“Diễu võ giương oai” cũng cần lắm chứ!

(Hiêu học). Người hiếu danh thích được nổi tiếng, tìm mọi cách mọi cơ hội tự đánh bóng tên tuổi, nên tính “vênh váo” bị xem là tật xấu. Nhưng đối với các bạn trẻ, biết thể hiện mình, biết biểu lộ sức mạnh lúc cần hoặc thậm chí là cường điệu thêm như thường nói là “diễu võ giương oai”, xét cho đúng, cũng không phải là chuyện vô ích.

Hòa nhập với cộng đồng nhưng phải biết tự khẳng định bản thân, rèn luyện bản lĩnh cạnh tranh quyết liệt để tồn tại và phát triển. Đã qua rồi quan niệm hạ mình, tỏ vẻ khiêm nhường để được đánh giá là người có văn hóa. Bởi giá trị tinh thần chính là ở tâm hồn chứ không phải hình thức bên ngoài.

Hãy sống đẹp, sống có ích, nhưng “cố gắng” khiêm nhường không phải là sống đẹp, đó chỉ là đạo đức giả. Không bao giờ nên làm một điều gì để hạ thấp người khác nhưng trước tiên hãy đừng tự hạ thấp mình. Điềm đạm chứ không tự hạ mình, “tự hạ mình” không những vô ích mà còn có thể gây hại cho chính bản thân!

Thiếu tự tin, “nhún nhường” tránh né đi đầu, biết mà không phát biểu, không dám thể hiện mình, sợ bị chỉ trích, đó là nhút nhát hay khiêm tốn tự hạ mình? Có tài không để lộ, hàng tốt không quảng cáo thì sao bán được, ai biết mà mua? Đồng thời, sống đấu tranh, biết biểu lộ sức mạnh lúc cần không có nghĩa là ức hiếp kẻ yếu, mà là để triệt tiêu, để ngăn chận hoặc chí ít cũng có thể làm cùn nhụt dã tâm của kẻ muốn làm điều xấu với mình.

“Diễu võ giương oai” cũng cần lắm chứ!

Bạn có thể tạo ra cơ hội, có thể thành công nếu dám nghĩ, dám làm, biết thể hiện mình, không sợ chỉ trích vì chẳng may khi thất bại. Không sợ hãi, không e dè những thành kiến “quy kết” phải thế này thế kia thì năng lực sáng tạo mới không bị ngăn trở, mới có thể phát huy sáng kiến. Ngoài ra, thái độ hạ mình, an phận, theo đuôi, không dám biểu lộ khả năng, không biết thể hiện mình sẽ khuyến khích người khác đối xử với mình y như thế, nó chỉ có tác dụng để “cầu xin” trước sự hiếp đáp của kẻ khác mà thôi.

Tóm lại, bạn không thể bắt người khác trân trọng mình nhưng bạn có thể nâng cao lòng tự hào, tự trọng. Học cách yêu bản thân, tức là hiểu rõ con người mình, và luôn cố gắng làm mọi điều để chính mình cảm thấy khỏe mạnh, tự tin và vui vẻ. Sống trọn vẹn và có trách nhiệm với bản thân,lòng nhân ái, đoàn kết tương trợ nhau trong học tập. Hãy tha thứ và biết yêu thương, sống vì mọi người, từ đó xây dựng nên những mối quan hệ tốt đẹp. Nhưng đồng thời, cũng phải biết rèn luyện bản lĩnh để thể hiện bản thân, thậm chí là biết “diễu võ giương oai” một chút khi cần để “tự vệ từ xa”, ngăn chặn những ý đồ xấu (nếu có) của kẻ khác, khiến họ e dè không dám càn rở và nhờ vậy, cũng giúp cho họ tránh phạm lỗi lầm.

Nếu thật sự khiêm nhường thì đâu cần lời ca tụng,

đâu cần phải quan tâm người khác nghĩ gì.

Này bạn hỡi, thôi đi những trò vờ khiêm tốn,

cùng đạo đức giả khoác áo khiêm nhường!

Ta làm người “thấp cổ bé họng” là do bởi tự mình.

Kham nhẫn hay không kham nhẫn?

Văn Chí Kỳ (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Nhân cách: Sự thành công và lòng tự trọng.

(Hiếu học). Điều người ta quan tâm là sự thành công của bạn, thành công càng lớn thì sự quan tâm càng nhiều. Đúng, nhưng tự bản thân, sự thành công chỉ có ý nghĩa khi nó được phát xuất cùng với lòng tự trọng, đó là nhân cách.      

Tính tự mãn và sự khiêm nhường.

 (Hiếu học). Tự tin và tự mãn hoàn toàn trái ngược nhau, trong khi tự tin song hành với sức sống, khí phách và cương nghị; có tự tin tức là có chấp nhận đấu tranh, có dũng khí sẵn sàng đối mặt với hoàn cảnh. Nhưng sau khi đạt được chút ít thành tựu, con người dễ trở nên kiêu căng, tự mãn. Dù tự kiêu được thể hiện với sự phách lối, hợm mình, ra vẻ ta đây, nhưng người kiêu căng vẫn có thể còn có tinh thần cầu tiến. Tính tự mãn, khi trá hình núp bóng dưới sự khiêm nhường mới thật sự là nguy hiểm. Tự hài lòng rằng mình đã đạt được mục đích, hết nhiệt tình, hết sức sống, nhưng biện minh bằng cách khoác áo khiêm tốn, các bạn trẻ đang ru mình trong sự tự mãn. Đó là dấu hiệu của sự kết thúc mọi thứ - đó là cái chết.

Cá tính, phong cách sống của mình và của người.

(Hiếu học). Khi nhận ra phong cách sống của mình và của người khác, nhận ra được cá tính của họ, bạn sẽ trở thành người cầm lái điều khiển. Bạn sẽ biết nên và không nên nói điều gì với ai; ai đáng hợp tác, ai không để đưa ra các quyết định thích hợp và nhất là bạn sẽ trút bỏ được những căng thẳng không đáng có.  

Lòng tự trọng: Tin vào bản thân.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Tất cả mọi người đều tự có trong mình một ý thức đánh giá bản thân: Khi là tự hào, tự tin vào chính mình, quan tâm đến mình, nhưng cũng có lúc cảm thấy tự ti, nghi ngờ chính mình là không có giá trị gì. Chính vào lúc mang thái độ tiêu cực, thiếu tự tin đó, con người dể chấp nhận những ý kiến rẻ rúng của người khác (nếu có) đối với mình, nên sẵn sàng làm những việc gọi là: “không ngại xấu hổ”.

Sự tự tin: Tố chất cần phải có để thành công.

(hieuhoc_hieuhoc.com.). Tự tin có thể khắc phục mọi khó khăn, tự tin là trọng tâm trong tất cả mọi hoạt động để đi đến thành tựu. Mỗi khi bạn tin tưởng “mình có thể làm được” thì tự nhiên sẽ nghỉ ra cách “mình sẽ làm như thế nào?”. Vậy khi là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn nên làm gì để đào luyện sự tự tin cho mình? Sau đây là những “nguyên tắc” cơ bản mà bạn nên thực hiện hàng ngày trong môi trường học đường.   

Cùng chuyên mục