Có những lúc cảm thấy thù ghét cuộc đời.

(Hiếu học). Tất cả những gì chung quanh trên cuộc đời này như chẳng còn ý nghĩa gì nữa! Có những lúc bạn cảm thấy thù ghét cuộc đời, muốn buông xuôi tất cả. Dù có muốn thừa nhận hay không thì cuộc đời cũng đầy rẫy chuyện khó khăn, đau khổ, mệt mỏi, chán chường và thất vọng… Vậy chúng ta làm sao để thật sự sống cuộc sống có ý nghĩa , vượt qua những trở ngại để không còn cảm thấy thù ghét cuộc đời?

Có những lúc cảm thấy thù ghét cuộc đời, muốn buông xuôi tất cả.

Đừng bao giờ than vãn trước một việc đã rồi, hãy nhìn thẳng vào vấn đề và tự hỏi mình có thể làm được gì. Hãy tin vào các giá trị tinh thần, tin vào chính mình. Với sự tin tưởng đó, chúng ta có thể bỏ qua quá khứ và dũng cảm đón nhận những thử thách của cuộc đời để tiến về phía trước. Tinh thần tin tưởng vào tương lai tốt đẹp sẽ luôn cho phép ta chiến thắng. Mỗi bước đi của niềm tin và hy vọng sẽ mở ra một chương mới trong cuộc đời chúng ta.

Chúng ta thường bị tác động bởi lời nói và ý kiến của người khác. Vì vậy, để sự bình yên trở về với tâm trí, chúng ta cần cuộc hành trình hướng nội. Cuộc hành trình này giúp chúng ta lấy lại sự quân bình và không lãng phí sức lực. “Đừng mong đợi thế giới sáng sủa hơn nếu bạn không tháo bỏ đôi kính đen” (S.Enliot). Nếu không, sự quá khích của tâm trí sẽ tạo nên sự rối loạn về tình cảm, thần kinh và thể chất. Sự rối loạn này dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng, cảm giác bất ổn, sợ hãi và cảm thấy thù ghét mọi sự trên đời.

Dù người ta có nói với bạn điều gì đi nữa, hãy tin rằng cuộc sống là điều kỳ diệu và đẹp đẽ. Cuộc sống cũng giống một con đường, khi bạn đang bước trên những khổ đau thì đó chính là lúc bạn buộc phải “vượt dốc” trong hành trình của đời mình. Nhưng cuộc sống không luôn dành cho ta những nỗi buồn mà còn đó là những niềm vui. Tất cả chỉ là ở nhận thức của bạn, khi bạn biết điều gì tức là bạn cảm nhận được nó. Có thể không phải lúc nào bạn cũng giải thích hoặc truyền đạt được điều bạn nhận biết, nhưng nó có bên trong con người bạn: sự khôn ngoan, lương tri, tâm trí… sẽ cung cấp cho bạn giải pháp hoặc hướng dẫn bạn, nếu bạn chịu nghe theo.

Khi bạn chấp nhận thực tế rằng: cuộc sống vẫn diễn ra bình thường, là một chuỗi những sự việc không phải lúc nào cũng hoàn hảo và êm đẹp như mình muốn, thì bạn sẽ tự giải phóng mình khỏi rất nhiều chuyện bực bội, căng thẳng, u sầu.

Bạn nghĩ xem, tâm trạng ảnh hưởng rất mạnh đến ta như thế nào. Khi phấn khởi, bạn cảm thấy an tâm hưởng thụ cuộc đời. Dù gặp rắc rối nhưng đang lúc có tâm trạng tốt thì bạn vẫn cảm thấy khá tự tin là mình có thể giải quyết được. Vậy mà, khi bị xuống tinh thần bạn có nghĩ như vậy được đâu! Bạn cảm thấy bất mãn, giận dữ, thù ghét…, cuộc đời dường như hết chịu nổi, ngay cả bản thân mình bạn còn không yêu thích được thì còn nói chi đến ai khác.

Nhưng, “Hãy quên đi những giờ phút thiếu thốn, chỉ đừng quên những gì mà thời khắc đó đã dạy cho bạn” (A.Ricardo). Bởi vì, không ai được miễn nhiễm khỏi xã hội loài người. Vì cùng với những món quà hạnh phúc của cuộc sống luôn có những phiền muộn, rắc rối và đau khổ đi cùng. Không ai thoát khỏi những điều hoàn toàn không thể tránh được đó, không hề có ngoại lệ.

Vì thế, khi xuống tinh thần, khi cảm thấy chán ghét, bạn hãy kiên nhẫn đừng cố phản ứng hộc tốc ngay. Thường là sau đó tâm trạng của bạn sẽ bắt đầu thay đổi, trở về với bản tính thật của bạn. Luyện tính kiên nhẫn hơi mất công nhưng nó rất hữu hiệu, bạn sẽ hưởng thụ cuộc sống nhiều hơn khi bạn hướng sự chú ý của mình vào phần lớn những điều tốt đẹp của cuộc đời thay vì cứ bận lòng với những chuyện bực bội, phiền phức mà bạn cho là chán ghét đó.

Chí Hiếu (hieuhoc_hieuhoc.com).

Bài liên quan

Cảm giác cô đơn.

(Hiếu học). Các bạn đã trải qua cảm giác cô đơn bao giờ chưa? Hoang mang, không biết sống để làm gì. Sự cô đơn làm đông cứng tâm hồn, cảm thấy không được yêu thương, không được tôn trọng, không được giúp đỡ mà chẳng biết nhờ cậy vào đâu? Đó chính là cảm giác cô đơn!  

Sống để làm gì?

 (hieuhoc_hieuhoc.com). Sống để làm gì? Đã có rất nhiều người, không chỉ riêng các bạn đang trong tâm trạng thất vọng chán chường, mà ngay cả lúc bình thường cũng có không ít bạn trẻ không thể trả lời câu hỏi mình sống để làm gì, mình muốn gì….  

Không dễ dàng chấp nhận thất bại.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Người thật sự bản lĩnh không chỉ không sợ thất bại, mà còn phải luôn luôn nhận biết diễn trình của hành động. Bình tỉnh, linh hoạt sẵn sàng nắm bắt các cơ hội có được để thành công, nhất là tránh những tổn thất có thể cứu vãn, biết xoay chuyển tình thế, cân nhắc nặng nhẹ để ứng phó kịp thời với những vấn đề bất ngờ xãy ra.  

Sợ hãi - sai lầm - thất bại.

(Hiêu học). Tất cả mọi người đều có lúc phạm sai lầm, thất bại. Có thể sự thất bại sẽ giúp ta thoát khỏi những ảo vọng để quay về với thực tại, thất bại chứng minh cho ta thấy những hạn chế của mình. Nhất là sau đó giúp ta rút ra những bài học từ sự thất bại, giúp ta dừng lại để phân tích nguyên nhân của sai lầm.  

Tìm học ý nghĩa: Hy vọng, sợ hãi và thời gian.

(Hiếu học). Tất cả mọi người đều tìm học, hy vọng sẽ có được nhiều hiểu biết. Nhưng: “Điều kiện đầu tiên là phải biết nhìn cuộc sống với cặp mắt của trẻ thơ, cái gì cũng mới lạ với nó và đều có thể làm cho nó phải ngạc nhiên”. (Aristot).    

Cùng chuyên mục