Các chuyên ngành khối kinh tế du lịch

(Hiếu học) Các chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh tế du lịch gồm có: Du lịch học; Văn hóa du lịch; Quản trị du lịch và khách sạn – nhà hàng; Hướng dẫn du lịch; Kinh doanh du lịch; Du lịch lữ hành; Quản lý môi trường và du lịch sinh thái… Các chuyên ngành Du lịch này được trên 30 trường Đại học đào tạo, thường tuyển sinh theo khối A, C và D1. (Hiện cả nước có 88 trường ĐH, CĐ, TCCN đào tạo ngành du lịch).

Quản trị Du lịch – Khách sạn – Nhà hàng có khả năng làm việc ở cương vị quản lý trong lĩnh vực dịch vụ như giám đốc nhà hàng, khách sạn, bar, quán cafe, giám đốc quan hệ khách hàng, giám đốc sales & marketing ngành dịch vụ, giám đốc sự kiện ngành dịch vụ, giám đốc tiền sảnh… (Tùy vào từng công ty, sự quản lý công việc có thể khác nhau)

Đây là ngành có nhu cầu nhân lực rất lớn phục vụ chiến lược phát triển đất nước. Theo học ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức nền tảng và chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế du lịch, quản trị kinh doanh du lịch và khách sạn, cũng như trình độ thông thạo ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động trong nước và quốc tế. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể công tác tại các doanh nghiệp du lịch (hãng du lịch và lữ hành, khách sạn, nhà hàng, khu du lịch và vui chơi giải trí liên hợp…), các cơ quan quản lý du lịch và các tổ chức đào tạo, nghiên cứu du lịch.

Để có thể đảm nhiệm tốt công viêc của một chuyên viên kinh doanh, quản trị du lịch và khách sạn, bạn cần nắm vững các kiến thức, kỹ năng cũng như kinh nghiệm về lập kế hoạch, quản lý và giám sát các quy trình và dịch vụ trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí. Nắm bắt thông tin chính xác về sản phẩm, quy trình, công nghệ và việc làm trong ngành. Đồng thời, có kiến thức và hiểu biết để khám phá các mối quan hệ làm việc tuyệt vời giữa các lĩnh vực đa dạng trong ngành dịch vụ du lịch này.

Chuyên ngành Du lịch hệ Đại học được đào tạo tại các trường sau:

TRƯỜNG

CHUYÊN NGÀNH/khỐI

ÐIỂM CHUẨN 2010

Chỉ tiêu 2011

Khối A, D1.2.3.4.5.6

Trường ÐH Kinh tế quốc dân

QTKD du lịch và khách sạn; QTKD lữ hành và hướng dẫn du lịch – A

21,0

Trường ÐH Kinh tế TP.HCM

Du lịch – A

19,0

Trường ÐH Kinh tế

QTKD du lịch và dịch vụ – A

17,0

Trường ÐH Khoa học xã hội và nhân văn (ÐHQG Hà Nội)

Du lịch học A.C.D1.2.3.4.5.6

18,0

90

Trường ÐH Cần Thơ

QTKD du lịch – A

17,0

Trường ÐH Tài chính – marketing

QTKD du lịch lữ hành, Quản trị khách sạn – nhà hàng… – A

16,5

Trường ÐH Công nghiệp TP. HCM

Kinh doanh
du lịch – A

16,0

Trường ÐH Thương mại

Quản trị doanh nghiệp khách sạn, du lịch – A

16,0

Trường ÐH Công nghiệp Hà Nội

QTKD du lịch và khách sạn – A

15,5

Trường ÐH Hoa Sen

Quản trị du lịch và khách sạn – nhà hàng – A

15,5

Trường ÐH Lạc Hồng

Quản trị du lịch – A

13,0

Trường ÐH Nông lâm TP.HCM

Quản lý môi trường và du lịch sinh thái – A

13,0

Trường ÐH An Giang

Việt Nam học (văn hóa du lịch) – A

13,0

Trường ÐH Nông lâm TP.HCM

Quản lý môi trường và du lịch sinh thái (khối B)

16,0

Khối C

Trường ÐH Khoa học xã hội và nhân văn (ÐHQG TP.HCM)

Du lịch – C, D1

19,0

90

Trường ÐH Sài Gòn

Việt Nam học (văn hóa – du lịch)

17,5

Trường ÐH Cần Thơ

Du lịch (hướng dẫn viên du lịch)

17,5

Trường ÐH Văn hóa
Hà Nội

Văn hóa du lịch

15,0

Trường ÐH Sư phạm (ÐH Ðà Nẵng)

Việt Nam học (văn hóa du lịch)

14,0

Trường ÐH Lạc Hồng

Việt Nam học (hướng dẫn viên du lịch)

14,0

Trường ĐH Văn Lang

Quản trị Nhà hành – Lữ hành A, D1, D3

13,0

Trường ÐH Kinh tế quốc dân

QTKD du lịch và khách sạn, QTKD lữ hành và hướng dẫn du lịch

20,0

Trường ÐH Khoa học xã hội và nhân văn (ÐHQG Hà Nội)

Việt Nam học C.D1.2.3.4.5.6

17,0

60

Trường ÐH Khoa học xã hội và nhân văn (ÐHQG TP.HCM)

Văn hóa học C,D1

70

Viện ÐH Mở Hà Nội

Du lịch, khách sạn

18,0

Viện ÐH Mở Hà Nội

Hướng dẫn du lịch

18,0

Trường ÐH Tài chính – marketing

Du lịch lữ hành, Quản trị khách sạn – nhà hàng…

17,5

Trường ÐH Công nghiệp TP. HCM

Kinh doanh du lịch

17,0

Trường ÐH Cần Thơ

QTKD du lịch

17,0

Trường ÐH Cần Thơ

Du lịch (hướng dẫn viên du lịch)

16,5

Trường ÐH Công nghiệp Hà Nội

QTKD du lịch và khách sạn

15,5

Trường ÐH Hoa Sen

Quản trị du lịch và khách sạn – nhà hàng

15,5

Trường ÐH Sài Gòn

Việt Nam học (văn hóa du lịch)

15,5

Trường ÐH Văn hóa Hà Nội

Văn hóa du lịch

14,0

Trường ÐH Lạc Hồng

Việt Nam học (hướng dẫn viên du lịch)

13,0

Trường ÐH An Giang

Việt Nam học (văn hóa du lịch)

13,0

Trường ÐH Hoa Sen

Quản trị du lịch và khách sạn – nhà hàng (khối D3)

15,5

– Đối với ngành quản trị khách sạn hệ Cao đẳng: Có thể học liên thông từ Cao đẳng lên Đại học như tại trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (SV cũng có thể học ngành Việt Nam học để làm hướng dẫn viên du lịch. Vì khi học ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo sâu về tiếng Anh. Nếu chọn chuyên ngành Đông Nam Á thì chuyên sâu về tiếng Nhật, Singapore); học hệ CĐ như Trường CĐ quốc tế PSB; Trường CĐ Quốc tế Kent (cam kết 100% việc làm); Trường quản lý khách sạn Việt Úc; Trường CĐ nghề Việt Mỹ … Ông Cheah Kuan Yean, Giám đốc học vụ Trường CĐ quốc tế PSB Việt Nam, cho biết ngành quản trị khách sạn đào tạo 1 năm rưỡi, gần như tất cả SV đều được hỗ trợ để làm quản trị viên tập sự tại các khách sạn ở Việt Nam. Tùy theo bảng điểm, SV sẽ có cơ hội thực tập tại một số khách sạn ở nước ngoài do trường hợp tác. Tất cả các chương trình giảng dạy tại trường đều bằng tiếng Anh nên SV phải có vốn tiếng Anh tối thiểu (IELTS 5.0). Tuy nhiên, nếu không đạt mức tối thiểu, SV sẽ được hỗ trợ bằng chương trình chuyên sâu về tiếng Anh. Ngoài ra, các bạn cũng có thể học chuyên ngành Quản trị Du lịch – Nhà hàng theo các khóa đào tạo dài hạn và ngắn hạn của các Trường Quản lý Khách sạn, Trường Cao đẳng Quản trị Du lịch, Trung Tâm Đào Tạo Quản Trị… (Xem thêm: Tin chi tiết các trường )

Vĩnh Lịch tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Quản trị Du Lịch và Khách Sạn

(Hiếu học) Quản trị Du lịch - Khách sạn - Nhà hàng làm việc ở cương vị quản lý trong các lĩnh vực dịch vụ như giám đốc nhà hàng, khách sạn, giám đốc quan hệ khách hàng, giám đốc sales & marketing ngành dịch vụ, giám đốc sự kiện ngành dịch vụ…

Học ngành quản lý khách sạn.

(Hiếu học). Quản lý khách sạn là một trong những ngành quản trị được nhiều sinh viên yêu thích. Theo một thống kê gần đây, ngành công nghiệp khách sạn là ngành phát triển nhanh nhất trong tất cả các ngành công nghiệp trên thế giới. Số khách du lịch không ngừng tăng; và theo dự đoán, lượng người đi du lịch trong năm sau sẽ lên đến con số 1 tỷ.

Tuyển sinh 2010: Trường Đại học Văn hóa TP.HCM.

(Hiếu học). Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh là trường đại học công lập, trực thuộc Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực văn hóa - thông tin với nhiều bậc học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển sự nghiệp Văn hóa Thông tin.

Tiềm năng ngành du lịch: Vấn đề nhân lực.

(Hiếu học). Năm 2009 là năm có khá nhiều biến cố tác động đến sự phát triển của ngành du lịch. Tuy nhiên, các địa phương đều vẫn tăng trưởng với mức doanh thu cả nước đạt gần 70.000 tỉ đồng, tăng 10% so với năm 2008. Nhận định này được đưa ra tại hội nghị tổng kết năm 2009 và triển khai công tác năm 2010 do Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch tổ chức vào sáng ngày 28-12 tại thành phố Đà Nẵng.

Tuyển sinh ngành Quản trị kinh doanh 2011

(hieuhoc_hieuhoc.com) Ngành Quản trị kinh doanh là nhóm ngành được rất đông thí sinh chọn lựa. Quản trị kinh doanh được tuyển sinh, đào tạo theo diện rộng, với tên gọi chung là quản trị kinh doanh, nhằm đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh có khả năng hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, biết tổ chức hoạt động kinh doanh, có kỹ năng chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp và tạo lập doanh nghiệp mới.

Cùng chuyên mục