Măng non trên sàn tập Thể dục dụng cụ

Để có thể đứng trên bục vinh quang, những vận động viên của môn thể dục dụng cụ không chỉ trả giá bằng mồ hôi, nước mắt mà còn cả tuổi thơ của mình.

Kiều Việt Cường đã tập luyện gần hai năm, luôn cười đùa trong giờ tập. “Em chỉ thích cuối tuần về nhà để được đi xe đạp” – Cường nói

Mới 11 tuổi nhưng Trần Phong Vỹ đã có hơn sáu năm khổ luyện môn thể dục dụng cụ. Tuổi thơ của Vỹ gắn liền với sàn tập, xà đơn, xà kép và những người bạn cùng đội. “Em luyện tập thật tốt để một ngày nào đó có thể đứng trên bục vinh quang” – Vỹ bày tỏ. Còn Kiều Việt Cường (6 tuổi) – em út trong đội – có người thân trong nghề nên gửi em vào tập luyện gần hai năm nay.

Các vận động viên nhí với bài tập treo người trên xà

Hà Nội cùng với Quân đội, Hải Phòng và TP.HCM là bốn cái nôi đào tạo VĐV thể dục dụng cụ cho cả nước. Câu chuyện hình ảnh mà chúng tôi giới thiệu ở đây là đội Hà Nội, đang tập luyện tại cung thể thao Quần Ngựa. Đội gồm năm VĐV nam chính thức có độ tuổi từ 5-9 và ba em “học việc” do bố mẹ gửi vào làm quen. Tất cả tập trung luyện tập, ăn nghỉ tại đây và cuối tuần được về với gia đình một ngày. Vì luyện tập tất cả các ngày trong tuần và chỉ nghỉ chủ nhật nên việc học văn hóa được sắp xếp ngay tại trung tâm.

HLV Kiều Xuân Đô cho biết các em phải tập sáu môn cơ bản là thể dục tự do, ngựa vòng, vòng treo, nhảy ngựa, xà đơn và xà kép. “Phải mất ít nhất bốn năm để một vận động viên nhí có thể hoàn thiện cơ bản những bài tập thể dục dụng cụ, còn thành tài để thi đấu thì phải mất thêm nhiều năm nữa. Độ tuổi thi đấu ổn định của VĐV thể dục dụng cụ là 16-25 tuổi” – anh cho biết.

Để tập thành thạo đu xà, các em phải mất 2-3 năm
Trần Phong Vỹ (phía dưới – trước) được đồng đội ngồi lên người để luyện tập độ dẻo dai. Đây là yếu tố đầu tiên cần đạt được trước khi tập những động tác khó hơn
Bữa ăn trưa của các em theo tiêu chuẩn được Nhà nước hỗ trợ miễn phí
Trên sàn tập có cả những giọt nước mắt của các vận động viên nhí vì quá đau khi tập những động tác rèn luyện độ dẻo dai
Lớp học văn hóa buổi tối, một cô giáo phải dạy cùng lúc ba trình độ các lớp 3, 4 và 5
Xa gia đình nên mọi sinh hoạt thường ngày các em phải tự làm

Trên sàn tập đầy khổ luyện với mồ hôi nhễ nhại, có nước mắt và có cả những nụ cười hồn nhiên. Không có tuổi thơ trọn vẹn như bạn bè đồng trang lứa, các em tìm đến niềm vui của riêng mình sau giờ tập như đá bóng, đạp xe hay xem phim hoạt hình.

Theo: Phóng sự – Măng non trên sàn tập (PHI LONG/TTO)

Bài liên quan

Nghề người mẫu: Muốn đẹp phải học!

(hieuhoc_hieuhoc.com). Đến học tại CLB người mẫu trong mùa hè này chính là tìm sân chơi lành mạnh, hợp với sở thích của nhiều bạn trẻ. Không chỉ học dáng đi, cách đứng mà còn học cách nói chuyện, học kỹ năng giao tiếp để tự tin, chín chắn và để trưởng thành hơn. 

Nghề Người mẫu quảng cáo.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Là một nghề mới phổ biến và có xu hướng phát triển mạnh trong một vài năm trở lại đây, nghề “Người mẫu quảng cáo” (hay Showgirl, Promotion Girl: các cô gái tiếp thị) dễ cho mọi người liên tưởng đến những cô gái trẻ trung xinh đẹp, có chiều cao, thân hình cân đối, khuôn mặt khả ái… xuất hiện trong những chiến dịch marketing với những bộ cánh thời trang và sành điệu. Nhưng:  

Cùng chuyên mục