận rủi ro.

Làm việc dựa vào lý trí, tự chủ và biết lắng nghe các đề nghị hợp lý. Khi cần thiết, có thể quyết định và chịu trách nhiệm về sự quyết định của mình dù có thể xảy ra hậu quả.

5. Biết kiềm chế cáu giận.

Biết kiềm chế, giữ mức độ và tránh mất lý trí. Khi thấy cần thiết phải thay đổi công việc thì suy xét cẩn thận, tuyệt đối không để cảm xúc giận ghét ảnh hưởng đến quyết định của mình.

6. Đặt mục đích.

Xây dựng các mục tiêu rõ ràng và luôn vì lợi ích lâu dài hơn là các lợi ích trước mắt. Không thường xuyên thay đổi ngành nghề.

7. Giám sát và lập kế hoạch có hệ thống.

Phát triển và sử dụng hợp lý từng bước các kế hoạch để đạt được mục đích. Đánh giá các kế hoạch hành động khác có thể dùng để thay thế. Giám sát tiến trình và chuyển sang các chiến lược dự phòng khi cần thiết để đạt được mục đích. Không đầu cơ phiêu lưu. Có kế hoạch tiết kiệm, không hoang phí.

8. Rèn luyện và học hỏi.

Rèn luyện hứng thú và nâng cao sự hiểu biết. Thường xuyên tìm kiếm thông tin về các khách hàng, các nhà cung cấp và các đối thủ cạnh tranh. Sử dụng các quan hệ hoặc mạng thông tin để thu thập thông tin có lợi. Khả năng phán đoán nhanh nhạy.

9. Tính cách hợp tác.

Biết liên kết với người khác về công việc của mình. Phát triển và sử dụng các chiến lược đã được cân nhắc để tác động hoặc thuyết phục người khác, để vận động quần chúng. Sử dụng quan hệ kinh doanh và cá nhân để hoàn thành mục tiêu, coi trọng mọi người chung quanh.

10. Tự tin.

Bí mật lớn nhất của những người thành công là tin tưởng rằng sẽ thành công. Hiểu chính bản thân minh và tin tưởng chắc chắn vào chính mình và khả năng của chính mình. Khi tin tưởng vào khả năng của bản thân, biết cách khơi nguồn những khả năng tiềm ẩn bên trong, tạo lập những thói quen tốt, thu hút những nhân tố tích cực thúc đẩy tiến trình thành công diễn ra như mong muốn và quyết tâm hành động để biến điều tin tưởng thành sự thật.

Trong thực tế cuộc sống, ít người có được tính cách hoàn toàn vững vàng và tốt đẹp. Do đó, cần phải xác định cho bản thân con đường từ từ tiến lên, kiên trì rèn luyện để có được những tính cách đưa đến thành công như trên.

Tuấn Phong tổng hợp./(hieuhoc_hieuhoc.com).

Bài liên quan

Công thành danh toại.

(Hiếu học). Chuẩn bị rời ngưỡng của học đường bước chân vào xã hội, muốn công thành danh toại, bạn cần phải làm gì? Làm thế nào để có được nhân cách hoàn thiện, có tâm lý lành mạnh, có quan hệ xã hội vui vẻ, sẵn sàng vượt qua những va vấp trở ngại trên đường đời?

Tạo cơ hội thành công.

(Hiếu học). Chúng ta thường gặp khó khăn khi phải giao tiếp với một ai mà trước đó chưa từng quen biết, nhất là trong các trường hợp cần tạo cơ hội để thành công như khi phải liên hệ tìm kiếm việc làm hoặc dự phỏng vấn chẳng hạn. Sự việc sẽ dễ dàng hơn nếu bạn biết rằng, nhà tuyển dụng (theo quan điểm người chủ ) cũng rất cần những người làm được việc, vấn đề chỉ là: Bạn có giới thiệu được mình hay không, có tạo được cơ hội để thành công hay không?

Không dễ dàng chấp nhận thất bại.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Người thật sự bản lĩnh không chỉ không sợ thất bại, mà còn phải luôn luôn nhận biết diễn trình của hành động. Bình tỉnh, linh hoạt sẵn sàng nắm bắt các cơ hội có được để thành công, nhất là tránh những tổn thất có thể cứu vãn, biết xoay chuyển tình thế, cân nhắc nặng nhẹ để ứng phó kịp thời với những vấn đề bất ngờ xãy ra.  

Cùng chuyên mục