Ngành Tâm lý học.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Ngành Tâm lý học đào tạo như thế nào, học ở đâu là tốt nhất? Trường sư phạm có ngành tâm lý không, đào tạo như thế nào? Sau khi tốt nghiệp, ra trường làm việc ở đâu? Hành nghề tư vấn Tâm lý cần những tố chất gì ?

Chuyên viên tâm lý học đường sẽ phát triển mạnh tại Việt Nam trong tương lai sắp tới. Làm nghề này bạn có điều kiện tiếp xúc và tư vấn giúp đỡ những học sinh có vấn đề về tâm lý, gặp khúc mắc trong cuộc sống và trong học tập. (Hình minh họa).

Nhu cầu của ngành tâm lý hiện rất lớn nên mấy năm gần đây điểm chuẩn tuyển sinh của ngành này khá cao. Đây là ngành học khá hấp dẫn các bạn trẻ. Sinh viên tốt nghiệp ngành này trở thành các chuyên gia tư vấn tâm lý có thể làm việc được ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Có nhiều trường đào tạo ngành này như: ĐH KHXH&NV; ĐH Sư phạm, ĐH Quy Nhơn, ĐH Huế, ĐH Văn Hiến …

Ngành Tâm lý học:

Ngành tâm lý học đào tạo các kiến thức liên quan đến tâm lý học thần kinh, tâm bệnh học, tâm lý học tư vấn, trị liệu tâm lý, tâm lý học dân tộc, tôn giáo, gia đình, tệ nạn xã hội, tâm lý giao tiếp, tâm lý học quản lý… Chương trình đào tạo cử nhân Tâm lý học cung cấp cho sinh viên các kiến thức về lịch sử tâm lý học, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu tâm lý học, thống kê xã hội, tâm lý học xã hội, tâm lý học phát triển, tâm lý học nhân cách, chẩn đoán tâm lý, tâm lý học quản lý, tâm lý học lao động, tâm lý học giáo dục… Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng tư vấn tâm lý thuộc các lĩnh vực như tình yêu hôn nhân gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên, tâm lý học đường, chẩn đoán – tư vấn và trị liệu tâm lý, tâm lý hướng nghiệp, tâm lý trong kinh doanh, tâm lý tội phạm…

Sau khi tốt nghiệp ngành học này, các bạn có thể làm công tác nghiên cứu về tâm lý, tư vấn tâm lý, trợ lý trị liệu tâm lý, trợ lý lãnh đạo về nhân sự, tổ chức lao động nghiên cứu tâm lý khách hàng cho các tổ chức và công ty… hoặc làm công tác giảng dạy môn tâm lý học. Công tác ở các đài phát thanh, đài truyền hình, tổng đài tư vấn qua điện thoại, các trung tâm tư vấn, các trường giáo dưỡng. Ngoài ra, có thể làm việc trong lĩnh vực chẩn đoán và trị liệu tâm lý tại bệnh viện, tư vấn tâm lý học đường, quản lý nhân sự và tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp, giảng dạy tâm lý học ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, viện nghiên cứu…

Chuyên ngành SP Tâm lý giáo dục:

Trong chương trình Tâm lý Sư phạm, SV sẽ được trang bị những kiến thức về tâm lý học, tâm lý giáo dục. Tùy từng trường, sẽ có tâm lý học phát triển, tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học sư phạm, tâm lý học giáo dục, tư vấn tâm lý giáo dục, tâm lý học nhân cách, tâm lý học học trẻ khuyết tật…

Mục tiêu quan trọng của ngành Tâm lý – giáo dục là nhằm đào tạo ra những chuyên gia có trình độ về lĩnh vực tâm lý. Có thể làm việc, nghiên cứu trong các lĩnh vực: giảng dạy, tư vấn, tổ chưc nhân sự nhằm phục vụ cho sự nghiệp Giáo dục. Cụ thể như sau:

Đào tạo đội ngũ chuyên gia có khả năng nghiên cứu và ứng dụng tâm lý giáo dục.

Đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy về tâm lý cho các trường trung học sư phạm, cao đẳng sư phạm, đại học sư phạm và các trường dạy nghề.

– Đào tạo đội ngũ cán bộ tư vấn tâm lý giáo dục.

Đào tạo các các bộ có khả năng làm công tác quản lý nhân sự cho các cơ quan.

Tốt nghiệp ngành Tâm lý – giáo dục, có thể làm chuyên viên tư vấn tại các cơ sở giáo dục, tư vấn tâm lý học đường, các trung tâm tư vấn, các trường giáo dưỡng, hội Chữ Thập Đỏ, làm GV Tâm lý học…

Ngành Tâm lý ở các trường sư phạm ngoài việc tập trung chuyên sâu các kiến thức về khoa học tâm lý lứa tuổi, tâm lý sư phạm, cũng bắt đầu đào tạo các kỹ năng thực hành về tư vấn tâm lý. Tốt nghiệp các bạn có thể làm tư vấn tâm lý cho các cơ quan, các trung tâm tư vấn tâm lý…

Nơi đào tạo:

Tâm lý học là một ngành học khó, đòi hỏi người muốn hành nghề phải được đào tạo chính quy từ trường lớp. Sau đây là một số trường hiện đang đào tạo ngành Tâm lý học và chuyên ngành Tâm lý giáo dục:

– Trường ĐH SP TP.HCM tuyển sinh chuyên ngành SP Tâm lý giáo dục cho 2 khối C và D1 (điểm chuẩn 2009 là 15 điểm).

– Trường ĐH SP Đà nẵng đào tạo cử nhân Tâm lý học ngoài khối C tuyển sinh thường kỳ, năm nay trường tuyển thêm khối B, điểm chuẩn: 14 (2009).

– ĐH Sư phạm Huế đào tạo Cử nhân Tâm lý Giáo dục theo khối C, điểm chuẩn (2009): 14,5 điểm.

– ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TP HCM tuyển sinh ngành tâm lý học với 70 chỉ tiêu cho ngành này trong năm 2010. Các bạn có thể đăng ký dự thi một trong ba khối; B, C và D1, điểm chuẩn năm 2009 là 16,5.

– Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội tuyển sinh ngành Tâm lý học cho các khối C; D1,2,3,4,5,6. Điểm chuẩn: 18 (2009).

– Đại học Quy Nhơn: Tuyển sinh khối B và C, 14 điểm.

– Đại học Sư phạm Hà Nội: Khối A (17,5 điểm); khối B (16,5 điểm); khối D1,2,3 (16 điểm).

Phẩm chất và kỹ năng cần thiết:

Tâm lý học giữ vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn và phục vụ đời sống con người. Nên làm việc trong ngành Tâm lý đòi hỏi phải tiếp xúc nhiều với mọi đối tượng xã hội. Người làm nghề này phải có kiến thức vững vàng về tâm lý học; có kiến thức phong phú về các lĩnh vực văn hóa, xã hội; có kỹ năng trong nghiên cứu, vận dụng các kiến thức vào thực tế; cần có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, phản hồi; có thái độ thận trọng, tận tâm, công bằng trong công việc và phải kiên nhẫn.

Ngành Tâm lý học, các chuyên gia tâm lý, chuyên viên tâm lý học đường sẽ phát triển mạnh tại Việt Nam trong tương lai sắp tới. Làm nghề này, các bạn sẽ có điều kiện tiếp xúc và giúp đỡ nhiều người qua việc tư vấn và chữa trị tâm lý cho họ.

Chúc bạn thành công.

Chí Thông (hieuhoc_hieuhoc.com).

Bài liên quan

Ngành tâm lý học có công dụng gì?

(hieuhoc_hieuhoc.com). Tâm lý học là khoa học nghiên cứu sự xử lý thông tin và biểu hiện hành vi ở con người. Tâm lý học đi sâu vào mọi ngõ ngách của đời sống, không đâu là tâm lý học không luồn lách tới…

Tham vấn tâm lý - Nghề của �thời stress�

Nếu như ở nước ngoài, tham vấn tâm lý  đã khẳng định được vai trò cần thiết thì ở Việt Nam, đây lại là nghề còn hết sức non trẻ. Nhưng những ai thực sự quan tâm đến ngành tâm lý đừng bỏ lỡ cơ hội!

Xã hội học -

(hieuhoc_hieuhoc.com): Đồng hành cùng với sự phát triển và hội nhập của kinh tế, văn hóa, xã hội (XH) ngày nay thì hàng loạt vấn đề bức xúc cũng nảy sinh như dân số tăng, nghèo đói, bất bình đẳng về giới, về giai tầng, sự chênh lệch về trình độ văn hóa, về kinh tế giữa các vùng miền, các quốc gia, các tộc người… Để giải quyết các vấn đề bức xúc này, thế giới hiện đại luôn cần đến những nhà xã hội học (XHH).

Tư vấn tâm lý - Nghề mới dành cho thời đại công nghiệp

(hieuhoc_hieuhoc.com): Xã hội công nghiệp hóa với tốc độ thay đổi của xã hội nhanh chóng, những công việc với cường độ cao, những mối quan hệ phức tạp, những vấn đề mới luôn phát sinh, tính cá nhân ngày càng tăng cường… khiến cho không ít người rơi vào tình trạng căng thẳng, bức bối về tâm lý. Stress (căng thẳng) trở thành một bệnh xã hội. Để giải quyết vấn đề này, các bạn cần tìm đến các chuyên gia tư vấn tâm lý.

Cùng chuyên mục