Phát triển dịch vụ logistics

(hieuhoc_hieuhoc) Để giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh, việc tạo điều kiện cho hoạt động logistics phát triển có ý nghĩa rất quan trọng. Các doanh nghiệp logistics cần có nguồn nhân lực và phải được tổ chức chuyên nghiệp, quy mô hơn.

=> Chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng: Họ là ai?

Dịch vụ logistics là hàng loạt hoạt động kinh doanh trải dài trong các khâu cung ứng nguyên liệu đầu vào, phân phối sản phẩm, đóng gói, tiếp thị, giám sát lưu thông… nhằm cung cấp giải pháp vận tải dựa trên việc lập kế hoạch, thực thi và quản lý chặt chẽ các luồng hàng hóa, ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng phục vụ của hệ thống giao thông, vận tải truyền thống, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Dịch vụ này cũng góp phần giảm chi phí vận chuyển, tăng tổng thu nhập quốc doanh. Ước tính nếu giảm 10% chi phí vận chuyển thì GDP quốc gia sẽ tăng 0,5%.

Với tư cách là Chủ tịch ASEAN 2010, từ ngày 22 đến 28-8, tại Đà Nẵng, Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 42 và các hội nghị liên quan, với sự tham gia của 18 Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và 8 nước, cộng đồng đối tác (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Ấn Độ, EU, Nga). Mở đầu sự kiện quan trọng này là Hội thảo chuyên đề về thực thi lộ trình hội nhập về dịch vụ logistics, diễn ra sáng 22-8. (Hình: Quang cảnh Hội thảo dịch vụ logistics).

Theo ước tính, giá trị dịch vụ logistics toàn cầu đạt trên 1.200 tỷ USD/năm, chiếm khoảng 16% tổng GDP toàn cầu. Nếu giảm 10% chi phí vận chuyển có thể làm tăng 20% lưu lượng thương mại hay giảm một nửa chi phí vận chuyển và làm tăng 0,5% tổng GDP đối với mỗi quốc gia.

Các nền kinh tế ASEAN đang có mức tăng trưởng nhanh và năng động, quy mô thị trường không ngừng phát triển với tốc độ từ 5%-7%/năm. Giá trị giao dịch thương mại của ASEAN đạt gần 1.500 tỷ USD/năm. Hội nhập kinh tế khu vực của ASEAN càng sâu thì nhu cầu giao thương giữa các nước càng lớn. Vì vậy, việc tạo điều kiện cho hoạt động logistics có ý nghĩa quan trọng để giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Qua hơn 2 năm thực hiện lộ trình hội nhập ngành logistics, về tự do hóa thương mại và đầu tư, theo lộ trình cam kết, phần lớn các nước ASEAN đã cho phép các doanh nghiệp ASEAN được tự do đầu tư trong các phân ngành dịch vụ vận tải hàng hóa.

Đặc biệt, ASEAN đang khẩn trương thực thi kế hoạch chiến lược phát triển hải quan và “Cơ chế một cửa ASEAN” nhằm hài hòa quy tắc quản lý thương mại và thủ tục hải quan giữa các nước. Theo kế hoạch, các nước ASEAN-6 (Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan) sẽ hoàn thành xây dựng cơ chế hải quan một cửa vào 2010, Việt Nam sẽ hoàn thành vào năm 2012, 3 nước còn lại, gồm: Lào, Campuchia, Myanmar sẽ hoàn thiện trong thời gian sớm nhất. Ngoài ra, ASEAN đang ưu tiên triển khai 2 dự án đường bộ và đường sắt rất quan trọng. Đó là, dự án mạng đường bộ ASEAN và dự án đường sắt Singapore – Côn Minh. Hai dự án này sẽ nối dài “cánh tay” liên kết giữa các nước ASEAN và xa hơn nữa là các đối tác trong khu vực.

Tuy nhiên, tại hội thảo, các đại biểu đều có chung nhận định: Sự khác biệt về tiêu chuẩn, công nghệ, năng lực chuyên môn và cả sự chênh lệch về trình độ phát triển của các nước ASEAN sẽ còn là thách thức không nhỏ mà ASEAN phải xử lý trong thời gian tới. Vì vậy, chiến lược hội nhập logistics của ASEAN cần phải thể hiện trong chiến lược phát triển dịch vụ logistics của mỗi quốc gia.

Để lộ trình này thực hiện nhanh và hiệu quả, vấn đề dịch vụ logicstics được đặt lên hàng đầu. Có 3 phương thức vận chuyển hàng hóa đó là đường bộ, hàng không và đường biển. Và việc đầu tiên cần làm là phải nâng cao tính cạnh tranh của dịch vụ logictics, nâng cao và mở rộng năng lực của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, phát triển nguồn nhân lực, tăng cường đầu tư hạ tầng phục vụ cho vận tải đa phương thức…

HỌC Ở ĐÂU?

Trung tâm đào tạo Logistics HVHK Việt Nam

Địa chỉ: 18A/C1 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh.
Website: http://www.logistics-vaa.com.vn
Hotline 24/7: Mr. Toàn : 0933 029 729

Với vai trò điều phối lộ trình hội nhập ngành logistics của ASEAN, Việt Nam mong muốn thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ logistics trong khu vực, qua đó, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp logistics, đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Hiện nay, dịch vụ logistics ở Việt Nam chiếm 15%-20% GDP (khoảng 12 tỷ USD) mỗi năm với trên 800 doanh nghiệp logistics đang hoạt động. Đa số doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, tổ chức kinh doanh còn thể hiện sự manh mún, thiếu chuyên nghiệp, năng lực cạnh tranh thấp và nguồn nhân lực hạn chế.

Như Thành tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng � Họ là ai?

Với xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, việc một đôi giày mang thương hiệu Mỹ như Nike hay Adidas nhưng lại được sản xuất ở Việt Nam đã là chuyện quá đỗi bình thường. Tuy nhiên, chắc chắn cho đến nay nhiều người vẫn chưa biết rõ hành trình mà một đôi giày như thế đã trải qua để đến với người tiêu dùng.    

Ngành hàng không dân dụng.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Giữ cho huyết mạch giao thông của đất nước luôn thông suốt là nhiệm vụ của ngành giao thông vận tải. Trong đó, ngành hàng không dân dụng nói riêng, đang giữ một vai trò ngày càng quan trọng và sẽ tiếp tục được chú trọng đầu tư phát triển.

Cùng chuyên mục