Lưu ý với bài thi trắc nghiệm ĐH, CĐ.

(Hiếu học). Ngày 10/6, Bộ GD- ĐT đã có công văn gửi các trường ĐH, CĐ về tổ chức thi và chấm bài thi trắc nghiệm 2010. Theo đó, Bộ đã có những lưu ý đặc biệt đối với thí sinh khi làm bài thi trắc nghiệm.

– Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, chấm điểm thi trắc nghiệm được tiến hành quy đổi bằng máy tính từ thang điểm 100 sang thang điểm 10 (điểm lẻ đến 0,25) cho từng bài thi trắc nghiệm. (Đề thi trắc nghiệm gồm 50-80 câu hỏi)

Theo Bộ GD-ĐT, trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng tháng 7/2010 sẽ tổ chức thi trắc nghiệm hoàn toàn đối với các môn Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật), Vật lí, Hóa học, Sinh học, các môn khác thi theo hình thức tự luận.

Đề thi trắc nghiệm mônVật lí, Hóa học, Sinh họcgồm 50 đến 60 câu,các môn ngoại ngữ gồm 80 câu. Thời gian làm bài là 90 phút. Đề thi cóhai phần: phần chung cho tất cả thí sinh được ra theo phần giao thoa giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao, phần riêng được ra theo từng chương trình: chương trình chuẩn và chương trình nâng cao (riêng đề thi các môn ngoại ngữ chỉ có phần chung). Thí sinh chỉ được làm một phần riêng thích hợp. Thí sinh nào làm cảhai phần riêng, bài làm coi như phạm quy, chỉ được chấm điểm phần chung và không được chấm điểm phần riêng.

Các câu trắc nghiệm trong đề thi đều cóbốn lựa chọn A, B, C, D. Đề thi được in sẵn và có nhiều phiên bản (mỗi phiên bản là một mã đề thi), do máy tính tự động xáo trộn thứ tự câu cũng như thứ tự các phương án A, B, C, D. Số phiên bản đề thi là nội dung được bảo mật đến khi thi xong.Điểm của bài thi trắc nghiệm được máy tính quy về thang điểm 10 như bài thi tự luận.

Mẫu phiếu trả lời trắc nghiệm được in sẵn theo quy định của Bộ GD-ĐT

Bộ GD-ĐT cũng lưu ý thí sinh khi làm bài thi trắc nghiệmĐH, CĐ.

Trong phòng thi, mỗi thí sinh được phát 1 tờ phiếu TLTN và 1 tờ giấy nháp đã có chữ ký của cán bộ coi thi. Thí sinh cần giữ cho tờ phiếu TLTN phẳng, không bị rách, gập, nhàu, mép giấy bị quăn; đây là bài làm của thí sinh, được chấm bằng máy. Thí sinh dùng bút mực hoặc bút bi điền đầy đủ vào các mục để trống (từ số 1 đến số 9: Tên trường; Điểm thi…); chưa ghi mã đề thi (mục 10). Lưu ý ghi số báo danh với đầy đủ 6 chữ số (kể cả chữ số 0 ở đầu số báo danh, nếu có) vào các ô vuông nhỏ trên đầu các cột của khung số báo danh (mục số 9 trên phiếu TLTN). Sau đó, dùng bút chì, lần lượt theo từng cột tô kín ô có chữ số tương ứng với chữ số ở đầu cột.

Đề thi có 2 phần: phần chung cho tất cả TS được ra theo phần giao thoa giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao; phần riêng gồm: chương trình chuẩn và chương trình nâng cao (riêng đề thi các môn Ngoại ngữ chỉ có phần chung). TS chỉ được làm một phần riêng thích hợp. TS nào làm cả 2 phần riêng, bài làm coi như phạm quy, chỉ được chấm điểm phần chung và không được chấm điểm phần riêng.

Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, thí sinh dùng tẩy tẩy thật sạch chì ở ô cũ, rồi tô kín ô khác mà mình mới lựa chọn. Đó là một trong những lưu ý của Bộ GD-ĐT với thí sinh làm bài thi trắc nghiệm ĐH, CĐ 2010…

Vĩnh Nghiêm tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com).

Bài liên quan

Để thi trắc nghiệm có kết quả tốt.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Kỳ thi năm nay, nhiều môn học cũng sẽ được thi với hình thức trắc nghiệm. Và để có kết quả tốt, các bạn cần phải có những hiểu biết đầy đủ và đúng đắn về hình thức thi rất phổ biến và hiệu quả này.

Giảm áp lực khi đi thi: Đừng quan tâm đến những gì người khác nghĩ.

( hieuhoc_hieuhoc.com.). “Học tài thi phận”, đó là một kết luận chính xác đối với những thí sinh thật sự có khả năng, thậm chí rất giỏi nhưng chẳng may bị hỏng thi. Loại trừ những nguyên nhân khách quan cho sự chẳng may như: bất ngờ đau yếu trong người, gặp chuyện bi ai trong gia đình…; thì nguyên nhân lớn nhất làm giảm sút khả năng của người đi thi chính là: “áp lực tạo nên căng thẳng”. Hẳn nhiên áp lực càng lớn thì kết quả của bài thi bị giảm sút càng nhiều.Vậy những lý do tạo nên áp lực đó là gì? Ta có thể loại trừ nó hoặc làm giảm thiểu tác hại của nó được không? Muốn cho lo lắng không còn đè nặng trong tâm trí, ta cần phải làm những gì để bước vào kỳ thi với một tâm trạng thoải mái, tự tin hầu đạt được kết quả đúng như khả năng của mình?  

Cẩm nang học thi Đại học: Học có hệ thống.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Phải chịu áp lực đậu Đại học rất lớn là điều khó tránh khỏi. Bởi đầu vào Đại học quá hẹp, trong khi số học sinh dự tuyển lại quá nhiều, buộc các bạn phải phấn đấu, cố gắng hơn người. Tuy vậy, không chỉ cố gắng là đủ, các bạn phải học có phương pháp, có thời khóa biểu rõ ràng, và quan trọng nhất là phải học đều trong cả năm học cuối cấp này.

Cùng chuyên mục