Những lí do khiến bạn làm việc trong ngành tài chính

(hieuhoc_hieuhoc.com): Trong sự phát triển của sân chơi chứng khoán hay các dịch vụ tài chính tiền tệ như hiện nay, chắc hẳn các bạn đã thấy lĩnh vực này sôi động và đầy tiềm năng như thế nào.

Khi bạn quyết định theo học và làm trong ngành tài chính, bạn sẽ thu về không ít điều “hay ho” sau:

Nhu cầu tuyển dụng cao

Theo kết quả đánh giá các chỉ số nhân lực của Công ty Tư vấn Navigos, chỉ tính riêng quý 2/2007, nhu cầu nhân lực kế toán, tài chính ngân hàng của ngành ngân hàng tăng trên 1.300 người, tăng 383%. Xét về tốc độ gia tăng của thị trường, nguồn nhân lực của ngành ngân hàng chiếm tỉ lệ tăng 57%, tiếp theo là kế toán, tài chính (42%). Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đưa ra dự báo: đến năm 2010, nhu cầu nguồn nhân lực của các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, kiểm toánthẩm định giá khoảng 13.500 người.

Trong đó, lĩnh vực chứng khoán cần tới 5.000 người, tăng trên 500% so với hiện nay; nhu cầu nhân lực đối với ngành kiểm toán đứng thứ 2 với tốc độ tăng 103% so với hiện nay (khoảng 3.000 người); lĩnh vực thẩm định giá cũng được dự báo cần tới 500 người (tăng 20% so với hiện nay).

Cũng theo thống kê của Bộ Tài chính, tổng nhân sự cho ngành Ngân hàng đang thiếu khoảng 30.000 người. Lượng “cung” thấp hơn “cầu” quá nhiều đã giúp hầu hết SV ngành Tài chính – Ngân hàng tuy chưa tốt nghiệp nhưng về mặt lý thuyết là đã chắc chắn có việc làm! Thậm chí, nhiều ngân hàng đã có chiến lược thu hút chất xám đối với những SV khá, giỏi đang học năm thứ 3, 4.

Lượng “cung” thấp hơn “cầu” quá nhiều đã giúp hầu hết SV ngành Tài chính – Ngân hàng
tuy chưa tốt nghiệp nhưng về mặt lý thuyết là đã chắc chắn có việc làm


Mức thu nhập thuộc hàng “top”

Có thể khẳng định rằng ở bất kì một nền kinh tế đang phát triển nào thì mức độ lương bổng và thu nhập của những người làm trong nghề tài chính cũng luôn ở mức độ cao nhất. Trong giới viên chức văn phòng, nghề tài chính cso thu nhập thuộc hàng “top” không chỉ ở nước ta mà cả trên thế giới. Ở nước ta, một sinh viên học về tài chính mới ra trường có mức lương thường là 5, 6 triệu; sau đó sẽ tăng lên 10 triệu, 15, 20 triệu… Mức thu nhập này còn tùy thuộc vào năng lực của bạn đến đâu nữa.

Sức trẻ

Hãy so sánh với các ngành hay lĩnh vực khác, ngành tài chính luôn có xu hướng không quá coi trọng “mức độ thâm niên” của người lao động khi quyết định tuyển dụng một vị trí cho công ty. Trong ngành này, tuổi tác hoàn toàn không có ý nghĩa. Và đó cũng là lí do vì sao ngành này luôn thu hút tất cả những nhân tài đầy tham vọng và… hết sức trẻ tuổi.

Môi trường làm việc năng động

Làm việc trong ngành tài chính là bạn được tiếp xúc với những vấn đề sôi động nhất của nền kinh tế: thị trường tài chính và tiền tề – chiếc nhiệt kế đo sự lên xuống của nền kinh tế.

Bất cứ sự kiện kinh tế nào cũng có thể ảnh hưởng đến thị trường này và ngược lại, mọi sự thay đổi của thị trường tài chính tiền tệ như lãi suất, tỉ giá, VN-Index, giá vàng, giá xăng, giá USD… đều tác động các đến các họat động kinh tế khác như đầu tư, ngoại thương…

Yếu tố trên khiến cho bạn có cảm giác luôn luôn được ở chính giữa vòng chuyển động của nền kinh tế. Chính vì vậy, ngành tài chính luôn đòi hỏi sự nhạy bén trong suy nghĩ và dứt khoát trong hành động. Vì thế nếu bạn thực sự muốn trau dồi khả năng nhạy bén và độc lập trong công việc của mình hãy đầu quân cho các công ty tài chính.

Sự đơn giản

“Hết sức nhẹ nhàng” đó là tất cả những gì có thể miêu tả về hoạt động hành chính trong ngành tài chính. Đa phần các công ty hàng đầu đều có xu hướng xây dựng công ty theo đội ngũ vô cùng “mỏng”. Chính vì điều này đã giúp cho việc đi đến quyết định nhanh chóng hơn, và việc một nhân viên mới toe được diện kiến sếp để trình bày nguyện vọng của mình là điều hết sức bình thường. Thậm chí bạn có thể xung phong nhận thêm trách nhiệm – 1 điều hiếm thấy ở những công ty khác.

Sự tiên đoán

Một quy luật chung cho sự thành công trong ngành tài chính nói chung và ngành ngân hàng hay bảo hiểm nói riêng đó chính là khả năng tiên đoán và định liệu được trước tương lai. Tất nhiên đây không phải là sự tiên đoán vô căn cứ mà là dựa trên số liệu, sự phân tích, kinh nghiệm và 1 chút ít may mắn.

Vì vậy, nếu bạn muốn sở hữu một “bộ óc” biết phân tích và có khả năng tiên liệu mọi chuyện, tham gia vào ngành tài chính là lời khuyên hữu ích nhất. Điều này không những tốt cho “ túi tiền” của bạn mà còn rất có ích trong cuộc sống nữa.

Nguyễn Trọng (Tổng hợp từ Internet)

Bài liên quan

Sáng tạo (Bài 2) : Tâm hồn sáng tạo.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Muốn là người sáng tạo, trước tiên phải học và sống với một “Tâm hồn sáng tạo” trước đã. Ở nhũng người sáng tạo, có thể họ đã may mắn có sẵn một tâm hồn như vậy, việc của họ chỉ là tiếp tục học hỏi, tìm kiếm để phát huy sáng tạo mỗi ngày một tốt hơn. Riêng với chúng ta, cần phải nhận biết và thay đổi mới có thể gây dựng cho mình một tâm hồn sáng tạo…

Sáng tạo: Bước nhảy đột phá diệu kỳ.

(hieuhoc_hieuhoc.com)Sáng tạo không có giới hạn, không có rào chắn. Sáng tạo không phân biệt đúng - sai, hữu ích và không hữu ích. Một sáng tạo nào đó sẽ nảy sinh, làm sao biết được rằng nó sẽ có hoặc không có giá trị?  

Cùng chuyên mục