Các nhà quản lý hệ thống thông tin

Bản chất công việc

Nhu cầu đặt ra đối với các tổ chức về việc kết hợp chặt chẽ giữa công nghệ hiện hành và công nghệ mới trong tương lai đã trở thành một vấn đề nóng bỏng giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau trong vài năm qua. Khi sự giao thiệp bằng điện tử đã trở nên thông dụng hơn thì các công ty sử dụng công nghệ như thế nào và khi nào đang là vấn đề gây nhiều tranh luận.

Người quản lý hệ thống thông tin đóng một vai trò quan trọng về phương diện công nghệ trong các tổ chức. Người quản lý hệ thống thông tin làm tất cả mọi thứ từ việc lập nên những kế hoạch kinh doanh cho đến việc giám sát an ninh của hệ thống và điều khiển sự vận hành của mạng lưới thông tin.

Những người quản lý hệ thống thông tin máy tính lên kế hoạch, phối hợp, chỉ đạo việc nghiên cứu và thiết kế các chương trình cần đến máy vi tính của các công ty. Họ giúp xác định được cả mục tiêu kinh doanh và kỹ thuật bằng sự quản lý hàng đầu đồng thời vạch ra những kế hoạch chi tiết cụ thể để đạt được những mục tiêu đó. Ví dụ khi làm việc với đội ngũ nhân viên của mình, máy tính và các nhà quản lý hệ thống thông tin có thể phát triển những ý tưởng của các sản phẩm và dịch vụ mới hoặc có thể xác định được khả năng tin học của tổ chức đó có thể hổ trợ cho việc quản lý dự án một cách hiệu quả như thế nào.

Những người quản lý hệ thống thông tin máy tính chỉ đạo công việc của những người phân tích hệ thống, các lập trình viên, các chuyên gia hỗ trợ, và những nhân viên khác có liên quan. Nhà quản lý vạch ra kế hoạch và sắp xếp các hoạt động như cài đặt và nâng cấp phần mềm, phần cứng, các thiết kế hệ thống và chương trình, sự phát triển mạng máy tính và sự thực thi của các địa chỉ mạng liên thông và mạng nội bộ. Họ đặc biệt ngày càng quan tâm đến sự bảo quản, bảo dưỡng, duy trì và an ninh của hệ thống mạng. Họ phân tích nhu cầu tin học và thông tin của công ty ở mặt chiến lược và vận hành, đồng thời xác định những yêu cầu về nhân sự và thiết bị. Họ phân công và đánh giá công việc cấp dưới, và bắt kịp những công nghệ mới nhất để đảm bảo cho công ty mình không bị thua kém các đối thủ.

Nhiệm vụ của họ cũng thay đổi tương ứng với tên của chức vụ mà họ đảm nhiệm. Trưởng phòng kỹ thuật sẽ xem xét đánh giá những công nghệ mới và hiện đại nhất và sau đó quyết định những công nghệ này có hữu dụng cho công ty hay không. Họ chính là người thường xuyên báo cáo cho nhóm nhân viên về thông tin, đồng thời vạch kế hoạch và quản lý những tiêu chuẩn kỹ thuật nhắm đến những công nghệ thông tin hàng ngày của công ty. (Trưởng phòng thông tin nằm trong danh sách những quản trị viên bậc cao). Bởi vì tốc độ của công nghệ thay đổi rất nhanh nên nhóm nhân viên phụ trách về kỹ thuật công nghệ phải thường xuyên theo dõi chiều hướng phát triển của nó để mang lại lợi nhất cho công ty. Họ có nhiệm vụ chỉ ra cho một công ty biết rằng công nghệ thông tin được sử dụng như thế nào với tư cách là một công cụ cạnh tranh bởi vì nó không những làm giảm bớt chi phí mà còn tăng thêm thu nhập, duy trì hoặc phát triển khả năng cạnh tranh.

Những nhà quản trị hệ thống thông tin sẽ quản lý hệ thống thông tin và tài nguyên tin học cho toàn bộ công ty. Họ làm việc dưới quyền của trưởng phòng thông tin và lên kế hoạch, điều khiển công việc của những nhân viên công nghệ thông tin cấp dưới hơn. Những nhân viên này là các nhà quản lý, sẽ giám sát hàng loạt dịch vụ dành cho người sử dụng như là nơi giải quyết những câu hỏi thắc mắc, những vấn đề của nhân viên. Các nhà quản trị hệ thống thông tin này cũng có thể nâng cấp phần cứng và phần mềm dựa trên những kinh nghiệm kỹ thuật mà họ có. Việc đảm bảo khả năng hữu dụng, tính liên tục, tính an ninh của dịch vụ công nghệ thông tin và hệ thống dữ liệu là nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản trị.

Người giám sát dự án sẽ phát triển thực hiện những yêu cầu, ngân sách, kế hoạch cho những dự án công nghệ thông tin của công ty. Họ liên kết những dự án như thế từ khâu phát triển cho đến thực thi khi làm việc với các khách hàng, các cố vấn, các chuyên gia máy tính trong và ngoài công ty. Họ cũng chịu trách nhiệm về những dự án nâng cấp hệ thống an ninh thông tin của công ty.

Người giám sát, quản lý hệ thống mạng nhỏ và lớn sẽ cung cấp nhiều dịch vụ, từ thiết kế đến quản trị hệ thống mạng trong nội bộ công ty, đây là hệ thống liên kết giữa nhân viên trong công ty với nhau. Người giám sát hệ thống mạng sẽ điều khiển hệ thống mạng và những phần có liên quan như phần cứng, phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng, và những cấu hình khác liên quan đến máy tính.

Người giám sát hệ thống thông tin máy tính cần kỹ năng giao tiếp tốt. Họ phối hợp hoạt động của đơn vị họ với hoạt động của đơn vị khác hay các tổ chức khác. Họ trao dổi với các nhà điều hành, sản xuất, tài chính, thị trường, và các nhà giám sát khác, với các chủ hợp đồng, các nhà cung cấp thiết bị và vật liệu.

Điều kiện làm việc

Các nhà giám sát hệ thống thông tin máy tính làm việc nhiều ở văn phòng. Đa số làm việc 40 giờ một tuần, làm việc cả buổi tối và cuối tuần để kịp thời hạn hoặc giải quyết những vấn đề đột xuất. Họ có thể chịu một áp lực công việc đáng kể trong việc được mục đích về kỹ thuật trong khoản thời gian ngắn ngủi và ngân sách hạn hẹp.

Khi hệ thống mạng ngày càng được mở rộng và nhiều công việc được làm từ xa hơn thì người giám sát hệ thống thông tin máy tính phải giao thiệp và giám sát từng nhân việc thông qua việc sử dụng bộ điều giải, máy tính xách tay, thư điện tử và nối kết với Internet. Cũng giống như các nhân viên khác thường ngồi liên tục trước bàn phím máy tính, thì người giám sát hệ thống thông tin máy tính cũng dễ bị mỏi mắt, đau lưng, và các vấn đề về cổ tay và bàn tay như đau nhức xương cổ tay.

Đào tạo, những yêu cầu khác, và sự thăng tiến

Kiến thức về kỹ thuật công nghệ vững vàng rất cần cho các giám sát hệ thống thông tin máy tính bởi vì họ chỉ đạo công việc của các cấp dưới, tuy nhiên cũng phải báo cáo giải thích những vấn đề không thuộc lĩnh vực kỹ thuật cho ban quản lý cấp cao hơn và những khách hàng có nhiều hiểu biết. Vì thế vị trí của những người làm công tác quản lý hệ thống thông tin máy tính thường yêu cầu những người có nhiều kinh nghiệp và được đào tạo về tin học chính thức tương tự như các vị trí khác liên quan đến máy tính.

Nhiều nhà quản lý có kinh nghiệm như các nhà phân tích hệ thống, và nhiều vị trí khác cũng cần có kinh nghiệm như chuyên gia hỗ trợ tin học, các lập trình viên, hoặc các giáo sư công nghệ thông tin khác. Ở vị trí quản lý này yêu cầu phải có bằng cử nhân, tuy nhiên nhà tuyển dụng thường ưu tiên cho các ứng viên có bằng thạc sĩ về quản trị công nghệ. Các bằng cấp này khác với bằng thạc sĩ về quản trị kinh doanh thông thường ở chỗ bên cạnh lĩnh vực quản trị kinh doanh nó còn nhấn mạnh thêm về công nghệ thông tin. Yêu cầu này ngày càng trở nên quan trọng vì người quản lý hệ thống thông tin vừa quản lý công việc về công nghệ thông tin vừa quyết định những công việc liên quan đến kinh doanh.

Nhiều trường đại học chú trọng về đào tạo những người chuyên về quản trị hệ thống thông tin, vừa đào tạo về kỹ thuật công nghệ kết hợp với những khóa học về kinh doanh, giao tiếp, kế toán. Một số người quản lý hệ thống thông tin máy tính có thể có được một tấm bằng liên kết nhiều chức năng như vậy nếu như họ có nhiều kinh nghiệm và học thêm một số kỹ năng liên quan đến công việc. Tuy nhiên muốn có được sự thăng tiến trong công việc những người có bắng quản lý theo kiểu nhiều chức năng như vậy trong quá trình đi làm phải kiếm thêm tấm bằng cử nhân hoặc thạc sĩ về công nghệ thông tin.

Những nhà quản lý cần có nhiều kỹ năng. Các nhà tuyển dụng luôn chú ý đến ứng cử viên có kỹ năng kinh doanh tốt bên cạnh kỹ năng về công nghệ kỹ thuật. Họ luôn muốn tìm những nhà quản lý vừa có kinh nghiệm về phần mềm và kỹ thuật công nghệ phù hợp với công việc vừa có khả năng giao tiếp cũng như quản lý kinh doanh tốt. Sự mở rộng của hệ thống thương mại điện tử đã làm nâng cao thêm tầm quan trọng của kinh doanh bởi vì các nhà quản lý còn có nhiệm vụ ra những quyết định về kinh doanh. Người quản lý cần có nhiều hiểu biết về nhân sự, công việc quản lý và nhu cầu của khách hàng.

Người quản lý cũng cần có khả năng giao tiếp tốt, khả năng lãnh đạo bởi vì họ không chỉ tiếp xúc với nhân viên mà còn với nhiều người khác bên trong cũng như bên ngoài công ty. Ngoài ra họ cũng có những kỹ năng về làm việc theo hình thức đội nhóm trong các dự án cần làm bởi nhiều người và nhiều nỗ lực khác nữa. Các nhà quản lý hệ thống thông tin máy tính thường tiếp xúc giao dịch với nhiều người bên ngoài công ty, điều đó nói lên vai trò quan trọng nổi lên của người quản lý trong nhóm. Họ cũng có thể thăng chức lên vị trí cao hơn trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Một số người có thể trở thành người quản lý ở các lĩnh vực hoàn toàn không liên quan gì đến công nghệ thông tin như marketing, nhân sự hoặc tiếp thị bán hàng. Ở các công ty kỹ thuật công nghệ cao, các nhà quản lý không thuộc lĩnh vực công nghệ kỹ thuật thường phải có kiến thức về chuyên ngành giống như nhà quản lý thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin.

Tuyển dụng

Công việc trong ngành công nghiệp dịch vụ thì chủ yếu là thiết kế hệ thống máy tính và các dịch vụ có liên quan. Ngành công nghiệp này cung cấp dịch vụ liên quan đến việc hữu ích của máy tính trong thương mại, bao gồm dịch vụ chương trình dành cho khách hàng, dịch vụ thiết kế hệ thống; và dịch vụ quản lý dữ liệu, bao gồm dịch vụ hỗ trợ quản lý hệ thống và quản lý cơ sở dữ liệu dành cho khách hàng, cùng với những dịch vụ khác có liên quan như là dịch vụ khắc phục thảm họa và cài đặt phần mềm. Các công ty tuyển dụng lớn bao gồm cả bảo hiểm, các công ty dịch vụ tài chính, các văn phòng chính phủ, và các đại lý phân phối.

Triển vọng nghề nghiệp

Việc làm cho vị trí quản lý hệ thống thông tin máy tính dự đoán đến năm 2012 sẽ tăng nhanh hơn mức trung bình theo các ngành nghề khác. Sự tiến bộ về công nghệ sẽ thúc đẩy việc tuyển dụng các nhân viên có liên quan đến công nghệ thông tin, từ đó dẫn đến nhu cầu tuyển dụng các nhà quản lý hệ thống thông tin máy tính nhằm chỉ đạo công việc của những nhân viên này cũng tăng lên đáng kể. Hơn nữa, nhu cầu tuyển dụng tăng lên là do cần số lượng nhân viên mới để thế chỗ cho các nhà quản lý nghỉ hưu hay chuyển sang các ngành nghề khác. Cơ hội để có được một vị trí quản lý sẽ được ưu tiên nhất cho những người có bằng thạc sĩ về quản trị kinh doanh cộng với công nghệ thông tin, những kiến thức về kỹ thuật công nghệ tiên tiến và kỹ năng giao tiếp và kỹ năng quản lý tốt. Mặc dù gần đây lĩnh vực kinh tế có những hoạt động suy sụp, đặc biệt là trong lĩnh vực có liên quan đến công nghệ thông tin, nhưng tương lai về nghề quản lý hệ thống thông tin máy tính vẫn rất sáng sủa.

Để cạnh tranh được với các đối thủ khác, các công ty phải liên tục cài đặt những hệ thống mạng hiện đại tiên tiến, đồng thời cũng thiết lập thêm mạng nội bộ và mạng liên kết phức tạp hơn nữa. Việc duy trì hệ thống mạng được vận hành suôn sẻ là điều rất cần thiết của mỗi công ty. Vì thế mà các công ty rất quyết liệt trong việc tìm những nhà quản lý để thực hiện công việc đó. Vấn đề an ninh mạng rất ngày càng giữ vai trò quan trọng bởi vì ngày càng nhiều doanh nghiệp điều hành, quản lý công việc của mình thông qua Internet. An ninh của các thiết bị điện tử của một quốc gia gần đây đang có nguy cơ bị đe dọa. Các công ty cần phải biết được hệ thống thông tin mạng của họ rất dễ bị tấn công như thế nào và làm cách nào để bảo vệ các thiết bị và hệ thống mạng khỏi bị các tin tặc, vi rút, các hành vi phá hoại máy tính khác xâm hại. Vấn đề cấp bách về an ninh của máy tính mà các công ty đang phải đối mặt sẽ khiến cho nhu cầu tuyển dụng các chuyên gia quản lý hệ thống máy tính tăng cao.

Các công ty sẽ phải thuê các chuyên gia xử lý vấn đề an ninh của máy tính để đảm nhiệm vai trò lãnh đạo ở bộ phận công nghệ thông tin bởi vì tính an toàn của hệ thống thông tin là vấn đề đáng quan tâm. Do đó nhu cầu tuyển dụng các chuyên gia quản lý về an ninh mạng đang rất cao. Bởi vì việc dùng thương mại điện tử và hệ thống mạng Internet để giao dịch với khách hàng ngày càng phổ biến nên vai trò của chuyên gia quản lý hệ thống thông tin ngày càng quan trọng trong tương lai. Vị trí của họ trong công ty cũng ngày càng quan trọng. Sự phổ biến của hệ thống mạng Internet không dây cũng sẽ làm tăng nhu cầu của các chuyên gia quản lý thành thạo về quản trị kinh doanh và kỹ thuật công nghệ. Cơ hội dành cho những người mong muốn trở thành các chuyên gia quản lý hệ thống thông tin máy tính sẽ phụ thuộc vào sự tăng trưởng của các ngành nghề mà họ giám sát, quản lý, và ngành mà họ lựa chọn.

Các ngành nghề khác có liên quan

Công việc của chuyên gia quản lý có nhiều liên quan đến công việc của các lập trình viên, các kỹ sư phần mềm, chuyên gia phân tích hệ thống, chuyên gia quản trị cơ sở dữ liệu, các nhà khoa học máy tính, các chuyên gia hỗ trợ máy tính và các nhà quản trị hệ thống.

Các chuyên gia quản lý hệ thống thông tin cũng chịu trách nhiệm rất cao tương tự như các nhà quản trị cấp cao khác.

Theo California LaberMarketInfo

Cùng chuyên mục