Những sai lầm có thể tránh trên đường công danh.

(Hiếu học). Những sai lầm nhỏ có vẻ như vô tội, đôi khi trở thành những hố bẩy lớn trên đường công danh. Nhưng bạn có thể tránh được nhiều sai lầm trong số đó nếu nhận biết chúng. Sau đây là những lỗi lầm phổ biến nhất.

Những hầm hố trên đường công danh…
1) Sai lầm vì không có kế hoạch gì cả:

– Cho rằng: Lên kế hoạch là việc của bộ ngành nhân sự, không can hệ đến bản thân. Nhưng việc thực hiện cuối cùng là cá nhân. Do đó bạn không nên thờ ơ, được chăng hay chớ, làm việc không có kế hoạch, sự hấp tấp chỉ làm tốn thêm thời gian cho công việc.

– Xung đột là việc khó tránh khỏi nơi làm việc.Nếu không có kế hoạch, không có “nước đi” khôn ngoan, sự xung đột của bạn với người (mà người đó) thật sự thể khiến sự nghiệp của bạn chạy trật đường rầy, hãy tự hỏi, chính xác thì bạn muốn kết quả ra sao?

2) Sai lầm vì làm người cô độc:

– Một số người cho rằng thời gian làm việc càng nhiều, càng thể hiện sự cần cù chăm chỉ của bản thân. Nhưng như thế chưa đủ, bạn cần triển khai những mối quan hệ hữu ích với các bộ phận khác trong cơ quan của mình. Vì những đồng minh nói tốt về bạn sẽ làm tăng mức độ biết bạn của lãnh đạo cấp trên.

Cho rằng mọi việc đều trắng đen rõ ràng, giống như đáp án chuẩn củađề thi, đánh giá một cách khách quan ưu nhược điểm. Tự thấy mình như đang bảo vệ niềm tin, kiên trì theo đuổi một cách nguyên tắc. Nhưng người khác lại không hoàn toàn cho là như vậy. Bạn làm việc cô độc và kết quả thường là thất bại.

3) Sai lầm vì giấu diếm:

– Khi làm việc, luôn tỏ ra hiểu biết, hay phàn nàn chê việc. Nhưng bản thân không thểtự mình làm tốt công việc. Mong thành công, nhưng không thích học hỏi, luôn tìm cách che giấu khuyết điểm. Về cơ bản không giải quyết được vấn đề, mà càng che đậy nhiều khi càng nguy hại.

– Khi bạn phạm một sai lầm, điều tốt nhất phải làm chính là thú nhận và sửa chữa nó càng sớm càng tốt. (Khi thấy mình bị “tổ trác”, bị sa xuống hố, thì cách bạn leo lên có lẽ quan trọng hơn cách bạn rơi xuống đó!)

4) Sai lầm vì thiếu tự tin, luôn hoài nghi về hiệu quả làm việc của bản thân:

– Thông minh, kinh nghiệm nhưng khi được đề bạt lại không tự tin, tự cảm thấy mình không đảm nhận được côngviệc. Không tham vọng thăng tiến,tự hài lòng với vị trí hiện tại hoặc khi thấp hơn một hai cấp sẽ thích hợp hơn.

– Là đại diện điển hình của chủ nghĩa bi quan, do dự. Luôn thấy mình mất đi phương hướng nghề nghiệp. Trước khi làm việc, luôn tưởng tượng ra kết quả, từ đó cảm thấy bất ổn. Quá để ý đến thể diện, thậm chí lo lắng thiếu sót sẽảnh hưởng đến bản thân. “Lựa chọn của mình rốt cuộc đúng hay sai?” Luôn cho rằng chức vụ của mình không vững,không theo kịp người khác vì thiếu tự tin vào bản thân.

5) Sai lầm vì không xác định công việc của mình:

Thấy công việc của người khác ưu thế hơn liền có tư tưởng dao động, không xác định rõ công việc của chính mình để quyết tâm theo đuổi. Vận may hiếm hoi có đến thì cũng sẽ sớm thất bại vì không xác định rõ mục tiêu lâu dài theo khả năng của mình. Ví như: Một người có phẩm chất kỹ thuật, có khả năng, tay nghề cao nhưng không phát triển theo lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật mà lại chờ vận may để trở thành nhà quản , nhà lãnh đạo thì cũng chưa chắc sẽ thành công khi có cơ hội nếu không phẩm chất lãnh đạo. Vì thế, cần phải sẵn sàng chuẩn bị đầy đủ hành trang cần thiết để nắm bắt cơ hội trên đường công danh.

Điều cuối cùng: Nếu bạn cho rằng trên đường công danh, bạn đã lãng phí nhiều sức lực và thời gian, thì trong những ngày tháng sắp đến bạn không nên để bị vấp ngã nữa, vì như thế sẽ càng mất nhiều thời gian và sức lực, niềm tin và cuộc sống.

Trong thực tế, chúng ta đã nhìn thấy nhiều người có tinh thần mạnh mẽ. Họ đã đạt được từ thành công này đến thành công khác, vì họ không hoài nghi năng lực bản thân, không giảm súttự tin, cũng không lãng phí thời giờ để thất vọng bi quan.

Chúc bạn vững bước trên con đường công danh-sự nghiệp.

Nhật Quang (hieuhoc_hieuhoc.com).

Cùng chuyên mục