Quan tâm, chia sẻ cuộc đời với người thương mến…

(Hiếu học). Sự thành công sẽ là vô nghĩa nếu không có ai đó quan tâm để chia sẻ các giá trị, niềm tin và chất lượng của cuộc sống chúng ta. Thực vậy, mối cảm xúc mà chúng ta mong ước nhất là được gắn bó với những tâm hồn khác. Vậy, làm thế nào để mối quan hệ với người mà bạn thương mến nhất được tốt đẹp thêm hơn?

Hãy cảm thấy hãnh diện vì được quan tâm, chia sẻ cuộc đời với người thương mến…

Những nguyên tắc cơ bản trong mối quan hệ.

1. Biết rõ giá trị và qui tắc của người mà bạn chia sẻ quan hệ.

Người ta có thể thương yêu nhau, nhưng nếu vì lý do nào đó mà một người liên tục vi phạm các qui tắc của người kia thì sẽ có buồn bực và dằn vặt trong mối quan hệ này. Bạn hãy nhớ rằng, tất cả các mối bực dọc bạn có với người khác đều là buồn bực vì sự vi phạm qui tắc. Trong thực tế, khi người ta có quan hệ mật thiết với nhau thì sự đụng chạm giữa các qui tắc của nhau là điều không thể tránh. Nhưng nếu bạn biết rõ những qui tắc của một người, bạn có thể hạn chế, phòng ngừa trước được những va chạm.

2. Đừng quan hệ chỉ để được một điều gì đó.

Để có mối quan hệ vững bền, hãy coi mối quan hệ của bạn là nơi để bạn cho đi chứ không phải để nhận vào. Hãy biết cho đi và bạn sẽ được nhận lại nhiều hơn thế. Đó chính là hạnh phúc của cuộc sống, đó là hạnh phúc tìm được trong sự chia sẻ chân thành, trong sự tha thứ…

3. Hãy làm cho mối quan hệ của bạn trở thành một ưu tiên cao nhất trong cuộc đời.

Tập trung mỗi ngày làm cho mối quan hệ khá hơn lên.Bằng không, nó sẽ phải nhường chỗ cho những chuyện khác cấp bách hơn xảy ra hàng ngày. Dần dà, cảm xúc sâu xa và sự say mê sẽ tan biến.

Vì vậy, hãy liên tưởng đến những điều bạn cảm thấy yêu thích nơi con người mà bạn có quan hệ. Hãy tăng cường cảm giác gắn bó của bạn với người ấy và sưởi ấm tình cảm thân mật và sự hấp dẫn của người ấy.

4. Nuôi dưỡng mối quan hệ, cần phải lưu ý những thói quen nguy hại.

– Giai đoạn thứ nhất thử thách mối quan hệ là khi bạn cảm thấy có sự chống đối. Hầu như bất cứ ai cũng đều có những cảm xúc chống đối điều người kia nói hay làm. Sự chống đối xảy ra khi bạn cảm thấy khó chịu hay “xa cách” người kia. Có thể ở một buổi tiệc người kia nói đùa một câu làm bạn khó chịu và bạn nghĩ lẽ ra họ không nên nói. Cái rắc rối là ở chỗ hầu hết chúng ta không thổ lộ với người kia tình cảm chống đối của mình và vì thế nó cứ lớn lên mãi cho tới khi nó trở thành sự nghi kỵ.

– Nếu sự chống đối không được xử lý, nó sẽ trở thành nghi kỵ. Giờ đây bạn không chỉ khó chịu, mà bạn tức giậnvới người kia. Bạn bắt đầu xa tránh người kia và dựng lên một bức tường ngăn chận cảm xúc. Sự nghi kỵ phá hủy tình thân mật và đây là điều tai hại vì nó sẽ mạnh lên rất nhanh để trở thành sự từ chối.

– Đây là điểm bạn cảm thấy sự nghi kỵ tích tụ nhiều đến nỗi bạn cảm thấy mình tìm hết cách để đổ lỗi cho người kia, đả kích người kia bằng lời hay không bằng lời. Trong giai đoạn này, bạn bắt đầu cảm thấy tất cả những gì người kia làm đều chọc tức bạn, quấy nhiễu bạn. Ở đây không chỉ xảy ra sự xa cách về thể chất nữa. Nếu sự từ chối tiếp tục và để bớt đau khổ, có thể bạn sẽ chuyển sang lãnh đạm…

– Khi đã quá mệt vì phải đối phó với sự tức giận ở giai đoạn từ chối, chúng ta cố làm giảm bớt nỗi đau của mình bằng cách làm tê cóng cảm xúc. Như thế tránh được cảm giác đau khổ, nhưng đồng thời cũng đánh mất cảm giác sung sướng, thỏa mãn. Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của mối quan hệ vì đây là điểm mà những người yêu nhau đã trở thành “bằng mặt mà không bằng lòng”. Không ai thấy hai người này có vấn đề gì, vì họ không bao giờ cãi vã hay đánh nhau nhưng mối quan hệ đã trở nên lãnh đạm.

Vì thế, hãy nói thẳng với nhau. Bạn hãy cho người kia biết các nguyên tắc của mình. Để tránh gây to chuyện, hãy dùng các ngôn từ thích hợp. Hãy nói đến khía cạnh tích cực! Ví dụ, thay vì nói: “Anh không thể chịu nỗi hành động đó của em”, bạn hãy nói: “Anh thích em làm thế này hơn”. Ngoài ra, bạn hãy tránh những tranh luận khi mà bạn không còn nhớ rõ đó là chuyện gì nữa. Tại sao bạn lại chăm chăm phải thắng cho bằng được?

“Con tim tràn đầy có đủ chỗ cho mọi thứ,

Con tim trống rỗng không có chỗ cho một thứ gì.”(ANTONIO PORCHIA).

Hãy cảm thấy hãnh diện vì được chia sẻ cuộc đời với người ấy, bạn nhé.

Chúc bạn vui vẻ!

Gia Nghi tổng hợp/(hieuhoc_hieuhoc.com).

Bài liên quan

Tâm lý “cho mình là trung tâm”.

(Hiếu học). Người "cho mình là trung tâm” trong cuộc sống thường lấy nhu cầu và hứng thú của mình làm trung tâm, quan tâm thu vén cho mình, không nghĩ đến cảnh ngộ người khác hoặc không đứng ở địa vị người khác để xử lý các quan hệ xã hội. 

Tình Yêu, Thành Công và Giàu Có.

(Hiêu học). Hạnh phúc là gì? Phải chăng nó bao gồm Tình Yêu, Thành Công và Giàu Có? Cũng có thể tùy vào hoàn cảnh và mục tiêu mà mỗi người sẽ có câu trả lời khác như Sức Khỏe chẳng hạn. Câu chuyện sau cũng là một đề tài đáng để chúng ta suy ngẫm.

Cùng chuyên mục