Thông qua Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể

Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể vừa được Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông thông qua ngày 27/7

· Thay đổi mới nhất của chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2017: Thay đổi lớn nhất so với dự thảo cũ nằm ở kế hoạch giáo dục, đặc biệt là ở tên gọi các môn học cũng như thời lượng học tập của từng môn.

· Dự thảo Chương trình phổ thông năm 2017

Đây là căn cứ để xây dựng dự thảo các chương trình môn học và hoạt động giáo dục.

Theo Bộ GD-ĐT, chương trình tổng thể sẽ được tiếp tục xem xét để ban hành chính thức cùng với các chương trình môn học và hoạt động giáo dục theo kế hoạch công bố vào tháng 9 tới.

Chương trình GDPT tổng thể chính thức không có nhiều thay đổi so với bảndự thảo mới đây nhất(21/7) , song có nhiều thay đổi so với dự thảo được công bố hồi tháng 4/2017 để lấy ý kiến rộng rãi trong xã hội.

5 phẩm chất, 10 năng lực

Cụ thể, Chương trình GDPT tổng thể không có nhiều sửa đổi về quan điểm xây dựng, mục tiêu, các yêu cầu về phẩm chất năng lực cho tới định hướng về nội dung giáo dục.

Chương trình tổng thể nêu lên 5 phẩm chất chủ yếu cần hình thành, phát triển ở học sinh là:yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

Về năng lực, chương trình hướng đến 10 năng lực cốt lõi (những năng lực mà ai cũng cần có để sống và làm việc trong xã hội hiện đại) gồm:

Những năng lực chung được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Những năng lực chuyên môn được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học, hoạt động giáo dục nhất định:Năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất.

Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡngnăng lực đặc biệt(năng khiếu) của học sinh.

Hai giai đoạn giáo dục

Chương trình giáo dục phổ thông được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).

Hệ thống môn học và hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học tự chọn.

Thời gian thực học trong một năm học tương đương 35 tuần. Các cơ sở giáo dục có thể tổ chức dạy học 1 buổi/ngày hoặc 2 buổi/ngày.

Cơ sở giáo dục tổ chức dạy học 1 buổi/ngày và 2 buổi/ngày đều phải thực hiện nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất đối với tất cả cơ sở giáo dục trong cả nước.

Về kế hoạch giáo dục, về cơ bản, chương trình vừa được thông qua không có nhiều thay đổi so với dự thảo gần đây nhất.

Lựa chọn ngoại ngữ từ lớp 1

Ở cấp tiểu học, các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc bao gồm: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và xã hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lý (ở lớp 4, lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp 5); Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm (trong đó có nội dung giáo dục của địa phương).

Nội dung môn học Giáo dục thể chất được thiết kế thành các học phần (mô-đun), nội dung Hoạt động trải nghiệm được thiết kế thành các chủ đề. Học sinh được lựa chọn học phần, chủ đề phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.

Kế hoạch và thời lượng giáo dục cấp tiểu học theo chương trình GDPT vừa được thông qua.

Như vậy, so với dự thảo hồi tháng 4, một số môn học đã được đổi tên, một số môn gộp lại thành môn mới, một số nội dung bị bỏ khỏi chương trình (hoạt động tự học có hướng dẫn) một số nội dung được lồng vào hoạt động khác chứ không đứng riêng thành nội dung động lập (nội dung giáo dục địa phương).

Về thời lượng, so với dự thảo hồi tháng 4, tổng số tiết trong năm học ở các lớp tiểu học giảm đi so với dự thảo trước từ 62-132 tiết/năm, tùy từng lớp.

Số tiết học trung bình tuần cũng giảm 2 tiết ở lớp 1, 2 (29 so với 31 tiết/tuần), giữ nguyên ở lớp 3 (31 tiết/tuần) nhưng tăng 1 tiết ở lớp 4, 5 so với dự thảo cũ (32 so với 31 tiết/tuần).

Nội dung đáng chú ý nhất ở cấp tiểu học là môn Ngoại ngữ 1 được đưa vào thành môn học tự chọn từ lớp 1.

Ngoài ra, chương trình cũng quy định rõ, cấp tiểu học sẽ thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học. Mỗi tiết học từ 35 phút đến 40 phút, giữa các tiết học có thời gian nghỉ.

Cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.

Hướng nghiệp từ cấp THCS

Ở cấp THCS, các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc bao gồm: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lý; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.

Mỗi môn học Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất được thiết kế thành các học phần. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được thiết kế thành các chủ đề. Học sinh được lựa chọn học phần, chủ đề phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.

So với dự thảo hồi tháng 4, chương trình vừa được thông qua không có nhiều thay đổi về tên môn học (chỉ có môn Công nghệ được rút gọn từ môn Công nghệ và Hướng nghiệp).

Các môn học và thời lượng giáo dục cấp THCS của chương trình vừa được thông qua.

Về thời lượng, tổng số tiết học trong năm của cấp THCS giảm từ 58-78 tiết/năm, tùy từng lớp. Số tiết học trung bình tuần giữ nguyên ở lớp 6, 7 nhưng giảm nửa tiết ở lớp 8, 9.

Điểm mới nhất của kế hoạch giáo dục cấp THCS chính là nội dung hướng nghiệp được yêu cầu tích hợp vào các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc.

Ở lớp 8 và lớp 9, các môn học Công nghệ, Tin học, Khoa học tự nhiên, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và Nội dung giáo dục của địa phương có học phần hoặc chủ đề về nội dung giáo dục hướng nghiệp.

Thay đổi mạnh ở cấp THPT

Giống như dự thảo hôm 21/7, chương trình vừa được thông qua có sự thay đổi rất lớn ở cấp THPT.

Theo đó, chương trình không tách cấp học này thành 2 giai đoạn với 2 tính chất (dự hướng và định hướng nghề nghiệp) như dự thảo công bố hồi tháng 4 mà dồn chung thành một giai đoạn chung, thông suốt từ lớp 10 đến lớp 12.

Cụ thể, giai đoạn này bao gồm các môn học bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm, Nội dung giáo dục địa phương.

Trong đó, môn Giáo dục thể chất được thiết kế thành các học phần. Hoạt động trải nghiệm được thiết kế thành các chủ đề. Học sinh được lựa chọn học phần, chủ đề phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.

Nội dung và thời lượng giáo dục cấp THPT theo chương trình vừa đuọc thông qua.

Học sinh sẽ được lựa chọn môn học định hướng nghề nghiệp từ lớp 10. Các môn học được lựa chọn chia thành 3 nhóm môn, học sinh chọn 5 môn học từ 3 nhóm môn học trên, mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn.

– Nhóm môn Khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật.

– Nhóm môn Khoa học tự nhiên: Vật lý, Hóa học, Sinh học.

– Nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật.

Điểm thay đổi quan trọng là thời lượng các chuyên đề học tập được đưa vào từ lớp 10 và có thời lượng tăng lên đáng kể.

Theo đó, mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học giúp học sinh tăng cường kiến thức và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp.

Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập từ 10 đến 15 tiết. Tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của một môn là 35 tiết.

Ở mỗi lớp 10, 11, 12, học sinh chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và điều kiện tổ chức của nhà trường.

Chương trình vừa được thông qua cũng quy định, các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ 3 nhóm môn học và chuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường.

Học sinh có thể đăng ký học ở một cơ sở giáo dục khác những môn học và chuyên đề học tập mà trường học sinh đang theo học không có điều kiện tổ chức dạy.

Về thời lượng giáo dục, chương trình quy định, cấp THPT mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học. Mỗi tiết học 45 phút, giữa các tiết học có thời gian nghỉ.

Đồng thời, khuyến khích các trường trung học phổ thông đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.

Đổi mới đánh giá trở thành điều kiện thực hiện chương trình

Chương trình vừa được thông qua nêu rõ:

Việcđánh giá thường xuyêndo giáo viên phụ trách môn học tổ chức, dựa trên kết quảđánh giá của giáo viên, của phụ huynh học sinh, của bản thân học sinhđượcđánh giá và của các học sinh khác trong tổ, trong lớp.

Việcđánh giá định kỳdo cơ sở giáo dục tổ chứcđể phục vụ công tác quản lý các hoạtđộng dạy học, bảođảm chất lượng ở cơ sở giáo dục và phục vụ công tác phát triển chương trình.

Việcđánh giá trên diện rộngở cấp quốc gia, cấpđịa phương do tổ chức khảo thí cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trungương tổ chứcđể phục vụ công tác quản lý các hoạtđộng dạy học, bảođảm chất lượngđánh giá kết quả giáo dục ở cơ sở giáo dục, phục vụ công tác phát triển chương trình và nâng cao chất lượng giáo dục.

Như vậy, nội dung việc đánh giá định kỳkhông còn quy định việc giao xét tốt nghiệp THPT cho các cơ sở giáo dục như trong dự thảo hồi tháng 4.

Bên cạnh đó, nội dung việc đánh giá trên diện rộng sẽ do “tổ chức khảo thí” cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức chứ không phải là “tổ chức kiểm định chất lượng” như trước.

Ngoài ra, trong phần “Điều kiện thực hiện chương trình”, Chương trình vừa thông qua có bổ sung thêm nội dung về đánh giá kết quả giáo dục, với nội dung:

“Phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục phải phản ánh mức độ đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực quy định trong chương trình; hỗ trợ phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; cung cấp thông tin chính xác, khách quan, kịp thời cho việc điều chỉnh hoạt động dạy, hướng dẫn hoạt động học nhằm nâng cao dần năng lực của học sinh.

Việc đánh giá kết quả giáo dục để công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông bảo đảm độ tin cậy, trung thực, phản ánh đúng năng lực của học sinh, cung cấp dữ liệu cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học; đồng thời bảo đảm phù hợp với quyền tự chủ của cơ sở giáo dục, giảm áp lực và tốn kém cho xã hội”.

Theo: (Giáo dục /Người thầy VNN)

· Thay đổi mới nhất của chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2017: Thay đổi lớn nhất so với dự thảo cũ nằm ở kế hoạch giáo dục, đặc biệt là ở tên gọi các môn học cũng như thời lượng học tập của từng môn.

· Sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học

· Năm học 2017-2018 tiếp tục tăng cường chất lượng giáo dục

· Dự thảo Chương trình phổ thông năm 2017

Cùng chuyên mục