Digital Marketing, PR và Marketing: Học ngành nào?

(Hieuhoc-Hieuhoc.com) Ngành PRthuộc nhóm ngành Báo chí và Truyền thông; ngành Marketingthuộc nhóm ngành Kinh doanh và Quản lý; còn Digital Marketinggiúp cho chúng ta một kiến thức nền tảng không chỉ về Marketing mà là ứng dụng công nghệ & các phương tiện Digital qua Internet.

Truyền thông & Marketing, Thương mại điện tử, Tổ chức sự kiện… đang là xu hướng ngành nghề trong kỷ nguyên số hóa hiện nay, là lĩnh vực phát triển nhanh, mạnh, thu hút các bạn trẻ theo học với nhiều cơ hội việc làm.

Ngành PR – tổ chức sự kiện:Ngành PRthuộc nhóm ngành Quan hệ công chúng và Truyền thông, nhằm cung cấp thông tin cho công chúng, xây dựng thông tin hai chiều giữa công chúng và tổ chức, cá nhân, tạo nên sự hiểu biết và ủng hộ của công chúng đối với doanh nghiệp.

Để làm tốt nghề PR, bạn chắc chắn cần phải có kỹ năng viết tốt để có thể thông thạo nhiều hình thức viết khác nhau như viết thông cáo báo chí, bài phân tích, bài diễn văn, báo cáo, bản tin nội bộ, các tài liệu truyền thông khác v.v.. Ngoài kỹ năng viết, người làm PR còn cần kỹ năng lập kế hoạch, nhạy bén và xử lý linh hoạt, giao tiếp tốt (ví dụ như làm MC)… và yếu tố cũng rất cần thiết để theo đuổi ngành này chính là niềm đam mê.

Công việc chính của nhân viênPRlà gồm những công việc sau:

– Lập kế hoạch truyền thông cho 1 thương hiệu, 1 chương trình hoặc 1 sự kiện.

– Soạn thảo và biên tập các văn bản như: thông cáo báo chí, tài liệu báo chí, báo cáo dành cho cổ đông, báo cáo thường niên, bản tin nội bộ…

– Biên tập, thiết kế, sản xuất những tài liệu quảng cáo, các bản báo cáo, phim giới thiệu doanh nghiệp, các chương trình truyền thông đa phương tiện…

– Thiết lập và phát triển mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với giới báo chí và có nhiệm vụ liên tục cung cấp thông tin cập nhật nhất về cơ quan tổ chức của mình hoặc khách hàng tới báo chí.

– Lên kế hoạch và tổ chức, điều hành những sự kiện.

– Nghiên cứu, đánh giá, báo cáo nghiệm thu về chương trình, sự kiện…

– Lập kế hoạch truyền thông cho 1 thương hiệu, 1 chương trình hoặc 1 sự kiện.

– Soạn thảo và biên tập các văn bản như: thông cáo báo chí, tài liệu báo chí, báo cáo dành cho cổ đông, báo cáo thường niên, bản tin nội bộ…

– Biên tập, thiết kế, sản xuất những tài liệu quảng cáo, các bản báo cáo, phim giới thiệu doanh nghiệp, các chương trình truyền thông đa phương tiện…

– Thiết lập và phát triển mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với giới báo chí và có nhiệm vụ liên tục cung cấp thông tin cập nhật nhất về cơ quan tổ chức của mình hoặc khách hàng tới báo chí.

– Lên kế hoạch và tổ chức, điều hành những sự kiện.

– Nghiên cứu, đánh giá, báo cáo nghiệm thu về chương trình, sự kiện…

Tổ chức sự kiện là công việc không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn mà còn cần đảm nhiệm các công việc không tên khác, vì vậy người làm sự kiện không những phải có khả năng chịu sức ép công việc cao mà còn phải có đủ sức khỏe để có thể cáng đáng công việc. Tốt nghiệp ngành Tổ chức sự kiện, bạn có thể làm một số công việc như: Chuyên viên tổ chức sự kiện, chuyên viên PR & Marketing, Chuyên viên Chăm sóc khách hàng, chuyên viên truyền thông đối ngoại và đối nội, chuyên viên phân tích và tư vấn Truyền thông (PR), Chuyên viên nghiên cứu thị trường, chuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu…

Hiện nay có khá nhiều trường đại học cũng như cơ sở đào tạo về ngành PR và tổ chức sự kiện. Bạn có thể lựa chọn trường tuỳ theo nhu cầu về thời gian, khoá học, bằng cấp hay chứng chỉ và điều kiện kinh tế của mình.

Ngành Marketing: cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về Marketing và kiến thức chuyên môn để phân tích Marketing, hoạch định và thực hiện các kế hoạch, nhằm gia tăng doanh thu để đạt tới mục tiêu cuối cùng là tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Ngành Marketingthuộc nhóm ngành Kinh doanh và Quản lý, marketing là kế hoạch có hệ thống để thực thi và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh sao cho người bán và người mua có thể trao đổi và tiếp nhận sản phẩm, dịch vụ mà họ quan tâm, với mục tiêu thu được lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Người làm Marketing còn phải làm các công việc khác như nghiên cứu thị trường, xác định chính sách giá, xác định chính sách hậu mãi… Như vậy, trước khi thực hiện chiến dịchPRhoặc quảng cáo và rộng hơn là Marketing, bạn cần phân biệt rõ ràng sự khác nhau, mục tiêu và cách thức hành động để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.

Digital MarketingvàMarketinggiống nhau ở kiến thức căn bản về tiếp thị, khác nhau về công cụ và phương thức triển khai truyền thông. Nếu có kiến thứcMarketing (truyền thống) rồi, bạn sẽ có lợi thế khi tiếp cậnDigital Marketing. Thị trường hiện nay người ta nói đến sự kết hợp không tách rời của phương thức truyền thống và digital để đạt được hiệu quả tối đa nhất cho doanh nghiệp.

Ngành Digital Marketing:giúp cho chúng ta một kiến thức nền tảng không chỉ về Marketing mà là ứng dụng công nghệ & các phương tiện Digital qua Internet. Nhờ nó, doanh nghiệp có thể thay đổi cách tiếp cận khách hàng mục tiêu và phân phối sản phẩm dịch vụ của mình. Nói cách khác,Digital Marketingsẽ bao trùmCông nghệ thông tin,Marketing và Sales.

Thực tế, ngành Digital Marketing là sự chuyển dịch từ marketing truyền thống trước đây sang làm marketing trên các phương tiện mà nền tảng sử dụng internet là chủ yếu, ví dụ như email marketing, facebook marketing, web marketing,… Do vậy, không nhất thiết sinh viên học ngành này phải giỏi về máy tính, chỉ cần nắm vững kiến thức tin học văn phòng, biết vận dụng các công cụ digital marketing và các ứng dụng chạy trên các thiết bị di động để xây dựng mô hình, chiến dịch online marketing hiệu quả, phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của doanh nghiệp.

Đây là một ngành không có giới hạn của sáng tạo và hiệu quả, cần sự không ngừng tự học hỏi và bổ sung kiến thức về tin học và dữ liệu thống kê. Học xong ngànhDigital Marketing bạn có thể ứng tuyển vào rất nhiều ngành nghề. Đặc biệt như Bán hàng, Thương mại điện tử,Du lịch & Khách sạn, nói chung là các ngành nghề liên quan tới dịch vụ (marketing đến các sản phẩm & dịch vụ, quản lý và tiếp cận khách hàng, xây dựng cộng đồng và các dịch vụ online). Do vậy, thích kinh doanh và công nghệ là ưu thế phù hợp để bạn học chuyên ngành này.

Riêng về công nghệ thông tin, gồm có 4 chuyên ngành như sau:

Nếu bạn giỏi toán và có khả năng tư duy logic thì chọn chuyên ngành “Ứng dụng phần mềm” hoặc “Lập trình máy tính - Thiết bị di động”.

Nếu bạn có tính thẩm mỹ, thích sáng tạo thì chọn chuyên ngành “Thiết kế đồ họa” hoặc “Thiết kế website”.

Trong hoàn cảnh nền kinh tế không ngừng biến động dưới tác động của toàn cầu hóa, các doanh nghiệp phải tìm đủ mọi cách để sản phẩm mình làm ra có thương hiệu và chỗ đứng trong khách hàng. Đây là cơ hội cho ngành Truyền thông Marketing phát triển.Nhu cầu về nhân lựcngành này không chỉ đến từ các công ty chuyên về truyền thông, tổ chức sự kiện mà còn đến từ bản thân các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh. Vì thế, Marketing, truyền thông là một trong những ngành có cầu nhân lực cao nhất hiện nay.

Khóa học Digital Marketing Chuyên Nghiệp: Tốt nghiệp khóa học Digital Marketing ứng dụng, bạn có khả năng thực hiện và áp dụng các công cụ digital marketing vào các công việc Chăm Sóc Khách Hàng, Quảng Cáo, phụ trách Sản phẩm mới, phụ trách Kinh doanh, Bán hàng… của doanh nghiệp.

Khóa học Chuyên viên tiếp thị - quảng cáo Internet - Digital Marketing

Khóa học Sales (Bán hàng) –Marketing (Tiếp thị) –PR (Quan hệ công chúng).

Nhóm nghề Marketing.

Nhóm nghề Thiết kế - Đồ họa.

Nhóm nghề Báo chí - Truyền thông.

Chọn học ngành gì để có nghề ổn định?

Gia Kỳ tổng hợp (Hieuhoc-Hieuhoc.com)

Cùng chuyên mục