Nghề kiểm toán: Không chỉ có Toán

(hieuhoc_hieuhoc.com). Để có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả, người làm nghề kiểm toán buộc phải “nạp” kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Không chỉ cần kiến thức về kế toán, kiểm toán, mà “Kiểm toán viên” còn phải trau dồi kiến thức ngoại ngữ cũng như kiến thức luật pháp. Đồng thời luôn phải theo dõi những thay đổi, bổ sung của hệ thống luật pháp trong nước và quốc tế.

Nghề kiểm toán không chỉ có “toán” mà còn phải trau dổi nhiều kỹ năng, kiến thức về kinh tế, xã hội, luật pháp…(Hình: Financejobguide.com).

Nghề kiểm toán: Văn võ song toàn.

Thật ra, nghề kiểm toán – một nghề không đến nỗi khô khan như trong trí tưởng tượng của nhiều người, mà nó có nhiều điều lý thú, thiết thực. Bởi công việc kiểm toán không chỉ là cộng trừ nhân chia, không chỉ cần có năng khiếu toán học mà bên cạnh đó, các kiến thức như ngoại ngữ, luật pháp, văn hóa xã hội và các kỹ năng phân tích – tổng hợp, kỹ năng sắp xếp, tổ chức công việc, kỹ năng quản lý thời gian, làm việc nhóm, giao tiếp, diễn đạt (nói và viết) … nhất thiết đều cần phải có.

Vì thế, nếu có ý định chọn nghề kiểm toán, bạn hãy cân nhắc những yếu tố sau:

Khả năng của mình có đáp ứng được các môn học đòi hỏi những kỹ năng gồm “cả văn lẫn toán” không?

Nghề kiểm toán đòi hỏi phải hy sinh thời gian cá nhân khá nhiều. Vì tính chất công việc nên các kiểm toán viên phải chấp nhận đi công tác (xa nhà) thường xuyên. Và để hoàn tất báo cáo kiểm toán đúng thời hạn, kiểm toán viên thường phải ở lại văn phòng làm việc đến sáng là chuyện bình thường.

Nghề kiểm toán đòi hỏi kiểm toán viên phải nhạy bén với những con số nhưng đồng thời cũng phải kiên nhẫn, tỉ mỉ, cẩn trọng với hồ sơ, sổ sách. Không chỉ là tính toán mà còn cần có khả năng tiếp thu, ghi nhớ các văn bản luật pháp, chính sách về thuế, các vấn đề kinh tế, xã hội… Có khả năng giao tiếp, diễn giãi vấn đề với đối tác. Có khả năng tổng hợp, làm việc độc lập, đồng thời kỹ năng làm việc nhóm cũng thật tốt.

Và cũng như những ngành nghề khác, nghề kiểm toán đặc biệt đòi hỏi đạo đức nghề nghiệp và lòng tự trọng rất cao. Nếu không, bạn sẽ hủy hoại danh tiếng của cả công ty và danh dự nghề nghiệp của chính bạn.

Kiểm toán viên: rộng đường nghề nghiệp.

Hiện nay, hoạt động kiểm toán tại Việt Nam được chia làm 3 loại: Kiểm toán độc lập, Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán nội bộ.

Với các loại chứng chỉ kiểm toán viên như: Bằng Kiểm toán viên Việt Nam (AC) do Bộ Tài Chính cấp và bằng Kiểm toán viên Quốc tế (ACCA) có giá trị quốc tế, nếu có được chứng chỉ kiểm toán này, bạn sẽ nắm giữ nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn nữa. Khi Kiểm toán viên vì một lý do nào đó không tiếp tục hành nghề kiểm toán, có thể chuyển sang các nghề như: – Kiểm soát viên tài chính (Financial Controler), – Giám đốc tài chính,Chuyên viên phân tích đầu tư, – Phân tích tài chính, – Chuyên gia thẩm định giá, – Chuyên viên môi giới chứng khoán…

Tóm lại, nghề kiểm toán là một nghề nhiều thách thức nhưng hấp dẫn! Các công ty kiểm toán thường có chiến lược tìm kiếm nguồn nhân lực từ các trường đại học khối tự nhiên đặc biệt là sinh viên năm cuối của các khoa kế toán – kiểm toán, tài chính tín dụng, ngân hàng, luật, ngoại thương… Có bằng tốt nghiệp đại học khối kinh tế (khoa kế toán – kiểm toán thường được chuộng hơn), có kiến thức chung về kế toán, kiểm toán, bảo hiểm, ngoại thương, luật và có vốn tiếng Anh khá. Và cũng để tồn tại với nghề kiểm toán trong môi trường chuyên nghiệp, yêu cầu bạn phải có một sức khỏe ổn định, bản lĩnh vững vàng, chuyên cần, phấn đấu học hỏi không ngừng. Ngoài ra, nghề kiểm toán không phân biệt giới tính, kiểm toán viên có thể là nam giới, cũng có thể là nữ giới, không có gì khác biệt nếu đáp ứng được các yêu cầu trên.

Học Kiểm toán ở đâu?

1. Chương trình Kế Toán - Kiểm Toán – VIỆN NGHIÊN CỨU CHÂU Á, Tp HCM

2. Kiểm soát viên chuyên nghiệp– Công ty Cổ Phần Đầu Tư & Đào tạo Doanh Chủ, Tp HCM

3. Kiểm toán nội bộ– Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Nguồn lực Việt – Vietsourcing, Hà Nội

Tham khảo điểm chuẩn tuyển sinh nhóm ngành kế toán – kiểm toán

Tên tổ chức thi

Ngành tuyển sinh

Ðiểm chuẩn 2010

ÐTB trúng tuyển NV1

Tỉ lệ trúng tuyển NV1

Khối A

Trường ÐH Kinh tế quốc dân

Kế toán tổng hợp

21

23,8

47,8%

Trường ÐH Kinh tế quốc dân

Kiểm toán

21

24,5

64%

Học viện Ngân hàng

Kế toán (chuyên ngành: kế toán doanh nghiệp)

21

22,3

19,3%

Trường ÐH Kinh tế
(ÐHQG Hà Nội)

Kế toán (kế toán, kiểm toán)

21

22,1

10,4%

Trường ÐH Kinh tế
(ÐH Ðà Nẵng)

Kiểm toán

20,5

21,9

25,5%

Trường ÐH Kinh tế TP.HCM

Kế toán

19

20,4

15,7%

Trường ÐH Kinh tế TP.HCM

Kiểm toán

19

21,1

36,8%

Trường ÐH Kinh tế – luật (ÐHQG TP.HCM)

Kế toán – kiểm toán

19

20,5

30,6%

Trường ÐH Thương mại

Kế toán (kế toán – tài chính doanh nghiệp thương mại)

19

20,2

17,4%

Trường ÐH Ngân hàng TP.HCM

Kế toán – kiểm toán

18,5

19,9

22,7%

Trường ÐH Kinh tế
(ÐH Ðà Nẵng)

Kế toán

18

19,5

11%

Trường ÐH Kinh tế (ÐH Huế)

Kế toán (kế toán doanh nghiệp, kế toán – kiểm toán)

18

19,3

6,8%

Học viện Công nghệ
bưu chính viễn thông

Kế toán

17

18,6

25,3%

Trường ÐH Thủy lợi

Kế toán

17

17,6

9,7%

Trường ÐH Công nghiệp Hà Nội

Kế toán

16,5

17,5

11,8%

Trường ÐH Tài chính – marketing

Kế toán (kế toán doanh nghiệp, kế toán ngân hàng)

16,5

17,1

2,7%

Trường ÐH Sài Gòn

Kế toán

16,5

17,2

4,4%

Trường ÐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM

Kế toán

16,5

17,5

9,8%

Trường ÐH Ðiện lực

Kế toán

16

17

9,9%

Trường ÐH Tôn Ðức Thắng

Kế toán kiểm toán

16

16,8

5,8%

Trường ÐH Cần Thơ

Kế toán (kế toán,
kế toán – kiểm toán)

16

17,1

9,8%

Trường ÐH Mở TP.HCM

Kế toán

15

15,8

5,6%

Trường ÐH Hải Phòng

Kế toán (kế toán doanh nghiệp, kế toán kiểm toán)

15

16,1

9%

HV Công nghệ bưu chính viễn thông – cơ sở phía Nam

Kế toán

14

18,7

15%

Trường ÐH Kinh tế và
quản trị kinh doanh

Kế toán (kế toán tổng hợp, kế toán doanh nghiệp công nghiệp)

14

15,4

15,9%

Trường ÐH Hoa Sen

Kế toán (kế toán,
kế toán – kiểm toán)

14

15,5

15%

Trường ÐH Hồng Ðức

Kế toán

14

15,1

7,6%

Trường ÐH Công nghiệp
TP.HCM

Kế toán

14

15,5

12,8%

Trường ÐH Nông lâm
TP.HCM

Kế toán

14

14,7

9%

Trường ÐH An Giang

Kế toán
doanh nghiệp

14

14,4

11,8%

Trường ÐH Vinh

Kế toán

14

15,5

20,8%

Trường ÐH Tây nguyên

Kế toán

14

13,9

10,5%

Trường ÐH Lạc Hồng

Kế toán

13

14,3

64,3%

Trường ÐH Trà Vinh

Kế toán (kế toán ngân hàng, kế toán tổng hợp)

13

13,4

4,8%

Trường ÐH Cần Thơ

Kế toán (kế toán tổng hợp)

13

14,1

12,5%

Khối B

Trường ÐH Nông nghiệp Hà Nội

Kế toán

14,5

16,1

35,3%

Khối D1

Trường ÐH Kinh tế
(ÐHQG Hà Nội)

Kế toán (kế toán, kiểm toán)

21

21,9

15,1%

Trường ÐH Kinh tế quốc dân

Kế toán tổng hợp

20

21,6

19,3%

Trường ÐH Kinh tế – luật (ÐHQG TP.HCM)

Kế toán – kiểm toán

19

20,4

26,8%

Trường ÐH Tài chính – marketing

Kế toán (kế toán doanh nghiệp, kế toán ngân hàng)

17,5

18,1

2,9%

Trường ÐH Sài Gòn

Kế toán

17

18,2

6,4%

Trường ÐH Kinh tế (ÐH Huế)

Kế toán (kế toán doanh nghiệp, kế toán – kiểm toán)

17

17,9

9,3%

Trường ÐH Công nghiệp Hà Nội

Kế toán

16

16,4

4,9%

Trường ÐH Tôn Ðức Thắng

Kế toán kiểm toán

16

17,1

7,9%

Trường ÐH Cần Thơ

Kế toán (kế toán,
kế toán – kiểm toán)

16

16,9

7,7%

Viện ÐH Mở Hà Nội

Kế toán

16

17

11,4%

Trường ÐH Công nghiệp
TP.HCM

Kế toán

15

16,7

6,9%

Trường ÐH Mở TP.HCM

Kế toán

15

16,2

11,1%

Trường ÐH Hải Phòng

Kế toán (kế toán doanh nghiệp, kế toán kiểm toán)

15

16,6

9,7%

Trường ÐH Nông lâm
TP.HCM

Kế toán

14

14,8

11,1%

Trường ÐH An Giang

Kế toán
doanh nghiệp

14

14,5

9,9%

Trường ÐH Lạc Hồng

Kế toán

13

14,6

54,2%

Trường ÐH Quảng Nam

Kế toán

13

13,5

7,2%

Trường ÐH Cần Thơ

Kế toán
(kế toán tổng hợp)

13

14

15,5%

Khối D3

Trường ÐH Kinh tế (ÐH Huế)

Kế toán (kế toán doanh nghiệp, kế toán – kiểm toán)

17

19,5

14,7%

Trường ÐH Hoa Sen

Kế toán (kế toán,
kế toán – kiểm toán)

14

15

33,3%

Ngoài ra, rất nhiều trường ÐH không tổ chức thi cũng tuyển sinh ngành này với điểm chuẩn xét tuyển ở mức bằng điểm sàn như: Trường ÐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, Trường ÐH Kinh tế – tài chính TP.HCM, Trường ÐH Công nghệ Sài Gòn…

Cá nhân không được hành nghề kiểm toán

Ngày 16-9-2010, trình bày tờ trình của Chính phủ về dự án Luật kiểm toán độc lập tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết hiện nay ở nước ta đối tượng khách hàng chủ yếu là kiểm toán theo luật định, vẫn còn nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tư nhân, chưa thực hiện kiểm toán.

Dự luật quy định: Bộ Tài chính có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp kiểm toán độc lập, sát hạch và cấp chứng chỉ hành nghề cho kiểm toán viên.

Đối với thủ tục đăng ký và quản lý hành nghề kiểm toán, quản lý thống nhất danh sách doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề trong cả nước, Ủy ban Kinh tế Quốc hội đề nghị quy định theo hướng: trên cơ sở danh sách doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật do Bộ Tài chính công khai hằng năm, Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán nhà nước sẽ quy định về điều kiện, tiêu chuẩn hoặc công bố danh sách các doanh nghiệp kiểm toán phù hợp với quy định của Luật các tổ chức tín dụng và Luật chứng khoán.

Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội đồng tình với quy định trong dự thảo luật không cho phép kiểm toán viên được hành nghề với tư cách cá nhân mà phải hành nghề trong doanh nghiệp kiểm toán. Bởi lẽ đây là nghề đòi hỏi chuẩn mực đạo đức cao, trách nhiệm lớn trong việc đảm bảo tính chính xác, tính trung thực, tính tuân thủ các quy định của pháp luật.

Học Kiểm toán ở đâu?

1. Chương trình Kế Toán - Kiểm Toán – VIỆN NGHIÊN CỨU CHÂU Á, Tp HCM

2. Kiểm soát viên chuyên nghiệp– Công ty Cổ Phần Đầu Tư & Đào tạo Doanh Chủ, Tp HCM

3. Kiểm toán nội bộ– Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Nguồn lực Việt – Vietsourcing, Hà Nội

Văn Toàn tổng hợp/(hieuhoc_hieuhoc.com).

Bài liên quan

Kế toán và kiểm toán

Kế toán và kiểm toán giúp công ty hoạt động hiệu quả, các báo cáo tài chính công bố cho công chúng được chính xác và các khoản thuế được thanh toán đúng thời hạn. Họ thực hiện các chức năng này bằng cách cung cấp một loạt các dịch vụ kế toán như ….cũng như kiểm toán nội bộ cho các khách hàng.

Nghề kiểm toán - Nghề

(hieuhoc_hieuhoc.com): Trong vô số câu hỏi bạn đọc gửi về cho ban Tư vấn trực tuyến hieuhoc_hieuhoc.com mỗi ngày, co rat nhieu câu hỏi thắc mắc về nghề kiểm toán . Hôm nay Hiếu Học sẽ một số nét chính về nghề này, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong việc định hướng nghề nghiệp cho tương lai.

Học ngành Kế toán – Kiểm toán.

(Hiếu học). Chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán phù hợp mọi đối tượng, không phân biệt nam hay nữ. Đây là một ngành rất thu hút sinh viên đăng ký vào học. Các năm qua, sinh viên tốt nghiệp đều dễ dàng tìm được việc làm thích hợp cho mình. Nghề kế toán hoàn toàn không bão hoà. Kinh tế phát triển, bất cứ tổ chức hay doanh nghiệp nào cũng cần kế toán. Hẳn nhiên, vì có nhiều người học nghề kế toán nên lượng cung sẽ tăng, điều này khiến bạn phải cạnh tranh nhiều hơn.

Những ngành nghề dễ tìm việc và có giá trong tương lai.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Băn khoăn lớn nhất của các bạn trẻ chuẩn bị vào đời là chọn cho mình ngành nghề nào dễ tìm việc và có giá trong tương lai. Vì thế, (hieuhoc_hieuhoc) tổng hợp những ý kiến từ các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm để các bạn tham khảo thêm về những ngành nghề dễ tìm việc, những ngành có tiềm năng phát triển mạnh tại Việt Nam trong tương lai như sau:

Cùng chuyên mục