Nghề báo vẫn lắm gian nguy

Trong bối cảnh truyền thông kỹ thuật số và báo mạng phát triển mạnh mẽ bên cạnh loại hình báo in truyền thống như hiện nay thì các nhà báo sẽ vẫn phải tiếp tục đối mặt với bạo lực và sự đe dọa tính mạng.Ít nhất 44 nhà báo bị giết hại trên toàn thế giới trong năm 2010 theo thống kê mới công bố ngày 16/2/2011 từ Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (The Committee to Protect Journalists – CPJ).

Ít nhất 52 nhà báo bị tấn công và 76 người bị cảnh sát tạm giam khi đưa tin về cuộc biểu tình lật đổ chế độ cầm quyền của cựu tổng thống Mubarak ở Ai Cập (Reuters/ABC)

Ngoài ra còn có 31 trường hợp nhà báo khác bị chết được xem là có liên quan đến nghề nghiệp của mình.

CPJ cũng cho hay Pakistan là quốc gia có nhiều nhà báo bị thiệt mạng khi tác nghiệp nhất (8 phóng viên), kế đến là Iraq (5), Honduras, Mexico và Indonesia (3) và hai phóng viên bị chết ở Somalia.

Năm 2009, số phóng viên bị thiệt mạng lên đến 72 người trên toàn thế giới, một phần do vụ ám sát tập thể ở Philippines.

Trong báo cáo thường niên của CPJ, nhà báo Riz Khan từ kênh Al Jazeera nhận định rằng: “Trong bối cảnh truyền thông kỹ thuật số và báo mạng phát triển mạnh mẽ bên cạnh loại hình báo in truyền thống như hiện nay thì các nhà báo sẽ vẫn phải tiêp tục đối mặt với bạo lực và sự đe dọa tính mạng”.

Bên cạnh đó, “các phóng viên địa phương dễ gặp nguy hiểm và sức ép thường trực hơn so với các phóng viên quốc tế”.

Theo CPJ, đã có ít nhất 52 nhà báo bị tấn công và 76 người bị cảnh sát tạm giam khi họ xông pha đưa tin về cuộc biểu tình lật dổ chế độ cầm quyền của cựu tổng thống Mubarak ở Ai Cập từ cuối tháng Một vừa qua.

Ahmad Mohamed Mahmoud, một nhà báo địa phương của tờ Al-Ta’awun bị giết chết khi quay phim trong cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát ở gần quảng trường Tahrir.

Paul Steiger, thành viên Ủy ban CPJ và cựu trưởng ban biên tập của The Wall Street Journal cho rằng: “Chế độ Mubarak đã ngăn chặn thông tin một cách tàn bạo nhằm tránh sự thay đổi chính quyền”.

(Hình: Lara Logan trong lúc đang tường trình phản ứng của dân Ai Cập tại Quảng Trường Tahrir ở thủ đô Cairo trước khi cô bị đám đông đánh đập và tấn công tình dục suốt hơn 20 phút)

Trong khi đó vào ngày 16/2, nữ phóng viên Lara Logan của đài truyền hình CBS (Mỹ), cho biết cô đã bị một đám đông hơn 200 người đánh đập và tấn công tình dục khi đang đưa tin ở quảng trường Tahrir ở thủ đô Cairo, Ai Cập trong ngày ông Mubarak từ chức.

Lara may mắn được một nhóm binh sĩ Ai Cập và phụ nữ trong đoàn biểu tình cứu thoát và ngay lập tức được đưa về Mỹ để chữa trị.

Trong đợt đưa tin ở Ai Cập vừa qua, các nhà báo Úc cũng nằm trong số những nạn nhân bị bắt giữ khi tác nghiệp.

Greg Wilesmith, một trong hai phóng viên của Hãng Truyền thông Quốc gia Úc ABC bị chính quyền Ai Cập bịt mắt, cột tay bằng vải và giam giữ sau khi quay phim trên đường phố.

Phóng viên Greg Wilesmith sau đó đã được thả ra khi liên lạc được với Sứ quán Úc ở Ai Cập.

Phóng viên Hãng truyền thông Fairfax Jason Koutsoukis và ba nhà báo Úc khác của Hãng News Limited, trong đó có phóng viên nổi tiếng John Lyons, cũng bị ngăn chặn tác nghiệp, bắt giữ và thẩm vấn bởi cảnh vệ Ai Cập

Ngoại trưởng Úc Kevin Rudd khi ấy đã lên tiếng nói rằng ông “rất quan ngại về tình hình bạo lực nhắm vào nhà báo ngày càng tăng ở Ai Cập”.

Ông Rudd cho rằng “Nhà báo phải có quyền tự do tác nghiệp và được đảm bảo tính mạng ở những nơi diễn ra xung độ phức tạp nhất trên thế giới”.

Theo: (Reuters/ABC/Bayvut.au)

Bài liên quan

Nghề nhà văn, viết báo, kịch bản.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Thực ra làm văn, viết báo, kịch bản là quá gần nhau. Nhà thơ Nguyễn Bính gọi chung là "kiếp long đong". Nghề báo hôm nay không giống như xưa, và viết kịch bản phim dù đang “thời thượng” nhưng vẫn cho thấy thực tế nhà văn Việt không sống được bằng nghề viết văn.

nhóm ngành Báo chí - Truyền thông - Luật.

(Hiếu học). Nhóm ngành báo chí – truyền thông trở nên hấp dẫn với nhiều bạn trẻ nhưng để theo ngành học này thì không hề đơn giản. Ngoài sức học, nghề báo rất khắc nghiệt, đòi hỏi sức chịu đựng cao vì phải chịu nhiều áp lực. Bên cạnh đó, nghề báo cũng đòi hỏi các bạn phải có kỹ năng mềm, khả năng giao tiếp tốt và ngoại ngữ cũng là một yêu cầu khá quan trọng. Riêng ngành Luật, nhiều bạn nghĩ học luật ra chỉ làm luật sư là không đúng. Nhu cầu ngành Luật hiện nay là rất lớn…

Những nghề nguy hiểm tiềm ẩn nhiều rủi ro

(Hiếu học) Có nhiều công việc nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng, cũng như tiềm ẩn những rủi ro. Nhưng do nhu cầu xã hội và sự mưu sinh, người ta vẫn phải chấp nhận những hiểm nguy luôn rình rập.

Những nghề căng thẳng và hấp dẫn.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Các nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân gây sự căng thẳng nghề nghiệp là do môi trường làm việc, sức ép thời gian, mức độ cạnh tranh, cơ hội thăng tiến… Mặc dù vậy, có một số nghề tuy căng thẳng nhưng vẫn được coi là những nghề hấp dẫn đối với nhiều người, nhất là các bạn trẻ.

Cùng chuyên mục