Chờ đợi – Trách móc – Tha thứ.

(Hiếu học). Thời gian không thực sự hiện hữu, nó chỉ là một khái niệm trừu tượng trong đầu bạn. Hiện tại là thời gian duy nhất mà bạn có. Hãy làm cái gì đó vào lúc này! Hãy sống ngay lúc này đây! Nhận ra, mình đang sống cuộc sống của mình theo cách tốt nhất mà mình có thể, đó là điều tối quan trọng.

Chờ đợi.

Bạn có bao giờ để ý là khi mình đợi một cái gì đó, dường như nó chẳng bao giờ xảy đến? Bởi thế mới có câu nói “Một ngày chờ đợi dài cả trăm năm”.

Tương tự như thế khi chúng ta đợi điện thoại của ai đó, Đợi hàng giờ đâm chán, bạn quyết định làm một cái gì đó và thế là, reng! Chuông điện thoại reng.

Khi chúng ta đợi thư, đợi ai đó, đợi công việc, các cuộc phiêu lưu thú vị, Giáng sinh, dịp đi ăn nhà hàng, thời gian dường như không trôi đi. Thậm chí điều ta mong đợi chẳng hề đến.
Có một nguyên lý hoạt động nói rằng “Hãy sống cuộc sống của bạn trong thời khắc hiện tại và đừng nín hơi mà chờ đợi cái gì khác xảy ra”. Nếu chúng ta nói “Mình phải có “A” thì mình mới hạnh phúc và mãn nguyện”, thì những hoàn cảnh khác nhau có thể sắp xếp để chứng minh điều ngược lại.


Hãy nắm bắt mọi cơ hội. Sống cho hiện tại. Hãy làm điều gì khác khi chờ đợi cái gì đó xảy ra. Nếu bạn muốn Holywood khám phá ra tài năng siêu phàm của bạn thì hãy tham gia một lớp học thực hành đan giỏ trước! Nếu bạn trai của bạn đến muộn thì hãy đọc báo hay nướng bánh, làm cái gì đó cho đến khi anh ta đến.

Làm như thế, bạn sẽ không lệ thuộc vào cái kết quả sau cùng: “Quên tình huống đi thì sẽ nhanh có kết quả”.


Tha thứ.


Quyết định tha thứ cho chính bạn hoặc ai đó là đồng ý sống cho hiện tại.

“Tôi không thể tha thứ cho mình (cho bố mẹ mình) vì điều đó!”


Bạn nghĩ thế nào về câu đó? Nếu chúng ta không chịu tha thứ cho ai đó tức là chúng ta nói “Thay vì làm cái gì đó để thay đổi hoàn cảnh, tôi thích sống trong quá khứ hơn và thích trách cứ tôi (hay người) đã gây ra nó”. Khi chúng ta không vị tha với chính mình là chúng ta mang hoài mặc cảm có lỗi, điều này có thể gây ra cho chúng ta những thống khổ về tinh thần.


Tha thứ cho người khác.

Nhiều người cứ bám mãi quá khứ, Họ nghĩ họ sẽ không bao giờ tha thứ cho cha mẹ vì họ hư đốn, rằng đó là lỗi của cha mẹ họ. Đó là lỗi của họ chứ! Nếu cứ trách cứ hoài, chúng ta sẽ chịu đau khổ. Phân nửa thời gian “người có lỗi” không hề biết chúng ta nghĩ gì. Họ cứ nhởn nhơ hạnh phúc trong khi chúng ta thì chịu đau khổ.

Nếu tôi không tha thứ cho ông anh rể vì không mời tôi đến dự tiệc Giáng sinh thì tôi đau khổ chứ không phải anh ta, Anh ta không bị ung thư, không mẩt ngủ, không buồn giận, không thấy cay đắng. Chỉ có tôi thôi. Chúng ta nên “tha thứ cho cả những người xúc phạm ta!” Chỉ có cách đó chúng ta mới khỏe mạnh và hạnh phúc. Không tha thứ là nguyên nhân lớn nhất gây bệnh hoạn vì tâm hồn bệnh hoạn thì thân thể bệnh hoạn.

Ngoài ra, chừng nào chúng ta còn trách cứ người khác, buộc họ phải thấy có lỗi và chịu trách nhiệm cho hạnh phúc của chúng ta thì chừng đó chúng ta chối bỏ trách nhiệm của chính mình. Buộc tội ai đó chẳng bao giờ giải quyết được điều gì. Chừng nào không làm như vậy nữa, chúng ta sẽ có cơ hội hành động để cải thiện sự việc. Buộc tội là cái cớ để không làm gì cả – để chối bỏ thực tại.

Fred có thể nói “Tôi tha thứ cho anh, nhưng tôi không quên được”. Fred thật ra đang nói “Tôi tha thứ cho anh chút ít nhưng tôi muốn giữ lại một phần để khi tiện thì nhắc nhở anh sau này”. Tha thứ thật sự là quên đi hoàn toàn.

Tôi tin là việc nhận ra mình đang sống cuộc sống của mình theo cách tốt nhất mà mình có thể là điều tối quan trọng. Chúng ta phạm nhiều sai lầm, có thể là do hiểu sai, có thể do ngu ngốc nhưng chúng ta đang cố gắng theo cái cách tốt nhất mà ta biết. Không ai vừa mở mắt chào đời mà đã nghĩ là “Tuyệt! Đây là cơ hội tốt để ta xông ra và chiến đấu!”

Cha mẹ chúng ta nuôi dạy ta theo cách tốt nhất mà họ có thể. Dựa trên thông tin mà họ có, những tấm gương mà họ noi theo, họ dấn thân vào cái lãnh thổ xa lạ là “tình cha mẹ”. Cứ trách cứ họ hoài vì họ không phải là những cha mẹ kiểu mẫu là một việc làm vô ích và tai hại.
Một số người không tha thứ cho cha mẹ và sống cuộc đời khổ sở để cho cha mẹ họ thấy là mình đã không làm tốt trách nhiệm! Thông điệp của họ là “Chính cha mẹ có lỗi trong chuyện tôi nghèo, cô đơn, bất hạnh và bây giờ có thể thấy là tôi đang chịu đựng như thế nào!”

Không nên trách cứ ai cả. Cái gì đã qua rồi cho qua. Buồn phiền trách móc sẽ không thay đổi được gì. Khi chúng ta tha thứ thì một nguyên lý tuyệt vời khác sẽ có tác dụng. Chúng ta thay đổi và người khác cũng thay đổi. Khi chúng ta thay đổi thái độ đối với người khác, họ cũng thay đổi hành vi của mình. Như thế, Khi chúng ta thay đổi cách nghĩ của mình, những người khác sẽ đáp ứng những mong đợi đã thay đổi của chúng ta.


Tha thứ cho chính mình.


Nếu tha thứ cho người khác là điều khó làm thì tha thứ cho chính mình càng khó hơn. Nhiều người hành hạ tinh thần và thể chất mình cả đời vì những thiếu sót của mình. Họ ăn thật nhiều hay nhịn ăn, uống cho quên tất cả, làm hỏng tất cả quan hệ của mình hay sống một cuộc đời nghèo hèn hay bệnh hoạn. Hệ thống niềm tin của họ cho rằng “Tôi đã làm những điều xấu,” “Tôi có lỗi” hay “Tôi không xứng đáng hạnh phúc và khỏe mạnh”. Bạn có thể ngạc nhiên nhưng có rất nhiều người bệnh suy nghĩ như vậy!

Bạn thấy có lỗi ư? Đủ rồi đó! Bạn sẽ cảm thấy như thế bao lâu nữa? Một hai năm nữa có khác gì không?
Vứt bỏ cảm xúc này đi, quả thật là không dễ. Giữ cho đầu óc lành mạnh cũng khó như giữ cho thân thể khỏe khoắn vậy!


Tóm lại, trách cứ và cảm thấy có lỗi đều nguy hiểm và tai hại như nhau. Khi trách móc Chúa trời, người khác hay bản thân mình, chúng ta tránh né, không hành động để giải quyết vấn đề. Chính chúng ta chọn lựa để sống trong hiện tại hay trói buộc mình với những ác cảm và bực dọc của quá khứ.

Trích: Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi (ANDREW MATTHEWS).

Bài liên quan

Có những lúc cảm thấy thù ghét cuộc đời.

(Hiếu học). Tất cả những gì chung quanh trên cuộc đời này như chẳng còn ý nghĩa gì nữa! Có những lúc bạn cảm thấy thù ghét cuộc đời, muốn buông xuôi tất cả. Dù có muốn thừa nhận hay không thì cuộc đời cũng đầy rẫy chuyện khó khăn, đau khổ, mệt mỏi, chán chường và thất vọng… Vậy chúng ta làm sao để thật sự sống cuộc sống có ý nghĩa, vượt qua những trở ngại để không còn cảm thấy thù ghét cuộc đời?  

Ưu tư, lo lắng cho tương lai?

(Hiếu học). Tâm trí vẫn thường ưu tư vì lo lắng không biết trong tương lai sẽ làm gì, hoang mang tự hỏi liệu có vào Đại học được không và sẽ làm nghề gì? Đôi khi lại sợ hãi vì không biết gia đình có đủ tiền hay không, lỡ như phải nghỉ học nửa chừng thì sao? Tương lai sau này có được nhiều người yêu mến hay không? v.v… Đó là những nổi niềm ưu tư, lo lắng của đa số bạn trẻ chuẩn bị bước chân vào đời. Nhưng, câu trả lời … là gì?    

Sợ hãi - sai lầm - thất bại.

(Hiêu học). Tất cả mọi người đều có lúc phạm sai lầm, thất bại. Có thể sự thất bại sẽ giúp ta thoát khỏi những ảo vọng để quay về với thực tại, thất bại chứng minh cho ta thấy những hạn chế của mình. Nhất là sau đó giúp ta rút ra những bài học từ sự thất bại, giúp ta dừng lại để phân tích nguyên nhân của sai lầm.  

Tìm học ý nghĩa: Hy vọng, sợ hãi và thời gian.

(Hiếu học). Tất cả mọi người đều tìm học, hy vọng sẽ có được nhiều hiểu biết. Nhưng: “Điều kiện đầu tiên là phải biết nhìn cuộc sống với cặp mắt của trẻ thơ, cái gì cũng mới lạ với nó và đều có thể làm cho nó phải ngạc nhiên”. (Aristot).    

"Ngay bây giờ" hoặc là "không bao giờ"

(hieuhoc_hieuhoc.com). “Ngay bây giờ” là cụm từ kỳ diệu mang lại thành công cho bạn. Ngày mai, tuần sau, sau này, một lúc nào đó, một ngày nào đó thường đồng nghĩa với “không bao giờ”. Rất nhiều ước mơ chẳng bao giờ trở thành hiện thực vì chúng ta thường tự nhủ: “Tôi sẽ bắt đầu làm nó vào một ngày nào đó”, sự dềnh dàng này có nghĩa là không bao giờ làm!  

Cùng chuyên mục