Ngành Hóa đào tạo gì và làm việc ở đâu?

(Hieuhoc_hieuhoc.com) Theo các nhà hóa học, nhóm ngành Hóa học gồm có nhiều lĩnh vực: Hóa dược, Hóa học vật liệu (vô cơ và hữu cơ), Hóa sinh, Hóa phân tích, Hoá dầu, Hóa thực phẩm…

Kỹ thuật luôn là ngành mũi nhọn xây dựng đất nước, trong đó bao gồm các chuyên ngành Hóa học.

Ngành Hóa dược trang bị cho sinh viên kiến thức đại cương về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, những kiến thức cơ bản về hoá học, những kiến thức cơ sở của ngành và chuyên ngành, hình thành và phát triển tư duy nghiên cứu và làm việc độc lập, có khả năng ứng dụng hoá học vào giải quyết các bài toán thực tế trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội. Được tiếp cận, thực hành trên những trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ nghiên cứu khoa học và nâng cao kỹ năng thực hành. Khi tốt nghiệp, sinh viên có trình độ tiếng Anh đạt chuẩn IELTS ≥ 4.0 điểm hoặc tương đương.

Lĩnh vực Dược có hai nhánh. Một nhánh đào tạo cán bộ nghiên cứu, chế tạo các hợp chất sinh học để làm thuốc (gọi là kỹ sư hoặc cử nhân Hóa dược); nhánh còn lại đào tạo Dược sỹ, bào chế, hướng dẫn sử dụng thuốc.

Đây là ngành ứng dụng hoá học vào giải quyết các bài toán thực tế trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội. Những trường đào tạo ngành Hóa dược gồm: ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), ĐH Dược Hà Nội, ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Cần Thơ… điểm chuẩn ngành Hóa dược dao động từ 17-23,5 điểm.

Sinh viên tốt nghiệp có đủ khả năng đảm nhận các công việc phù hợp với chuyên môn tại bất kỳ nơi nào ở trong và ngoài nước; giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, THPT; hay làm việc tại các viện nghiên cứu, các công ty, nhà máy xí nghiệp dược phẩm, các cơ quan quản lý, các cơ sở sản xuất và kinh doanh sử dụng kiến thức hoá học, hoặc có thể được đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ ở trong và ngoài nước.

Ngành Công nghệ hóa học (tuyển sinh hai khối A và B) trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên ngành liên quan đến chất lượng, công nghệ, thiết kế, chế tạo và dịch vụ trong các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển về hóa chất, thực phẩm.

Ngành Công nghệ hóa học hiện có các chuyên ngành đang được đào tạo là Công nghệ hữu cơ – hóa dầu, Công nghệ hợp chất cao phân tử, Công nghệ điện hóa và bảo vệ kim loại, Công nghệ vật liệu silicat, Công nghệ các hợp chất vô cơ và phân bón hóa học, Công nghệ in, máy và thiết bị công nghiệp hóa chất – dầu khí, Công nghệ hóa học môi trường, hóa dược phẩm… Ngoài ra tại nhiều trường ĐH, CĐ khác cũng đào tạo ngành hóa học, chuyên sâu về nghiên cứu khoa học.

Hiện ở bậc ĐH có các trường đào tạo ngành này và điểm chuẩn năm 2005 như sau:

ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) (26.5 điểm), ĐH Nông lâm TP.HCM (khối A 20 điểm, khối B 23 điểm), ĐH bán công Tôn Đức Thắng (15 điểm), ĐH dân lập Lạc Hồng (15 điểm), ĐH Công nghiệp TP.HCM (20 điểm), ĐH Cần Thơ (18.5 điểm); ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) (23 điểm), ĐH Bách khoa Hà Nội (25.5 điểm), ĐH dân lập Hải Phòng (15 điểm), ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) (21 điểm)…

Hệ CĐ có các trường: CĐ Kinh tế kỹ thuật công nghiệp 2 (20 điểm), CĐ Bán công công nghệ và quản trị doanh nghiệp TP.HCM (15 điểm)…

Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm việc trong các ngành công nghiệp hóa chất cơ bản, phân bón, thuốc trừ sâu, cũng như các cơ quan nghiên cứu và phát triển. Ngoài ra còn có thể làm việc ở các lĩnh vực liên quan như ximăng, gốm sứ, thủy tinh, vật liệu xây dựng, kiểm soát ô nhiễm, khai thác chế biến dầu mỏ và khí đốt, xăng dầu, nhớt bôi trơn, dệt nhuộm, chất tẩy rửa, mỹ phẩm, giấy, xử lý nước thải, an toàn nhà máy, vật liệu điện tử, dược phẩm, công nghệ sinh học…

Hầu hết mọi ngành sản xuất đều cần đến sự tham gia của Công nghệ Hóa. Điều này có nghĩa là bước chân vào ngành Công nghệ Hóa, cơ hội làm việc của bạn rất phong phú, bạn có thể trở thành nhà nghiên cứu, nhà kỹ thuật, kỹ sư, chuyên gia tư vấn quản lý và chuyển giao công nghệ, nhà giáo hay nhà quản lý tài ba… Nhưng ngành Hóa là một ngành học không dễ. Bạn thường xuyên phải tiếp xúc vớicác hóa chất, trong đó có không ít nhữngchất cóhại. Và ngành Công nghệHóatại Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển nên có rất nhiều việc phải học và làm. Chỉ với sự nỗ lực tối đa, bạn mới có thể thành công.

Gia Kỳ tổng hợp. (Hieuhoc-Hieuhoc.com).

Bài liên quan

Nhóm ngành Hóa học

(hieuhoc_hieuhoc.com) Hóa học có rất nhiều lĩnh vực. Theo các nhà hóa học, với xu hướng xã hội hiện nay, nhóm ngành Hóa học gồm có nhiều lĩnh vực: Hóa dược, Hóa học vật liệu (vô cơ và hữu cơ), Hóa sinh, Hóa phân tích, Hoá dầu, Hóa thực phẩm… Kỹ thuật luôn là ngành mũi nhọn xây dựng đất nước, trong đó bao gồm các chuyên ngành Hóa học.   

Ngành Công nghệ Hóa - Thực phẩm – Sinh học.

(Hiếu học). Muốn tìm hiểu kỹ về ngành công nghệ thực phẩm, xin hỏi ngành công nghệ thực phẩm đào tạo những gì? Thực tập ra sao? Ngành này có đòi hỏi phải có sức khỏe tốt hay không? Sau khi ra trường có thể đảm nhận những công việc gì và cơ hội việc làm có cao hay không?

Sinh Học Và Công Nghệ Sinh Học

Hỏi: Em muốn học ngành công nghệ sinh học (CNSH) nhưng không biết ngành này có các chuyên ngành nào, tốt nghiệp có thể làm những công việc gì, có thể nghiên cứu những lĩnh vực nào? Ngành CNSH và ngành sinh học giống nhau và khác nhau như thế nào? (HUỲNH MINH HÂN, Tây Ninh)

Cùng chuyên mục