Chon ngành dự thi Y � Dược và Điều dưỡng đa khoa.

(Hiếu học). Hiện cả nước có 15 ĐH, học viện đào tạo các ngành nghề y – dược, 5 ĐH có khoa y- dược, điều dưỡng, 30 CĐ y- dược, gần 50 trường trung học và cơ sở dạy nghề y tế. Vùng đồng bằng sông Hồng có 17 trường, Bắc Trung bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long, mỗi vùng có 5 trường (một ĐH vàbốn trường CĐ).

Năm nay cũng giống như mọi năm, có 2 kỳ thi ĐH: đợt 1: 4-5/07, đợt 2: 9-10/07 và đợt đợt thi CĐ: 15-16/07. (Có trường ĐH xét tuyển hệ CĐ bằng kết quả điểm thi ĐH).

Đối với ngành Dược, Đạihọc Y Dược TP.HCM tuyển khối B, Đại học Dược Hà Nội tuyển khối A. (Chương trình khi vào học không có gì khác nhau vì dựa trên chương trình khung chung của Bộ Đại học, bằng cấp giống nhau, ra trường làm việc như nhau).

Theo qui chế tuyển sinh hiện hành, 2 khối thi A, B vào 2 đợt khác nhau. Nếu trúng tuyển cả 2 khối, các bạn có quyền chọn lựa ngành học theo nguyện vọng của mình.

Quy chế cộng điểm ưu tiên cho học sinh các khu vực giống như năm 2009. Các khu vực ưu tiên liền kề không quá 0,5 (Khu vực 2, cộng thêm 0,5, KV2 NT: 1,0 và khu vực 1:1,5). Trong trường hợp đặc biệt được vận dụng theo điều 33 của quy chế tuyển sinh.

Mổi TS có 3 cơ hội thi:Thi ĐHvào 2 đợt, CĐ 1 đợt. Nếu thi ĐH không trúng tuyển, mà điểm bằng hoặc cao hơn điểm sàn, sẽ được trường ĐH cấp cho 2 giấy chứng nhận kết quả điểm: Giấy chứng nhận số 1 nộp xin xét tuyển nguyện vọng 2 vào các ngành của trường ĐH còn chỉ tiêu, dùng giấy chứng nhậnđiểm số 2 xin xét tuyển NV3. (Vì vậy, trúng tuyển CĐ, không bắt buộc phải học CĐ nếu đã được xét tuyển vào ĐH theo nguyện vọng 2, NV3).

Nếu thi không đậu bạn có thể sử dụng phiếu điểm (bảng chính) để xin xét tuyển hệ trung cấp tùy ngành nào bạn thích. Điểm xét tuyển dựa vào điểm môn toán và môn sinh (vào tháng 9, trường có thông báo riêng). Sau này có thể thi học tiếp lên bậc đại học. Tuy nhiên do ngành dược đáng “hot” nên điểm chuẩn cao nhất so với các ngành khác (hệ trung cấp). Năm rồi tổng điểm haimôn là 9 điểm.

Thống kê theo ngành học cho thấy, thí sinh có xu hướng ưa chuộng ngành Y – Dược của hệ TCCN tại các trường trung cấp, đại học, cao đẳng ở phía Nam.

Tại TPHCM, hồ sơ nộp vào hệ TCCN của trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch chiếm 34% lượng hồ sơ nộp về Sở GD-ĐT. Hồ sơ nộp vào trường này của các thí sinh ở các tỉnh khác cũng chiếm áp đảo. ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh (tuyển sinh toàn quốc) cũng mở thêm khoa y tuyển 100 CT trong năm 2010. Trường ĐH Y Hà Nội mở thêm hệ cử nhân điều dưỡng liên thông vừa làm vừa học với 250 CT, điều dưỡng trung cấp vừa làm vừa học để thành cử nhân, trong đó có 50 CT học tại Quảng Ninh. Một hệ khác của ĐH Y Hà Nội là cử nhân y tế công cộng định hướng dân số, đào tạo liên thông dành cho những người đã có bằng trung cấp y và dược.

Ngành y tế công cộng: Phát hiện và tổ chức giải quyết những vấn đề liên quan đến sức khỏe cộng đồng. Nhân lực ngành này hiệnđang thiếu trầm trọng. Điểm chuẩn năm 2009 là 15,5 cho học sinh KV3. Đây là hệ cử nhân YTCC nên không liên thôngqua BS hay DS đại học, nhưng bạn có thể học lên bậc thạc sĩ, tiến sĩ.

Ngành bác sĩ y học dự phòng: Giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe của cộng đồng như kiểm soát dịch bệnh, các bệnh liên quan đến môi trường, nghề nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm…Có thể học lên chuyên khoa I, II nhưng chưa có cơ chế chuyển đổi sang BS đa khoa.

Dược sĩtrung học ra trường làm việc tại khoa dược bệnh viện, xí nghiệp sản xuất dược phẩm, nhà thuốc…

Điều dưỡng và kỹ thuật y học: Ngành điều dưỡng có các chuyên ngành là gây mê hồi sức, điều dưỡng, hộ sinh.

Trường ĐHVăn Lang vừa được phép tuyển sinh ngành điều dưỡng đa khoa bậc trung cấp chuyên nghiệp đào tạo trong hai năm, chỉ tiêu tuyển là 200. Những người đã có bằng tốt nghiệp THPT và những người đã hoàn tất chương trình THPT nhưng chưa đậu kỳ thi tốt nghiệp THPT đủ điều kiện nộp hồ sơ. Trường xét tuyển dựa vào một trong các tiêu chí: kết quả thi tốt nghiệp THPT, điểm học bạ tổng kết ba năm THPT, điểm tổng kết các môn lớp 12, kết quả thi ĐH-CĐ năm 2009. Sau khi tốt nghiệp, người học có thể trở thành điều dưỡng viên đa khoa có trình độ trung cấp, thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh và phục hồi sức khỏe nhân dân.

Trường ÐH Y Hà Nội có ngành Ðiều dưỡng với đối tác nước ngoài là Trường ĐH The University of Sydney, AU.

Hộ sinh: Trung cấp được đào tạo trong 2 năm. Cử nhận hộ sinh được đào tạo trong 4 năm. Hộ sinh trung cấp sau khi công tác 3 năm có thể thi liên thông lên bậc cử nhân. Như vậy hộ sinh trung cấp là người hổ trợ chuyên môn cho cử nhân hộ sinh.

Ngành bác sĩ đa khoa: Ngành đào tạo bác sĩđa khoa cóthời gian học sáunăm. Lĩnh vực công tác là khám chữa bệnh tại các bệnh viện, trường viện. Điểm chuẩn thuộc loại cao nhất nước nên bạn cần cân nhắc về học lực của mình.

Điểm chuẩn: Tại các trường ĐH Y dược TP.HCM, Y dược Cần Thơ, Y Hà Nội… điểm chuẩn năm 2009 các ngành bác sĩ, dược sĩ đều từ 22-25,5. Tuy nhiên ở các trường y dược, điểm chuẩn các ngành hệ cử nhân học bốn năm có mức điểm thấp hơn nhiều, chỉ 18-20. Điểm chuẩn năm 2009 của ngành dược đại học là 25,5 và DS trung học là 8,5 (tổng hai môn toán và sinh) cho học sinh KV3.

Trường ĐH Y Dược Cần Thơ năm 2010 dự kiến tuyển 850 chỉ tiêu khối B đào tạo bậc ĐH các ngành: Bác sĩ đa khoa (học 6 năm) 375, Bác sĩ Răng hàm mặt (6 năm) 70, Dược sĩ (5 năm) 175, Bác sĩ Y học dự phòng (6 năm) 50, Điều dưỡng (4 năm) 80, Y tế công cộng (4 năm) 50, Xét nghiệm (4 năm) 50. (điểm chuẩn ngành bác sĩ đa khoa là 24,5, dược: 24; nha khoa: 22,5; điều dưỡng: 19,5).

Trường ĐH Y Dược Huế năm 2010 dự kiến tuyển 920 CT. Bao gồm: Bác sĩ đa khoa (B): 450; Bác sĩ Răng – Hàm – Mặt (B); 50; Dược sĩ (A): 100; Cử nhân Điều dưỡng (B): 50; Cử nhân Kỹ thuật y học (B): 50; Cử nhân Y tế cộng đồng (B): 60; Bác sĩ Y học dự phòng (B): 100; Bác sĩ Y học cổ truyền (B): 60.

Trường ĐH Y dược TP.HCM: (không xét NV2). Dự kiến năm 2010 tuyển 1.695 chỉ tiêu bậc ĐH, tăng 395 chỉ tiêu so với năm 2009. Trong đó có 495 chỉ tiêu ngoài ngân sách nhà nước (NNSNN) cho 11 ngành, thay vì chỉ tuyển 3 ngành như năm 2009. Đặc biệt, từ năm nay trường bắt đầu tuyển sinh trong cả nước tất cả các ngành thay vì tuyển từ Đà Nẵng vào như các năm trước. Chỉ tiêu cụ thể từng ngành như sau: Bác sĩ đa khoa: 630 (chỉ tiêu NNSNN: 200); Bác sĩ răng hàm mặt: 120 (NNSNN: 30); Dược sĩ đại học: 300 (NNSNN: 50); Bác sĩ y học cổ truyền: 200 (NNSNN: 100); Bác sĩ y học dự phòng: 80; Điều dưỡng: 70 (NNSNN: 20); Y tế công cộng: 50; Xét nghiệm: 60 (NNSNN: 20); Vật lý trị liệu: 30 (NNSNN: 10); Kỹ thuật hình ảnh: 30 (NNSNN: 10); Kỹ thuật phục hình răng: 35 (NNSNN: 15); Hộ sinh (chỉ tuyển nữ): 50 (NNSNN: 20); Gây mê hồi sức: 40 (NNSNN: 20).

Các ngành
đào tạo

Mã ngành

Khối

Điểm chuẩn 2006

Điểm chuẩn 2007

Điểm chuẩn 2008

Điểm chuẩn 2009

Đào tạo Đại học học 6 năm

Bác sĩ đa khoa

301

B

24,5

27,0

27,0

25,0

Bác sĩ Răng – Hàm – Mặt

302

B

23,0

27,0

26,0

25,0

Dược sĩ đại học

303

B

23,5

27,5

26,5

25,5

Bác sĩ Y học cổ truyền

304

B

18,0

23,5

22,5

22,0

Bác sĩ Y học dự phòng

315

B

20,0

21,5

Đào tạo Cử nhân học 4 năm

Điều dưỡng

305

B

18,0

22,5

22,5

19,5

Y tế công cộng

306

B

14,5

19,0

20,0

15,5

Xét nghiệm

307

B

19,5

23,5

22,0

21,5

Vật lý trị liệu

308

B

18,0

21,0

22,0

19,5

Kỹ thuật hình ảnh

309

B

17,0

22,5

23,0

18,5

Kỹ thuật phục hình răng

310

B

21,0

23,5

24,0

20,5

Hộ sinh

311

B

15,5

21,0

20,5

18,0

Gây mê hồi sức

312

B

18,0

22,0

22,5

20,0

Nói chung cần phải xác định kỹ năng lực của mình, và nhất là trình độ học lực phải khá giỏi mới có cơ hội vào y – dược. Trường hợp thí sinh có ước vọng vào ngành nghề y- dược nhưng chưa đủ năng lực, có thể đi đường vòng bằng cách thi và xét tuyển vào các CĐ hoặc vào trung cấp y- dược, từ đó có thể chuyên tu, nâng cao trình độ.

Chúc các bạn có lựa chọn đúng với ngành yêu thích!

Chí Thông tổng hợp/(hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Ngành Công nghệ Hóa - Thực phẩm – Sinh học.

(Hiếu học). Muốn tìm hiểu kỹ về ngành công nghệ thực phẩm, xin hỏi ngành công nghệ thực phẩm đào tạo những gì? Thực tập ra sao? Ngành này có đòi hỏi phải có sức khỏe tốt hay không? Sau khi ra trường có thể đảm nhận những công việc gì và cơ hội việc làm có cao hay không?

Chọn trường đăng ký dự thi: Nên chọn ngành nghề phù hợp.

(Hiếu học). Lượng định sức học của mình để chọn trường đăng ký dự thi tức là chọn lựa nghề nghiệp cho tương lai. Các tiêu chí như: Nhu cầu xã hội đối với ngành nghề, hoàn cảnh kinh tế gia đình, sức khỏe, khả năng, sở thích đều cần phải được xem xét, đánh giá đúng mức cho phù hợp.

Tiềm năng Ngành Dược.

(Hiếu học). Để nhanh chóng khắc phục tình trạng thiếu trầm trọng lực lượng dược sĩ cũng như chất lượng đào tạo. Chính phủ và Bộ Y tế đã không ngừng xây dựng các văn bản pháp quy, khung pháp lý hỗ trợ cho công tác đào tạo và hành nghề của khối cán bộ y dược. Với sự hỗ trợ của Chính phủ Hà Lan, 6 trường đào tạo Dược của nước ta được tham gia dự án "Nâng cao chất lượng đào tạo dược sỹ lâm sàng tại Việt Nam để đáp ứng yêu cầu cấp thiết về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả của cộng đồng" giai đoạn 2008 - 2012 với tổng kinh phí 2,2 triệu Euro.

Nghề Bác sĩ gia đình.

(Hiêu học). Nghề làm bác sĩ gia đình rất phổ biến ở các nước tiên tiến, nhưng đối với Việt Nam vẫn còn rất mới mẻ. Bác sĩ gia đình là ai và có nhiệm vụ gì? Để trở thành bác sĩ gia đình và khi làm việc cần phải tuân thủ những điều kiện gì? Người dân sẽ được hưởng lợi gì từ hình thức chăm sóc sức khỏe này?

Cùng chuyên mục