Sợ thất nghiệp nên không chọn đại học?

Như chúng ta đã biết thời gian qua, tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp ngày càng gia tăng, nhiều cử nhân đại học phải cất bằng để đi làm công nhân hoặc làm những ngành, nghề khác với chuyên ngành được đào tạo…; không ít gia đình nợ nần vì phải vay mượn tiền cho con đi học.

Chính vì vậy, sắp bước vào kỳ tuyển ĐH, CĐ năm 2017, nhiều thí sinh lẫn phụ huynh đều tỏ vẻ lo lắng khi lựa chọn thi tuyển vào các trường ĐH, CĐ.

Thành công sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn nếu “học” đúng lĩnh vực phù hợp sở trường, tính cách của mỗi người và nắm bắt được cơ hội chứ không phải do bằng cấp hay không bằng cấp dẫn đến thành công

Nhiều ý kiến băn khoăn nên chọn những ngành, nghề để sau khi ra trường dễ xin được việc làm hay chọn Chọn ngành kỹ thuật, công nghệ hay kinh tế, xã hội?. Nếu không có sự lựa chọn thích hợp sẽ dẫn đến thất nghiệp, lãng phí thời gian, công sức và tiền của khi theo học các trường ĐH, CĐ. Đây là những lo lắng không phải không có cơ sở.

Nếu như trước kia, khi mà các trường ĐH, CĐ trong cả nước chỉ tính trên đầu ngón tay thì việc thi đỗ vào các trường ĐH, CĐ là rất vinh dự, được gia đình, bạn bè chúc mừng và nhà trường tuyên dương; khi học ra trường thì đều có việc làm ổn định, lương cao. Những thí sinh thi đỗ các trường ĐH, CĐ vào thời kỳ đó thường học rất xuất sắc. Nhưng nay lại khác, nhiều trường tổ chức chiêu sinh vô tội vạ… Vì vậy, chất lượng đầu ra rất thấp nên không thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, do đó thất nghiệp là không thể tránh khỏi.

Chính vì vậy, việc lo lắng chọn trường, chọn ngành, nghề không chỉ là nỗi lo của thí sinh mà cả phụ huynh học sinh vì nghĩ rằng chọn không đúng sẽ gây ra những hệ lụy về sau nên hầu hết đều rất thận trọng. Nhiều gia đình không cho con theo học ĐH, CĐ chỉ vì sợ không xin được việc. Tuy nhiên, với lý do sợ không xin được việc nên không dám theo học các trường ĐH, CĐ là một suy nghĩ sai lầm bởi vì nếu theo học ĐH, CĐ thì chúng ta sẽ bổ sung rất nhiều kiến thức bổ ích về xã hội, kinh tế, kỹ thuật… và quan trọng hơn là tiếp cận được với môi trường sống cộng đồng, giúp chúng ta rèn luyện kỹ năng, kinh nghiệm sống về sau.

Đừng suy nghĩ chủ quan về việc học ĐH, CĐ – vì sợ thất nghiệp mà không theo học ngành, nghề chúng ta yêu thích. Hãy quyết đoán lựa chọn ngành, nghề mình đang mơ ước dựa trên sức học, khả năng của chính mình.

Chúc bạn thành công.

Theo: Minh Anh (Giáo dục/NLDO)

Bài liên quan

Luôn có một nghề dành cho bạn, để bạn vững bước vào đời!

(hieuhoc_hieuhoc.com). Không tự xác định mục tiêu để mình đi tới, sự nghiệp và cuộc đời của bạn sẽ chỉ là những tình cờ đầy may rủi. Chẳng phải bạn đã từng hoặc có thể là đang cảm thấy rất thất vọng, ê chề và bất mãn đó sao? Vì sao? Vì sao?

Ngộ nhận giữa bằng cấp và thành công.

(hieuhoc_hieuhoc.com) Những người không bằng cấp vẫn có thể thành công, những người không bằng cấp nhưng có thu nhập cao ngày càng nhiều. Tuy nhiên, giữa sự thành tựu học vấn và sự thành công đo bằng giá trị của đồng tiền có sự khác biệt dù cả hai đều phải “học” nếu muốn thành công. 

Cùng chuyên mục