Đào tạo nhân lực cho điện hạt nhân.

(Hiếu học). Nga sẽ hỗ trợ Việt Nam đào tạo nhân lực tiếp quản nhà máy điện hạt nhân. Song song với đó, nhiều người cũng sẽ được đào tạo ở Pháp, Mỹ, Nhật… để tạo mặt bằng chung về công nghệ điện hạt nhân.

Tiềm năng ngành Vật lý.

Ngành Khoa học và Công nghệ hạt nhân.

Thiếu trầm trọng nhân lực công nghệ cao

Cán bộ làm việc ở lò phản ứng Đà Lạt. (Ảnh: Báo Quân đội Nhân dân).

Chiều 25/5, Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam Vương Hữu Tấn cho biết, để chuẩn bị nhân lực cho nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, khoảng 10 cơ sở sẽ được đào tạo ngành công nghệ cao này.

Để tiếp nhận chuyển giao công nghệ, vận hành, duy tu bảo dưỡng nhà máy điện hạt nhân an toàn cần 1.200 người có trình độ đại học. Như vậy, nhân lực cho 2 nhà máy điện là chừng 2.400 người.

Theo đó, trong đề án của Bộ GD&ĐT trình Chính phủ, 7 cơ sở được đào tạo ngành hạt nhân là ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Đà Lạt, ĐH Điện lực, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (Bộ KH&CN), Viện Vật lý (Viện KHCN Quốc gia), ĐH Khoa học tự nhiên thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP HCM.

Chính vì thế một số trường như: ĐH Công nghiệp Hà Nội, Công nghiệp TPHCM, Bách khoa TPHCM không có tên trong danh sách được phép đào tạo ngành này cũng đang khẩn trương xin phép được đào tạo ngành này”, ông Tấn bổ sung.

Ngoài ra, cũng theo ông Tấn, phía Nga sẽ hỗ trợ Việt Nam đào tạo nhân lực tiếp quản nhà máy điện hạt nhân. Vừa qua, 40 người được đưa đi Nga đào tạo chuyên ngành này. Song song với đó, nhiều người cũng sẽ được đào tạo ở Pháp, Mỹ, Nhật… để tạo mặt bằng chung về công nghệ điện hạt nhân.

Theo dõi lò với hệ điều khiển mới tại Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt. (Ảnh: TTXVN).

Trước đó, theo dự thảo “Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Khoa học và Công nghệ hạt nhân” của Bộ GD&ĐT, để tiếp nhận chuyển giao công nghệ, vận hành, duy tu bảo dưỡng nhà máy điện hạt nhân an toàn cần 1.200 người có trình độ đại học. Như vậy, nhân lực cho 2 nhà máy điện Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2 là 2.400 người.

Trong khi, khảo sát của Bộ GD&ĐT cho thấy, năm 2008 cả nước có 505 cán bộ khoa học và công nghệ hạt nhân, làm chủ yếu trong 10 cơ quan như: Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Bộ KH&CN), ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Đà Lạt, ĐH Điện lực, ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội và TP HCM)…

Đến tháng 8/2008, trên thế giới có 439 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động, cung cấp khoảng 15% sản lượng điện. Còn tại Việt Nam, hiện vấn đề phát triển các nhà máy điện hạt nhân đang là mục tiêu quan trọng của quốc gia. Trước mắt 2 nhà máy điện hạt nhận đầu tiên ở nước ta là Ninh Thuận 1 (dự kiến khởi công xây dựng năm 2014, đưa tổ máy đầu tiên vận hành vào năm 2020) và Ninh Thuận 2 cần khoảng2.400 nhân lực.

Tuấn Phong tổng hợp/(hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Tiềm năng ngành Vật lý.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Các nhóm ngành thuộc Khoa học tự nhiên nào sẽ phát triển? Sự khác nhau giữa các ngành học trong và ngoài ngân sách?  Tiềm năng của ngành Vật lý … là các vấn đề nhiều học sinh cuối cấp đang quan tâm.    

Ngành Khoa học và Công nghệ hạt nhân.

(Hiêu học). Nhằm chuẩn bị nhân lực cho Nhà máy điện nguyên tử quốc gia, tiềm năng của ngành Khoa học vật lý và Công nghệ hạt nhân sẽ cần một lực lượng nhân sự “ưu tú” rất lớn. Bạn có quan tâm đến ngành học Vật lý, đặc biệt là Khoa học công nghệ hạt nhân?    

Cùng chuyên mục