Biết điều mình đang thầm nói.

(Hieuhoc-Hieuhoc.com) Dù có nhận ra hay không, bạn vẫn thường xuyên nói thầm trong đầu và tự diễn giải tình hình xung quanh. Đó là cách bạn nghĩ về bản thân cũng như cách ứng phó với hoàn cảnh sống, chúng có thể dẫn đến kết quả tích cực hay tiêu cực.

Chúng ta trở nên như thế nào tùy thuộc vào suy nghĩ của chính mình.

Một trong những mưu mẹo quỷ quyệt nhất của tâm trí dùng để điều khiển con người chính là nỗi sợ hãi… Sợ nghèo đói, sợ bị chỉ trích, sợ ốm đau bệnh tật, sợ mất đi tình yêu thương, sợ tuổi già và sợ cái chết. Và những lời lảm nhảm tiêu cực xảy ra khi bạn cứ lặp đi lặp lại trong đầu những suy nghĩ u sầu hoặc những khoảnh khắc xấu hổ. Nếu cứ giày vò bản thân mãi thì vấn đề nhỏ cũng hóa ra nghiêm trọng, khiến bạn rơi vào tình trạng suy nhược, trầm cảm.

Làm sao để không còn lảm nhảm trong đầu?

Chúng ta nên nhận biết trong tâm trí những gì đang làm chúng ta lo phiền , và hãy thực sự xem xét chúng. Vì nếu những điều phiền lo không được nhận biết cụ thể, trí tưởng tượng có thể phóng đại và chúng sẽ tràn ngập một cách dai dẳng, bạn sẽ buông thả theo vòng xoáy của chúng mà không thoát ra được.

Đểhài lòng với bản thân có nghĩa là chấp nhận bản thân cả bên trong lẫn bên ngoài và biết mỉm cười với bản thân. Bạn hãy tập thói quen thường xuyên tự hỏi rằng: “Mình đang cảm thấy, và đang quy nghĩ gì đây?”. Câu hỏi này sẽ giúp bạn đi đúng đường. Nên nhớ là chỉ quan sát thôi, đừng phân tích gì cả. Cứ dõi theo những ý nghĩ, cảm xúc đang hiện diện ở trong bạn để biết rằng mình có đang chỉ trích bản thân? Và khi nhận biết các suy nghĩ này, nó làm chậm nhận thức của bạn về thời gian, sẽ có những khoảng trống giữa các ý nghĩ, bỗng nhiên các ý tưởng đột ngột vắng lặng, vắng luôn những cảm xúc tiêu cực vẫn thường có mặt ở trong bạn.

Lưu ý, mẹo ở đây là không phê phán, không sửa đổi những ý nghĩ, cảm xúc đó, không thay thế nó bằng ý nghĩ khác mà bạn tưởng rằng nó tích cực hơn. Thực tế, bạn vẫn tiếp tục lảm nhảm trong đầu nếu cứ cố gắng suy nghĩ sao cho tích cực hơn một cách gượng ép. Nếu tiếp tục can thiệp vào suy nghĩ, bạn sẽ thay thế một lảm nhảm này bằng nhiều lảm nhảm khác.

Phần lớn những khi bạn đối diện với nỗi ưu phiền của mình, bạn sẽ phát hiện ra thực chất nó chẳng phải là mối đe dọa lớn lắm. Trong cuốn sáchThe Principles of Psychology, tác giả William James đã nhận thấy rằng con người luôn có những ám ảnh trong suy nghĩ của chúng ta về quá khứ và tương lai. Tâm trí của chúng ta luôn hối tiếc về những việc đã làm trong quá khứ, cũng như mong chờ một tương lai có thể sẽ không bao giờ đến. Nhưng vẫn có cách để chúng ta loại bỏ những lảm nhảm đó.

Mấu chốt nằm ở việc quan sát tâm trí, dõi theo những gì đang xảy ra trong suy nghĩ của mình, hãy xem nó như “người khác” mà bạn chỉ là nhân chứng. Một ví dụ để thực hiện là dùng ngôi thứ ba thay vì là “tôi”, bạn hãy dùng danh xưng “anh ấy/cô ấy” hay “nó” đang xảy ra như vậy và mình chỉ là người nhận thấy. Điều này giúp bạn có thể suy nghĩ khách quan hơn khi nhớ đến các sự việc đã xảy ra, hay những dự định trong tương lailợi ích ngay tức thì là giảm căng thẳng, lo lắng.

Luyện tập quán sát tâm trí, một trong những kỹ năng làm chủ tư duy có những tên gọi khác như: Thiền định, Sống tỉnh thức, Trí thông minh nội tâm , Sự hiện diện , Raja Yogacó thể nhanh có kết quả với một số người, trong khi một số người khác phải dành nhiều thời gian và công sức hơn. Dù vậy, sự nỗ lực này không phí phạm, phát triển được khả năng thấu hiểu chính mình, làm chủ được những suy nghĩ trong đầu chính là một bước tiến quan trọng trong việc đổi mới khả năng nhận thức, cải thiện sức khỏe tinh thần và hạnh phúc trong cuộc sống.

Chúc bạn thành công.

Võ thành Trí (Hieuhoc-Hieuhoc.com)

Bài liên quan

Quy luật tương tác của tâm lý.

 (Hieuhoc-Hieuhoc.com) Có một quy luật tương tác tâm lý là tất cả những gì chiếm giữ tâm trí ta đều sẽ được định hình có mục tiêu. Và mỗi người chúng ta đều có thể chứng minh quy luật này từ những trải nghiệm của riêng mình.

Trí Thông Minh Nội Tâm.

(Hieuhoc – Hieuhoc.com). Trí Thông Nội Tâm (TTMNT) là năng lực nhận thức nội tâm và làm chủ cảm xúc của bản thân ngay từng lúc trong tâm trí.

Khắc phục những lo lắng buồn phiền.

(hieuhoc_hieuhoc.com) Tại sao chúng ta phải buồn phiền? Chúng ta có thể làm được gì cho sự việc mà chúng ta đang buồn phiền lo sợ? Và thay vì dành thời gian cho việc lo sợ, nếu hành động ngược lại, ta sẽ có được thứ mình muốn…  Sau đây là một số cách đề nghị tốt để khắc phục những lo lắng buồn phiền cho chúng ta.

Cùng chuyên mục