Nghệ thuật thể hiện lòng trung thực

(hieuhoc_hieuhoc.com) Thể hiện sự trung thực như thế nào cũng là một nghệ thuật. Nghệ thuật thể hiện lòng trung thực, lòng thành thật của mình rất khác nghệ thuật che dấu sự thật. Chớ nói dối, chớ khéo mồm, khéo miệng, khéo ứng xử để giấu sự thật. Bởi không ai có thể giấu được sự thật, không sớm thì muộn, có khéo léo che đậy cách nào rồi người ta cũng biết…

* Trường đại học Notre Dame (Úc) đã tiến hành cuộc nghiên cứu với dự án mang tên “Khoa học chân thật”: Theo các tác giả nghiên cứu, ít nói dối không chỉ tốt cho mối quan hệ mà còn tốt cho bản thân. Nói dối, thiếu trung thực không chỉ có thể làm hủy hoại các mối quan hệ, uy tín… mà còn khiến tâm trí con người luôn phải căng thẳng tìm cách đối phó vì lo sợ bị phát giác.

Chúng ta đang sống trong xã hội mà xung quanh là cả một mạng lưới thiếu trung thực và sẵn sàng tiêu diệt lẫn nhau. Cho nên sống trung thực rất khó khăn, nếu không vững vàng, những người đang sống bằng tấm lòng trung thực cũng sẽ xuôi theo người đời, chạy theo họ mà đánh mất mình.

Ở đời, người trung thực, không tham lam luôn thắng và luôn luôn được hạnh phúc, còn người thiếu trung thực và tham lam luôn luôn nhận những hậu quả đau buồn. Nhưng thể hiện sự trung thực như thế nào cũng là một nghệ thuật, phải chịu đựng, có bản lĩnh và sáng suốt.

Một là, giữ lòng trung thực, không nói dối, khéo mồm, khéo miệng, khéo ứng xử để giấu sự thật. Bởi không ai có thể giấu được sự thật, không sớm thì muộn, có khéo léo che đậy cách nào rồi người ta cũng biết… Nhưng chúng ta vẫn chấp nhận và tạm thời sử dụng những phương pháp để đối ứng với thế giới thiếu trung thực (coi như đó là một thử thách để mình vượt qua). Đó là không trả thù, không trả đũa để mình không phải đau buồn, lại khỏi mất thời gian, bực bội và lòng trung thực cũng như tâm hồn đẹp của mình không bị mất đi.

Hai là, đừng nản chí, hãy cố gắng nâng cao kỹ năng chuyên môn và nâng cao tính thuyết phục của mình, sẵn sàng trong những tình huống mình cần phải chứng minh, chứng tỏ, thuyết phục… chứ không sử dụng cách dối trá, người ta sẽ thất vọng, sẽ mất niềm tin với mình và không còn ai tin mình nữa.

Đồng thời, thể hiện sự trung thực như thế nào? Trung thực nhưng là thành thật một cách khéo léo, biết cái gì nên nói, cái gì không (điều này thể hiện sự thông minh và chiều sâu suy nghĩ của bạn). Và cũng phải khéo giữ thông tin riêng tư, bảo mật tài liệu của mình, người ta hiểu mình quá rõ, quá nhiều cũng không được. – “Không được có lòng hại người, nhưng phải có lòng phòng người”, quả thực như vậy! Lạc quan yêu đời, có niềm tin ở con người, nhưng không có nghĩa là trung thực một cách “ngây thơ”.

Vừa có kỹ năng, lại vừa có lòng trung thực cao, bạn sẽ rất tự tin và dễ thành công. Có lòng trung thực, người xung quanh biết và có cảm tình với bạn, người ta sẽ giúp đỡ, đào tạo, hỗ trợ vốn liếng, hoặc người ta âm thầm giúp đỡ… Đừng bao giờ quên rằng, trung thực là đức tính tốt đẹp, là sự thể hiện của lòng tốt, là tài sản quý giá trong cuộc đời của bạn. Nó không chỉ làm cho người khác tin tưởng vào bạn, mà nó còn đem đến cho bạn nhiều cơ hội hơn.

Gia Nghi tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Tiêu chuẩn chọn lựa của nhà tuyển dụng.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Khi tuyển chọn nhân viên, các nhà tuyển dụng sẽ quyết định có nên chọn bạn để phục vụ cho công ty của họ hay không đều dựa vào các yếu tố: Bằng cấp, kiến thức-kinh nghiệm và thái độ làm việc. Trong 3 yếu tố đó, thái độ là điều kiện quyết định để nhà tuyển dụng lựa chọn ứng viên.

Lòng tự trọng: Tin vào bản thân.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Tất cả mọi người đều tự có trong mình một ý thức đánh giá bản thân: Khi là tự hào, tự tin vào chính mình, quan tâm đến mình, nhưng cũng có lúc cảm thấy tự ti, nghi ngờ chính mình....

Tình bạn chân thành?

(Hiếu học). Con người tự do lựa chọn bạn bè cho mình với nhiều lý do khác nhau. Trong đó, sự quan tâm chân thành là điều kiện cần nhưng chưa đủ để gây dựng nên những tình bạn tốt đẹp…  

Cùng chuyên mục