Cẩm nang học tập và sinh sống ở Singapore

Nền kinh tế phát triển, khoa học hiện đại, con người lịch sự và thiên nhiên tươi đẹp của đảo quốc Sư tử chắn chắn đã hấp dẫn nhiều người. Đặc biệt, nền giáo dục tiên tiến đạt chuẩn quốc tế với chi phí không cao là một lực hút không nhỏ thu hút các du học sinh từ khắp nơi đến Singapore học tập.

I. Giới thiệu về Singapore

1. Vị trí địa lý

Singapore là một thành phố đảo nằm ở miền Nam của bán đảo Malaysia. Lãnh thổ Singapore từ Đông đến Tây là 42 km, từ Bắc đến Nam là 23km. Tổng diện tích là 647.5km2. Nhiệt độ trung bình cao nhất là 30.8 độ C vào buổi trưa và 23 độ C vào buổi tối. Độ ẩm trung bình vào khoảng 84.4%.

2. Dân số

Tổng số dân:
– 1970: 2.07 triệu (2.01tr dân & 61,000 người nước ngoài)
– 1980: 2.41 triệu (2.28tr dân & 131,000 người nước ngoài)
– 1990: 3.05 triệu (2.74tr dân & 311,000 người nước ngoài
– 2000: 4.03 triệu (3.27tr dân & 745,500 người nước ngoài)
– 2006 4.48 triệu (3.60tr dân & 875,000 người nước ngoài)

Theo dự đoán, Singapore sẽ có khoảng 6.5 triệu dân vào năm 2030.
(Nguồn: ST 060507)

Số lượng ước tính cư dân nước ngoài chủ yếu tại Singapore: (Nguồn: Embassies & HC)

– Người Hoa: 200,000
– Người Indonesia: 150,000
– Người Philipine: 120,000
– Người Ấn Độ: 90,000
– Người Bangladesh:60,000
– Người Thái: 45,000
– Người Nhật: 26,000
– Người Sri Lankan: 20,000
– Người Anh: 17,000
– Người Mỹ: 15,000
– Người Nam Triều Tiên: 15,000
– Người Úc: 15,000
– Người Myanmar: 10,000
– Người Đức: 5,000
– Người Pháp: 4,000

II. Chính sách người nước ngoài làm việc tại Singapore

Chính sách này nhằm duy trì, quản lý số lượng lao động nước ngoài với mục đích bổ sung cho lực lượng lao động địa phương nhằm đối mặt với tỉ lệ sinh giảm, dân số đang già hóa và tốc độ tăng trưởng kinh tế quá nhanh.

Giấy phép làm việc tại Singapore được cấp xét bởi Bộ Lao động bao gồm các nước hà Quốc, Đài Loan, Trung Quốc – Hong Kong, Macao, Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka, Bangladesh, Myanmar, Thailand, Malaysia, Indonesia và Philippines.

Không có bất kỳ giới hạn quốc tịch nào khi làm việc tại Singapore. Có khoảng 560,000 lao động nước ngoài đang làm việc tại Singapore.

Tiếng Anh là ngôn ngữ chính trong các cơ quan hành chính. Vì thế, tất cả tài liệu khi nộp vào ICA hoặc MOM đều phải có bản dịch bằng tiếng Anh.

III. Việc làm mới

Nơi có việc làm mới? Việc làm hằng năm sẽ đạt cực đỉnh vào những ngành sau:
– Dịch vụ: 8,800
– Tài chính: 5,900
– Tin học: 4,700
– Vận chuyển & logistics: 4,000
– Giáo dục: 2,800
– Chăm sóc sức khỏe: 2,300
– Bán sỉ: 1,900
– Xăng dầu & Hóa chất: 1,400

Vào tháng 12/2006, có 2,495,900 lao động được thuê làm ở Singapore. Người Singapore 60% (1,498,500), cư dân vĩnh viễn 9.7% (241,100) và người nước ngoài 30% (756,300). Người nước ngoài chiếm 22% tổng số lao động ngành Dịch vụ, 45% ngành Sản xuất và 61% ngành xây dựng.

Kiểm tra sức khỏe cho lao động nước ngoài, sinh viên nước ngoài và cư dân Singapore.

Kiểm tra sức khỏe được yêu cầu đối với những người nước ngoài nộp đơn xin giấy phép đi làm, giấy sinh viên ít nhất 6 tháng, những người nhập cư dài hạn và nhập cư vĩnh viễn. Giấy khám sức khỏe phải được ký bởi bác sĩ bằng chứng từ.

IV. Giấy phép đi làm

Những lao động nước ngoài là những người không phải cư dân Singapore, tìm việc làm ở Singapore từ $2000-$2500 cần một giấy cấp phép của Cơ quan quản lý việc làm trước khi đến Singapore. Giấy phép thường được cấp 2 năm 1 lần.

Người giúp việc nhà nước ngoài: Có khoảng 150,000 người giúp việc nhà tại Singapore, trong đó khoảng 75,000 là người Philipine. Độ tuổi tối thiểu khi đi làm giúp việc là 23 tuổi + 8 năm đi học văn hóa và đậu kỳ thi tiếng Anh trong vòng 3 ngày khi đến Singapore.

V. Giấy phép lao động

Giấy phép lao động là điều kiện bắt buộc đối với những người lao động có chuyên môn với tiền lương cao hơn $2501. Đơn xin gửi đến Bộ Lao động Singapore kèm theo bản sao bằng cấp, giấy chứng nhận đi làm. Giấy phép lao động được cấp cho 1 đến 2 năm trong lần đầu tiên và có thể gia hạn đến 5 năm khi được làm mới. Để có được Giấy phép lao động, người lao động nên có trình độ Đại học và kinh nghiệm làm việc.

VI. Giấy sinh viên

Sinh viên quốc tế khi đến trường mà không có giấy sinh viên sẽ bị phạt. Việc này áp dụng cho tất cả các học sinh, sinh viên nhập học ở các trường như mẫu giáo, trường tư thục, trường đại học, học viện… Tiền tài trợ sẽ không tính vào tiền nhập học ở các trường trên. Giấy được cấp bởi Bộ Nhập cư của Singapore. Phí ghi danh hiện tại ở Singapore khoảng 50,000. Trong tương lai, phí này có thể sẽ tăng lên gấp 3 lần.

Khách sạn, nhà hàng, du lịch, tiếng Anh, khoa học máy tính và MBA là những khóa học đang được các sinh viên nước ngoài ưa chuộng. Người địa phương đứng ra bảo lãnh cho việc nhập học của sinh viên có thể là người Singapore hoặc trường mà sinh viên muốn theo học.

Những tài liệu mà sinh viên cần nộp trong đơn:

– Đơn mời nhập học
– Giấy tờ tùy thân
– Chứng minh nhân dân
– Giấy khai sinh
– Bằng cấp
– Hôn thú của cha mẹ

Người bảo lãnh địa phương nên chuẩn bị 1 khoản tiền bảo vệ $5,000 cho những sinh viên đến từ Ấn Độ, Bangladesh và Burma. Những nước khác, tiền bảo vệ dao động từ $1,000 – $1500.

VII. Pháp luật Singapore

Người nước ngoài làm việc, sinh sống hay đến tham quan tại Singapore đều phải tuân theo luật pháp Singapore. Người Singapore và người nước ngoài đều được bảo vệ dưới Pháp luật Singapore.

Mang chất gây nghiện vào Singapore có thể bị kết tội tử hình. Ở quá hạn hay đến Singapore không phép sẽ bị bắt giam. Chủ doanh nghiệp thuê công nhân bất hợp pháp sẽ bị phạt tiền rất nặng.

VIII. Người Singapore và vợ/chồng nước ngoài

Luật nhập cư cho phép phụ nữ Singapore lấy chồng nước ngoài về chung sống. Từ ngày 2/1/1999, phụ nữ Singapore có thể phụ chồng nuôi sống gia đình. Người nước ngoài đã từng làm việc tại Singapore phải nộp đơn xin sự đồng ý của MOM trước khi ký hôn thú. Nếu không, sẽ có thể bị phạt trục xuất khỏi Singapore.

IX.Thuế thu nhập của người nước ngoài tại Singapore

Khi bạn làm việc ở Singapore, thu nhập của bạn sẽ bị đánh thuế. Người lao động có nghĩa vụ phải đóng thuế cho Nhà nước Singapore theo tỉ lệ nhất định.

Hiếu Thảo lược dịch

Cùng chuyên mục