Kế hoạch phát triển ngành CNTT Việt Nam.

(Hiếu học). Việt Nam đang xây dựng kế hoạch phát triển Công nghệ Thông tin (CNTT) với mục tiêu tăng tốc trở thành nước mạnh về Công Nghệ Thông tin vào năm 2020.

Giải pháp cho nguồn nhân lực công nghệ thông tin.

Tiềm năng và thực trạng ngành Công nghệ thông tin.

Lãnh đạo các quốc gia có nền công nghiệp Công nghệ Thông tin tiên tiến chia sẻ những chiến lược phát triển giúp Việt Nam trở thành cường quốc về CNTT tại Hội nghị toàn thể Tổ chức Công nghiệp điện toán châu Á – châu Đại Dương (ASOCIO) 2010. (- Ảnh CTV)

Phát triển Công nghệ Thông tin là chiến lược then chốt trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, Chính phủ luôn dành sự quan tâm, ưu đãi cho sự phát triển của ngành này.

Việt Nam sẽ là cường quốc về Công nghệ Thông tin vào năm 2020

Hội nghị của ASOCIO diễn ra tại Hà Nội từ 17 – 20/6 với sự tham dự của150 đại biểu là các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp (DN) và gần 50 nhà lãnh đạo các Hiệp hội CNTT đến từ 15 nước và vùng lãnh thổ khu vực châu Á, châu Đại Dương, trong đó có Tiến sĩ Dan E Khoo, Chủ tịch Liên minh CNTT Thế giới WITSA và ông Kien Leong Looi – Chủ tịch ASOCIO.

Trong khuôn khổ chương trình, tại Hội thảo quốc tế với chủ đề: “Hợp tác Nhà nước và DN để phát triển CNTT”, Tiến sĩ Dan E Khoo chia sẻ với hội thảo kinh nghiệm của Malaysia trong phát triển CNTT thành công là nhờ chiến lược và sự nhất quán của Chính phủ trong ưu tiên phát triển liên tục gần 20 năm qua.

Ông này cho biết, các DN CNTT được Chính phủ dành các các ưu đãi riêng về hạ tầng, trụ sở làm việc, thuế, nhân lực. Nhờ vậy, từ một nước nhập khẩu hầu hết thiết bị và dịch vụ CNTT ngày nay công nghiệp CNTT đã chiếm 9,8% GDP quốc gia, bắt đầu xuất khẩu mạnh ra các nước.

Từ góc độ một quốc gia phát triển, bà Kelly Hutchison chia sẻ kinh nghiệm của Australia trong xây dựng lợi thế cạnh tranh bằng các chính sách khuyến khích sự sáng tạo trong các doanh nghiệp, tạo ra các sản phẩm mang tính sáng tạo cao.

Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT Ấn Độ (NASSCOM) lại chia sẻ kinh nghiệm thành công của Ấn Độ nhờ sự đầu tư vào đào tạo nhân lực, biến nước này thành cường quốc công nghiệp phần mềm trên thế giới.

Thuyết trình của đại diện Nhật Bản, ông Sugiyama – Phó Chủ tịch Hiệp hội CNTT Nhật Bản (JISA) lại cho thấy cơ hội to lớn cho các nước và doanh nghiệp trong hợp tác gia công phẩn mềm cho thị trường Nhật.

Nhu cầu gia công phần mềm của Nhật đang tăng mạnh tới 30% mỗi năm, đạt mức 4,3 tỷ USD vào năm 2008. Việt Nam cũng đang tận dụng tốt cơ hội này và hiện là đối tác gia công phần mềm lớn thứ 3 của Nhật, sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Các tham luận từ Hàn Quốc, Việt Nam cũng nhận định nhân lực là yếu tố các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Khu vực châu Á, châu Đại Dương không chỉ là thị trường lớn về CNTT mà cũng có qui mô nhân lực CNTT lớn nhất thế giới. Đây là một lợi thế mà các nước trong khu vực có thể hợp tác để thúc đẩy sự phát triển CNTT tại mỗi nước.

Ông Jeung-bae Son, Giám đốc điều hành Liên đoàn Công nghiệp CNTT Hàn Quốc (FKII) cho biết tại Hàn Quốc có chương trình đào tạo nhân lực CNTT Haniumđược Chính phủ hỗ trợ rất mạnh, FKII sẵn sàng chia sẻ chương trình này với Việt Nam.

Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông tham dự Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng, cho biết: “Tại Việt Nam CNTT và Truyền thông đang góp phần quan trọng nâng cao năng lực quản lý, sản xuất kinh doanh, xóa đói giảm nghèo; rút ngắn khoảng cách số; đảm bảo an toàn, an ninh quốc gia.

Phát triển CNTT là chiến lược then chốt trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, Chính phủ luôn dành sự quan tâm, ưu đãi cho sự phát triển của ngành này”. Thứ trưởng cho biết thêm, Việt Nam đang xây dựng kế hoạch phát triển mới với mục tiêu tăng tốc trở thành nước mạnh về CNTT vào năm 2020.

Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của các công ty tư vấn hàng đầu thế giới: Việt Nam là một trong mười quốc gia hấp dẫn nhất về gia công phần mềm. – Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng khẳng định quyết tâm của Việt Nam trở thành quôc gia mạnh về CNTT (Ảnh: L. Vỹ)

Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch ASOCIO ông Kien Leong Looi cho rằng, việc xây dựng chính sách phát triển CNTT của mỗi quốc gia cũng giống như xây dựng một đội bóng đá, huấn luyện viên phải hiểu các cầu thủ, có phương pháp để phát huy được thế mạnh của mỗi cầu thủ, hạn chế điểm yếu của đội bóng.

Chính phủ cần hiểu nhu cầu của các doanh nghiệp và xã hội, có các chính sách phù hợp để phát huy các nguồn lực trong nước cho phát triển CNTT. Hợp tác Nhà nước và doanh nghiệp là yếu tố then chốt để tạo ra môi trường chính sách tốt cho ngành CNTT phát triển.

Ông Phạm Tấn Công, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (Vinasa) cho biết: Sau hội thảo này Vinasa và Hội đồng chính sách phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam có kế hoạch tổ chức một số đoàn nghiên cứu đến các nước trong khu vực để tìm hiểu sâu hơn về kinh nghiệm, mô hình chính sách phát triển CNTT, với mục tiêu tăng cườngtư vấn tốt hơn cho công tác xây dựng chính sách tại Việt Nam.

Việt Nam hiện thiếu các chuyên gia, các kỹ năng bậc cao

Tại thị trường gia công phần mềm cho Nhật Bản thì Việt Nam đứng thứ ba sau Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng chỉ chiếm 0,5% thị trường tương đương 21 triệu USD.

Giải thích cho vấn đề này, ông Trương Gia Bình (Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm Việt Nam Vinasa cũng là Phó Chủ tịch của Asocio) cho biết, Nhật Bản họ có quy mô thuê ngoài rất lớn. Việt Nam tuy đứng vị trí thứ ba, nhưng chiếm 0,5% như vậy cơ hội của chúng ta là vô tận. Vấn đề chính của chúng ta là chưa có các chuyên gia, các kỹ năng bậc cao để đáp ứng nhu cầu to lớn. Một trong những giải pháp hiện Vinasa đang suy nghĩ đó là hợp tác với Ấn Độ, nhằm cung cấp các kỹ năng bậc cao, còn Việt Nam cung cấp số lượng các kỹ năng để mở rộng thị trường tại Nhật Bản.

Trong báo cáo toàn cảnh nhân lực khu vực Châu Á – Châu Đại Dương thì Việt Nam và Ấn Độ được coi là những nước cung cấp nhân lực lĩnh vực công nghệ thông tin. Việt Nam chi tiêu cho giáo dục không thấp, điều này sẽ đảm bảo cho nguồn cung nhân lực của ngành. Trong khi, cơ cấu dân số Việt Nam là cơ cấu dân số vàng, do vậy với lực lượng nhân lực như vậy sẽ tạo nên một sức mạnh cộng hưởng.

ASOCIO là liên minh quốc tế lớn và uy tín nhất về CNTT của khu vực châu Á – châu Đại Dương, với 22 hiệp hội thành viên chính thức đại diện cho 22 nền kinh tế trong khu vực, bao gồm hầu hết các cường quốc CNTT như: Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Đài Loan, Hong Kong, Malaysia, Singapore… với hơn 10.000 hội viên là các doanh nghiệp CNTT hàng đầu trong khu vực. Và Việt Nam đã nhận được sự tán thành của đa số thành viên qua bỏ phiếu kín trong cuộc đua giành quyền đăng cai tổ chức năm nay.

Tuấn Phong tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com).

Bài liên quan

Giải pháp cho nguồn nhân lực công nghệ thông tin.

(Hiếu học). “Khoảng cách giữa khả năng cung ứng nhân lực và nhu cầu thực tế trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) sẽ ngày càng lớn nếu không có các giải pháp phù hợp và kịp thời. Đến năm 2020, con số thiếu hụt nhân lực trong ngành công nghiệp CNTT có thể lên tới trên 200.000 người”.

Tiềm năng và thực trạng lao động ngành Công Nghệ Thông Tin.

(Hiêu học). Nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ thông tin rất lớn. Đây là ngành rất hấp dẫn và là ngành có nhiều trường đào tạo, dễ tìm trường. Tuy nhiên, thực trạng lao động trong ngành Công Nghệ Thông Tin tại Việt Nam hiện nay lại thiếu về số lượng, dù sinh viên đã được đào tạo qua trường lớp nhưng vẫn yếu kém về chất lượng khi làm việc.        

Tiềm năng ngành nghề có đủ cho mọi bậc học.

(Hiếu học). Nhiều chuyên gia tư vấn khuyên thí sinh nên chọn ngành học được đào tạo rộng để có nhiều cơ hội kiếm việc làm. Bên cạnh đó, thực tế thị trường lao động đang góp phần tạo nên một xu hướng chọn ngành cho thí sinh trong suốt những năm gần đây.

Công nghệ thông tin: Những yêu cầu và cơ hội.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Công nghệ thông tin hiện là một ngành còn có rất nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng rất nhiều yêu cầu thử thách. Thật sự công nghệ thông tin là một ngành đòi hỏi chất xám và sự kiên trì, phải có tư duy tốt, tư duy suy luận và giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo chứ không chỉ thuần túy là giỏi toán nếu muốn vươn cao trở thành chuyên viên lành nghề trong ngành công nghệ thông tin.  

Muốn dự thi vào Ngành Công nghệ thông tin?

(Hiếu học). Em đang học lớp 12, yêu thích và muốn thi vào ngành Công nghệ thông tin nhưng em chưa hiểu rõ về từng phân ngành nhỏ của ngành này như khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật phần mềm, hệ thống thông tin, mạng máy tính và truyền thông. Cho em biết các ngành này đào tạo những gì, sau khi tốt nghiệp làm việc ở đâu và sức học như thế nào thì học tốt ngành công nghệ thông tin? (Câu hỏi của các bạn: minhnguyen1993, quocnam, …).

Cùng chuyên mục