Can đảm đối phó thì sư tử cũng thua

Có thể thấy là mặc dù có bản năng “sát thủ” mỗi khi săn mồi nhưng sư tử không phải lúc nào cũng thành công và những con mồi tưởng như hiền lành kia một khi bị dồn vào chân tường có thể làm bất cứ thứ gì để sinh tồn. Bài học cho ta thấy, không dễ dồn kẻ khác vào bước đường cùng và can đảm đối phó thì kẻ mạnh cũng phải thua…

1. Sư tử bỏ chạy khi đối thủ nổi điên

Con sư tử cái kiên nhẫn ngồi trên bờ đợi con waterbuck (họ nhà hươu) ra khỏi chỗ nước sâu ven sông Masai Mara trong công viên bảo tồn quốc gia Kenya là lao tới tấn công.

Bế tắc, con waterbuck buộc phải lên bờ. Và con sư tử cái chẳng bỏ lỡ thời cơ lao ngay tới chỗ con mồi của nó. Tuy nhiên, con mồi đã quyết định lấy hết sức bình sinh phản công kẻ săn mồi trước khi chết chứ không chịu đứng im cho nó ăn thịt.

Waterbuck dùng sừng tung cú húc mạnh vào chân sư tử cái khiến nó bị ngã lật nhào về phía sau đau đớn. Hoảng hốt, nó bỏ đi để mặc con waterbuck tự do đi trên đường của nó.

Con sư tử cái tỏ ra thừa kiên nhẫn ngồi đợi con mồi đi lên bờ từ vùng nước sâu.
Đường cùng, waterbuck buộc phải bước lên đối đầu với kẻ đi săn. Với một chút hoảng loạn trước nanh vuốt nhưng nó vẫn dũng cảm đối đầu với kẻ thù.
Waterbuck tấn công vào chân sư tử.
Con sư tử cái bỏ chạy trước đối thủ can đảm.

2. Ngựa vằn tung cước vào mặt sư tử đói

Ngựa vằn tìm cách thoát khỏi hàm sư tử và can đảm chiến đấu chống lại kẻ thù giữ lấy mạng sống của mình. Nó né, nhảy lên và thoát khỏi hàm sư tử
Ngựa vằn tung cước vào hàm sư tử khiến kẻ đi săn choáng váng.
Bỏ lại kẻ săn mồi phía sau đầy nuối tiếc.

Có thể thấy là mặc dù có bản năng “sát thủ” mỗi khi săn mồi nhưng sư tử không phải lúc nào cũng thành công và những con mồi tưởng như hiền lành kia một khi bị dồn vào chân tường có thể làm bất cứ thứ gì để sinh tồn.

Theo (Daily Mail, Telegraph, Beenet)

Bài liên quan

Tính cách kiên cường & nhu nhược

(Hiếu học). Không phải tất cả mọi người trên thế giới đều kiên cường, cứng cỏi. Nhưng trong cùng hoàn cảnh, có người tỏ ra kiên nghị, lại cũng có người tỏ ra yếu đuối, nhu nhược. Vì sao như thế?  

Cùng chuyên mục