Đào tạo Nghiệp vụ Đấu thầu qua mạng.

Công ty cổ phần giáo dục Phương Đông

  • Địa chỉ: Phòng 202, nhà C6, khu2 - Khu đô thị Mỹ Đình 1 - Từ Liêm - Hà Nội
  • Điện thoại: 0466821930 hoặc DĐ: 0978 588 926 (Mss Thu)
  • Email: hoaithuphuongdong.mai@gmail.com
  • Website: http://www.giaoducphuongdong.edu.vn

    Thông tin khóa học

    • Ngày khai giảng: Liên hệ trường
    • Điện thoại: 0466821930 hoặc DĐ: 0978 588 926 (Mss Thu)
    • Học phí: 1.500.000 VNĐ
    • Liên hệ: 0978588926(Mss Thu)
    • Văn bằng/ Chứng chỉ:
    • Tần suất khai giảng:
    • Thời gian học: Sáng: 8h00 đến 11h30 - Chiều: 13h30 đến 16h30
    • Thời lượng:

    Nội dung khóa học

    Công ty cổ phần giáo dục Phương Đông liên kết với Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có chức năng tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu thầu và cấp chứng chỉ đấu thầu theo Quyết định số 511/QĐ-BKH ngày 15/4/2009. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao "xây dựng chương trình đào, tạo bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu phù hợp với yêu cầu của hệ thống pháp luật và tình hình thực tế", chúng tôi đã nghiên cứu và hoàn thiện chương trình đào tạo Đấu thầu qua mạng.

    I. Giới thiệu về đấu thầu qua mạng

    Đấu thầu qua mạng là việc ứng dụng công nghệ thông tin (đặc biệt là mạng Internet) vào quá trình đấu thầu bởi Chính phủ, nhằm kiểm soát những mối quan hệ về đấu thầu với các nhà cung cấp và nhà thầu trong việc đấu thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và dịch vụ tư vấn.


    1. Vai trò của đấu thầu qua mạng


    1.1 Những hạn chế của đấu thầu truyền thống


    Ø Công tác thực hiện đấu thầu thủ công, tốn nhiều thời gian và lãng phí;


    Ø Mẫu theo Quy định nhà nước không được tuân thủ nghiêm ngặt dẫn tới các sai sót trong quá trình thực hiện;


    Ø Thông tin trao đổi chủ yếu thông qua đường văn bản giấy tờ, mất rất nhiều thời gian;


    Ø Các công tác báo cáo, thống kê, quản lý vẫn thủ công không đáp ứng nhu cầu cầu đột xuất;


    Ø Việc kiểm tra giám sát, giúp đỡ chưa hiệu quả và kịp thời do thông tin từ các đơn vị chậm và vòng vèo;


    Ø Các thông tin về giá cả sản phẩm, dịch vụ trên thị trường, cũng như thông tin về các nhà thầu chưa được quản lý và cập nhật thường xuyên v.v


    Thực tế chỉ ra rằng, đấu thầu thông thường ngày càng bộc lộ những hạn chế khó khắc phục. Chi phí thực hiện cao, sự lách luật, đi đêm của các bên... đang là những điều cản trở mục tiêu của hoạt động đấu thầu. Trong bối cảnh đó, đấu thầu qua mạng là phương pháp tốt nhất để hạn chế những nhược điểm trên.

    1.2 Ưu điểm của đấu thầu qua mạng


    Ø Tăng cường tính công bằng, công khai, minh bạch và hiệu quả trong công tác đấu thầu;


    Ø Đưa quy trình đấu thầu dần theo đúng qui trình đấu thầu chuẩn trong môi trường hiện đại hội nhập kinh tế quốc tế;


    Ø Đảm bảo thực hiện nghiêm túc và tuân thủ chặt chẽ hơn nữa các qui định của Nhà nước và pháp luật Việt Nam về đấu thầu;


    Ø Với giao diện thân thiện, đơn giản, dễ sử dụng sẽ tạo thuận lợi cho quá trình đấu thầu diễn ra nhanh chóng, kịp thời và tiết kiệm;


    Ø Tăng cường bảo mật và an toàn thông tin đấu thầu, đảm bảo quy trình thực hiện đấu thầu luôn được kiểm tra, giám sát chặt chẽ, tránh thất thoát, lãng phí v.v

    Bảng tiêu chí đánh giá

    Tiêu chí

    Chính phủ

    Nhà cung cấp

    Cộng đồng

    Minh bạch

    • ü Chống gian lận
    • ü Thúc đẩy tăng số lượng nhà cung cấp
    • ü Là cơ hội tốt để tích hợp với các hệ thống khác của Chính phủ (VD: tài chính)
    • ü Giám sát việc mua sắm chuyên nghiệp hơn
    • ü Nâng cao chất lượng về các quyết định mua sắm và thống kê
    • ü Công khai thông tin
    • ü Nâng cao tính công bằng và cạnh tranh
    • ü Cải thiện việc tiếp cận vào thị trường của Chính phủ
    • ü Mở rộng thị trường Chính phủ cho các nhà cung cấp mới
    • ü Khuyến khích / kích thích khối doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia
    • ü Cải thiện việc tiếp cận các thông tin đấu thầu công khai
    • ü Dễ dàng tiếp cận các thông tin đấu thầu Chính phủ
    • ü Có thể theo dõi, giám sát việc thực hiện dấu thầu

    Chi phí

    • ü Có được giá tốt hơn
    • ü Giảm thiểu chi phí giao dịch
    • ü Giảm được nhân sự mua sắm
    • ü Giảm được chi phí ngân sách
    • ü Giảm thiểu được chi phí giao dịch
    • ü Giảm thiểu được nhân sự
    • ü Cải thiện được dòng tiền doanh nghiệp
    • ü Tiết kiệm được nhiều chi phí

    Thời gian

    • ü Đơn giản hoá, loại bỏ đi được các công việc lặp đi lặp lại
    • ü Có thể giao dịch bất cứ nơi đâu, bất cứ thời gian nào
    • ü Rút ngắn được chu trình mua sắm
    • ü Có được các dịch vụ tốt hơn, nhanh hơn


    1.3 Những thành quả đạt được sau khi áp dụng đấu thầu qua mạng ở một số quốc gia trên thế giới

    Kinh nghiệm của một số nước cho thấy hiệu quả tác động của mua sắm công qua mạng là rất lớn:

    Tại Đức: Giảm được 10-30% giá mua và 25-75% chi phí giao dịch;

    Tại Anh: 500 trường học giảm giá mua tới £100 triệu/năm;

    Châu Âu: Chi phí chuyển hệ sang sử dụng hệ thống simap.eu.int của Châu Âu khoảng €10 triệu, việc dừng phân phối các hồ sơ tài liệu bằng giấy tiết kiệm khoảng €70 triệu/năm. Thời gian từ khi có yêu cầu đến khi ký hợp đồng giảm từ 52 ngày xuống còn 10-15 ngày;

    Hàn Quốc: Tiết kiệm được $17,1 tỷ trong khi chi phí đầu tư cho hệ thống là $25 triệu. Trong 4 năm, cơ quan mua sắm giảm từ 1058 xuống 935 người trong khi khối lượng mua sắm tăng tới 30%. Việc thanh toán hoàn toàn tự động không chậm hơn 4 giờ;

    Rumani: Trong 4 tháng của năm 2003, khoảng 1000 cơ quan mua sắm và 8000 nhà cung cấp tham gia với hơn 60.000 giao dịch trên hệ thống đấu thầu qua mạng của Chính phủ (e-GP) đã tiết kiệm được 22% ($35,5 triệu trên tổng số $161,4 triệu);

    Nhiều nước tiên tiến như Úc, Canađa, Đan Mạch, Phần Lan, Vương quốc Anh, Mỹ đã phát triển các chiến lược và xây dựng các hệ thống đấu thầu dành cho Chính phủ hơn 10 năm nay. Hiện nay còn nhiều nước khác như Argentina, Brazil, Chile, Trung Quốc, Mehico, New Zealand, Singapore, Thái Lan hoặc đã có hoặc đang triển khai phát triển các hệ thống và chiến lược đấu thầu qua mạng để đổi mới đấu thầu Chính phủ.

    2. Đấu thầu qua mạng ở nước ta hiện nay

    Rút kinh nghiệm từ những nước đi trước và nhận được sự trợ giúp nhiệt tình từ phía Hàn Quốc, Việt Nam đang từng bước triển khai đấu thầu qua mạng để nâng cao hiệu quả của hoạt động đấu thầu. Đây là một bước đi lớn trong công tác đấu thầu ở nước ta.

    Thông tư số 17/2010/TT-BKH ngày 22/7/2010 quy định chi tiết thí điểm đấu thầu qua mạng có hiệu lực từ ngày 15/9/2010 là khung pháp lý đầu tiên về đấu thầu qua mạng. Trong đó quy định rõ đối tượng áp dụng đấu thầu qua mạng là các gói thầu dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi và chào hàng cạnh tranh trong nước.

    Ý nghĩa lớn của đấu thầu điện tử là không thể phủ nhận, nhưng quá trình triển khai thời gian qua còn tồn tại nhiều bất cập:

    Ø Hiện tại các quy định pháp luật điều chỉnh về ứng dụng thương mại điện tử trong đấu thầu mua sắm Chính phủ còn nhiều hạn chế. Các quy định của pháp luật là khung pháp lý cho hoạt động đấu thầu mua sắm qua mạng hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu cho việc xây dựng và vận hành mạng đấu thầu mua sắm quốc gia.

    Ø Các văn bản trên thực chất chỉ mang tính chất định khung, nội dung chủ yếu là các hướng dẫn về chính sách ứng dụng thương mại điện tử trong từng khâu, từng lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của từng Bộ, Ngành khác nhau, chưa có hướng dẫn chi tiết về ứng dụng thương mại điện tử trong đấu thầu mua sắm Chính phủ.

    Ø Các quy định của pháp luật về đấu thầu chỉ nêu vấn đề đấu thầu qua mạng (Điều 30 Luật đấu thầu) nhưng chưa quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành và triển khai các nghiệp vụ về đấu thầu qua mạng, các văn bản của Chính phủ hiện tại cũng chưa có quy định, hướng dẫn chi tiết về đấu thầu qua mạng và các biện pháp nghiệp vụ trong hoạt động đấu thầu qua mạng.

    Ø Vướng mắc chủ yếu trong việc điện tử hoá các nghiệp vụ đấu thầu đã nêu ở trên vừa do hạ tầng công nghệ thông tin và trình độ người sử dụng chưa đáp ứng yêu cầu, nhưng cốt lõi của vấn đề là việc số hoá các thông điệp dữ liệu điện tử này bản thân các cơ quan chưa thể thực hiện vì thiếu văn bản pháp lý cho phép và hướng dẫn áp dụng. Mặt khác, tâm lý và thói quen trong quản lý, thực hiện nghiệp vụ theo cách truyền thống vẫn còn nặng nề chưa dám ứng dụng ngay nghiệp vụ mới bởi tính pháp lý của các thông điệp dữ liệu điện tử chưa được bảo đảm về giá trị và hiệu lực áp dụng trong thực tế.

    Hạn chế lớn nhất hiện nay của đấu thầu qua mạng là phải đương đầu với hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin chưa hoàn chỉnh. Thứ hai là về nhận thức của các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là các chủ đầu tư chưa cao. Khi thực hiện đấu thầu qua mạng, các chủ đầu tư phải thay đổi cả một tư duy lề lối làm việc từ thủ công, gặp trực tiếp nhà thầu nay chuyển sang mô hình mới, hiện đại hơn, tinh gọn hơn. "Chắc chắn không loại trừ trường hợp một số chủ đầu tư ngần ngại, vì nó làm mất đi quyền nào đó của mình theo cách đấu thầu truyền thống". Tuy nhiên, lãnh đạo của Cục Quản lý đấu thầu khẳng định, sau thí điểm sẽ soạn thảo một thông tư chính thức, đưa ra những yêu cầu cụ thể không chỉ khuyến khích, động viên mà yêu cầu mỗi bộ, mỗi ngành, mỗi địa phương thực hiện theo. "Lúc đó không phải hô hào, mà có văn bản pháp quy các đơn vị buộc phải thực hiện" (Ông Lê Văn Tăng-Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu-Bộ Kế hoạch và Đầu tư).


    II. Khóa học đấu thầu qua mạng


    1. Mục tiêu của khoá bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu qua mạng

    - Trang bị kiến thức cũng như những kỹ năng thực hành trong việc triển khai đấu thầu qua mạng, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả và chất lượng của công tác đấu thầu.

    - Giới thiệu việc áp dụng Thông tư 17/2010/TT-BKH ngày 22/7/2010.

    - Hướng dẫn thực hành đấu thầu qua mạng trên Internet.


    2. Đối tượng

    - Các Chủ đầu tư, Bên mời thầu

    - Các nhà thầu


    3. Quyền lợi của học viên

    - Học viên sẽ được học tập trong môi trường chuyên nghiệp, tiện nghi. Được trang bị những kiến thức chuẩn mực về nghiệp vụ Đấu thầu qua mạng;

    - Kết thúc khoá học, đơn vị tổ chức được cấp chứng thư số. Đơn vị có chứng thư số có thể đăng nhập vào trang web http://muasamcong.mpi.gov.vn và đăng tải các thông tin đấu thầu (kế hoạch đấu thầu, thông báo mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, thông báo mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu v.v…) của đơn vị mình. Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 17/2010/TT-BKH, các văn bản giao dịch qua Hệ thống có chữ ký số của người đại diện hợp pháp đều có giá trị pháp lý và có hiệu lực như văn bản bằng giấy;

    - Bên cạnh đó học viên còn có nhiều cơ hội hợp tác với Trung tâm hỗ trợ đấu thầu trong công tác tư vấn pháp luật về Đấu thầu cho các đơn vị và cá nhân có nhu cầu.


    4. Phương pháp đào tạo

    Phương pháp giảng dạy dựa trên cách tiếp cận giải quyết vấn đề trên Internet, phát huy tối đa tính chủ động của học viên. Trong quá trình học, học viên được khuyến khích trao đổi với chuyên gia về những tình huống thực tiễn trong đấu thầu mà đơn vị mình gặp phải. Từ đó, phát hiện ra các vấn đề tồn tại và có giải pháp xử lý thích hợp nhất.


    5. Đội ngũ Giảng viên

    Là những chuyên gia của Cục Quản lý Đấu thầu - Bộ Kế hoạch và Đầu tư


    6. Thời gian

    Khoá học 01 ngày: Sáng: 8h00 đến 11h30 - Chiều: 13h30 đến 16h30


    7. Học phí

    Học phí trọn gói của khóa học: 1.500.000 VNĐ / học viên (đã bao gồm tài liệu và nghỉ giữa giờ)


    NỘI DUNG KHÓA HỌC


    A. NỘI DUNG GIẢNG DẠY

    Chuyên đề 1: Giới thiệu tổng quát về Hệ thống đấu thầu qua mạng

    Chuyên đề này giới thiệu tổng quát về Hệ thống đấu thầu qua mạng, bao gồm:

    1. Giới thiệu trang chủ Hệ thống đấu thầu qua mạng.

    2. Chức năng của bên mời thầu

    3. Công nghệ bảo mật

    4. Các phân hệ chức năng của Hệ thống đấu thầu qua mạng.


    Chuyên đề 2: Đăng ký người dùng Bên mời thầu, Đăng thông báo mời thầu và cho phép tải Hồ sơ mời thầu


    Chuyên đề này giúp Bên mời thầu thực hành các nội dung bao gồm:

    1. Đăng ký người dùng đối với Bên mời thầu

    2. Đăng tải thông báo mời thầu

    3. Cho phép đăng tải Hồ sơ mời thầu


    Chuyên đề 3: Quy trình

    Chuyên đề này giới thiệu các nội dung bao gồm:

    1. Quy trình tải Hồ sơ mời thầu, nộp Hồ sơ dự thầu của Nhà thầu

    2. Mở thầu qua mạng của Bên mời thầu

    3. Tra cứu kết quả mờ thầu dành cho Nhà thầu


    B. HỎI ĐÁP, THẢO LUẬN

    Ngoài những tình huống điển hình mà giảng viên đã chuẩn bị. Chúng tôi luôn khuyến khích học viên đưa ra những tình huống trong thực tế mà đơn vị mình gặp phải để cùng trao đổi với giảng viên.

    Nhà đào tạo

    Công ty cổ phần giáo dục Phương Đông

    Công ty cổ phần giáo dục Phương Đông Là đối tác chiến lược của Vụ Quản lý đấu thầu - Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc đào tạo các khoá học về đấu thầu; là đối tác chiến lược của Bộ Xây dựng, Bộ tài chính trong việc đào tạo các khoá học về Quản lý dự án, Giám đốc quản lý dự án, phổ biến các văn bản pháp qui mới ban hành…

    Cùng chuyên mục