Tinh thần hiếu học ngày nay.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Dân tộc Việt Nam là một dân tộc thông minh và có truyền thống hiếu học, người Việt Nam lấy sự học làm điều căn bản để thực hiện đạo lý làm người. Trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, qua mọi giai đoạn thăng trầm của lịch sử, hiếu học là một truyền thống, là nguồn sức mạnh tinh thần luôn được đề cao và coi trọng.

(Quốc Tử Giám đã được ghi tên vào danh mục Di Sản Văn hóa Thế giới).

hình: Tượng thờ vua Lý Nhân Tông, người có công lập ra Quốc Tử Giám.

Truyền thống hiếu học là một trong những giá trị truyền thống quý báu được hình thành và hun đúc từ dòng chảy lịch sử ngàn đời của dân tộc Việt. Đó chính là tinh thần quả quyết, tính kiên trì, nhẩn nại và ham học hỏi. Sự hiếu học ấy đã tạo điều kiện sản sinh nhiều bậc lương đống, các trung thần, những anh hùng dân tộc…Dù xuất thân mỗi người tuy khác nhau nhưng họ đều có điểm chung là tinh thần hiếu học.

Đức tính hiếu học này sẽ được kế tục và phát huy bởi các bạn. Tự hào là thế hệ thanh niên nam nữ có năng lực công dân mới, với tinh thần dám suy nghĩ một cách độc lập, sáng tạo, tự tin vào khả năng của bản thân để có thể vượt khó thực hiện cho kỳ được ước mơ và hoài bão của mình, để bay cao và bay xa hơn nữa.

Kiên định kiếm tìm trí tuệ sẽ hình thành tính hiếu học, cộng với lòng yêu quê hương là yếu tố hết sức quan trọng cho sự phát triển tương lai của đất nước, hội nhập vào nền kinh tế tri thức thế giới theo xu hướng chung của thời đại hiện nay.

Muốn có đủ tri thức, kỹ năng, bản lĩnh và sẵn sàng hội nhập với lòng yêu nước nồng nàn, đưa đất nước đi lên, các bạn hãy tâm niệm một điều:học là để lấy kiến thức, nên học đều các môn chứ không giành sự ưu ái cho bất kỳ môn nào, tất cả các môn khoa học tự nhiên và xã hội đều có tầm quan trọng của riêng nó!

Vì vậy, biết rèn luyện, thi đua để có sức khoẻ tốt, học tập tốt. Có ý chí và ước mơ xây dựng đất nước giàu mạnh, dù ở trong hoàn cảnh nào cũng nỗ lực vượt lên, nắm bắt thời cơ, không lùi bước. Góp phần gìn giữ và phát huy một cách sáng tạo tinh thần hiếu học, một truyền thống quý báu đã tạo nên sức mạnh cho dân tộc ta từ bao đời nay và trong cả tương lai.

Kết hợp cả hai phương thức học: học có hệ thống để làm giàu tri thức một cách toàn diện và học theo yêu cầu, cần gì học nấy, học để nâng cao tay nghề phục vụ sản xuất, tích lũy vốn tri thức, hiểu biết, tự trang bị cho mình một ngành nghề phù hợp để vững bước vào đời.

Hiếu học là một quá trình tích luỹ lâu dài, không chỉ giới hạn vào việc đạt kết quả cho riêng một giai đoạn nào. Không tự thoả mãn với thành tích của mình mà hãy rèn luyện để có một tinh thần ham học hỏi, cầu thị: học thầy cô, học anh chị khoá trên, học bạn và học trong cuộc sống…. Chỉ có chí thú trong sự học, không bị đòi hỏi mà vẫn học, dốc lòng dốc sức theo đuổi tiến bộ thì khát vọng thành công cho cuộc sống sau này của bạn chắc chắn trở thành sự thật.

Chúc các bạn đạt nhiều thành tích trong học tập.

Văn Chí Kỳ (hieuhoc_hieuhoc.com).

Bài liên quan

Đánh giá bản thân: Những giá trị tinh thần của bạn.

(Hiếu học). Nhân vô thập toàn, không ai là hoàn thiện, mọi người đều biết vậy. Nhưng thực tế, rất nhiều bạn mắc phải sai lầm: Theo đuổi hoàn mỹ, đòi hỏi các mặt của bản thân phải hoàn thiện, phải hoàn mỹ một cách quá đáng. Thế nên nhiều người đã bỏ qua cơ hội tốt, lỡ mất tình yêu, đánh mất tình bạn và cảm thấy tự ti trong cuộc sống.  

Lòng tự trọng: Tin vào bản thân.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Tất cả mọi người đều tự có trong mình một ý thức đánh giá bản thân: Khi là tự hào, tự tin vào chính mình, quan tâm đến mình, nhưng cũng có lúc cảm thấy tự ti, nghi ngờ chính mình là không có giá trị gì. Chính vào lúc mang thái độ tiêu cực, thiếu tự tin đó, con người dể chấp nhận những ý kiến rẻ rúng của người khác (nếu có) đối với mình, nên sẵn sàng làm những việc gọi là: “không ngại xấu hổ”.

Không dễ dàng chấp nhận thất bại.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Người thật sự bản lĩnh không chỉ không sợ thất bại, mà còn phải luôn luôn nhận biết diễn trình của hành động. Bình tỉnh, linh hoạt sẵn sàng nắm bắt các cơ hội có được để thành công, nhất là tránh những tổn thất có thể cứu vãn, biết xoay chuyển tình thế, cân nhắc nặng nhẹ để ứng phó kịp thời với những vấn đề bất ngờ xãy ra.  

Tâm hồn sáng tạo.

(Hiêu học). “Tâm hồn sáng tạo” là gì? Làm thế nào để có một tâm hồn sáng tạo? Tùy thuộc vào quan niệm, thái độ và  phong cách mỗi người: sống một cách tự do thoát khỏi mọi thành kiến, một tâm hồn không còn bị giam cầm trong những ước lệ và quy định. Sống một cách nhận biết: đó chính là một tâm hồn sáng tạo.  

Cùng chuyên mục