Sự song hành của công nghệ & nghệ thuật.

Nghệ thuật và công nghệ đã và đang luôn luôn cải tiến đồng hành qua hàng thế kỷ; Những công cụ cần thiết cho việc sáng tạo đã trở nên phổ biến và từng bước được lưu hành ở mức giá phải chăng, và con người không hề ân hận hoặc hối tiếc gì đối với thực tế này.

Trong khoảng 100 năm trở lại đây, khái niệm về máy tính của nhân loại đã thay đổi đáng kể, từ một phòng kín với đầy ắp người vận hành sang những bộ vi mạch và màn hình LCD. Điều duy nhất không thay đổi là cách con người tương tác với máy tính, với những hàng phím bấm (bàn phím) và con chuột.

Mặc dù có rất nhiều việc con người có thể làm với bàn phím và con chuột, chúng lại giới hạn sự sáng tạo và hiệu suất theo những cách khó tưởng tượng nổi, đặc biệt là với những người không có thời gian và kiên nhẫn để học hỏi. Nhưng sự ra đời của loại giao diện được kết hợp thú vị giữa kỹ thuật số và vật lý học, từ màn hình cảm ứng giá rẻ đến bộ điều khiển chuyển động, đã hé lộ ánh bình minh cho kỷ nguyên huy hoàng của những sáng tạo công nghệ số – kỷ nguyên mở ra cho tất cả mọi người.

Những Mozart, James Cameron tương lai

Bất kỳ ai hâm mộ phim hoạt hình của hãng Pixar cũng đồng ý rằng những nhà hoạt họa máy tính của hãng đã tạo nên một số bức họa đẹp nhất hiện nay, mặc dù công cụ của họ không được các nhà hoạt họa giấy-bút truyền thống của Walt Disney thừa nhận. Tuy nhiên, nếu có dịp chứng kiến tận mắt công việc của những chuyên gia hoạt họa và thiết kế trên máy tính, sự phức tạp và phí tổn công cụ của họ có thể khiến chúng ta nghĩ sản phẩm của họ là thành tựu kỹ thuật hơn là nghệ thuật. Nói cách khác, người ta sẽ nghĩ nghệ thuật dựa trên máy tính là dành cho các chuyên gia tin học – còn các họa sỹ thực thụ phải thực hiện công việc bằng đôi tay.

Tuy nhiên, sự ra đời của iPad và các thiết bị công nghệ cao khác đang thách thức quan điểm này. iPad không phải là thiết bị màn hình cảm ứng giá vừa phải đầu tiên, cũng không phải là sản phẩm rẻ nhất, nhưng điều khiến Steve Jobs gọi nó là “ảo thuật” không nằm ở phần cứng mà ở phần mềm ứng dụng. Với phần mềm vẽ tranh dựa trên ứng dụng Brushes, người sử dụng chỉ cần chọn màu sắc và loại cọ vẽ rồi vạch một đường trên màn hình bằng ngón tay. Không cần các hướng dẫn trợ giúp, không phím tắt phải ghi nhớ, không phải tìm kiếm trong hàng trăm thư mục của menu, chỉ là một “tấm vải vẽ” và các màu sắc để lựa chọn.

Ấn tượng hơn nữa là ứng dụng soạn nhạc Garageband mới của Apple. Thoạt nhìn thì Garageband giống như là trò chơi được thiết kế riêng cho trẻ em, nhưng thực sự lại là một công cụ hữu ích. Chỉ cần dành mười phút để giải trí với hàng tá các nhạc cụ ảo và studio có chức năng ghi lại 8 bài hát, bạn sẽ hiểu tại sao các nhạc sỹ chuyên nghiệp đang gấp rút tải chương trình này về máy.

Với việc bán phần mềm Garageband ở mức giá 2,99 bảng, Steve Jobs như đã đưa thẻ tín dụng của mình cho hầu hết các thanh thiếu niên sở hữu iPad trên thế giới, và để họ tha hồ tiêu xài trong một cửa hiệu nhạc cụ Yamaha. Những thiên tài Mozart tương lai có thể không bao giờ viết một bản nhạc trong đời, họ chỉ cần dùng Garageband để ghi âm, phối khí và soạn tất cả bản nhạc của mình.

Đi sâu hơn, chúng ta còn có thể thấy cơ hội thực sự cho những James Cameron tương lai tạo nên các siêu phẩm của họ thông qua Playstation Move và Xbox Kinect. Chương trình Move cho phép người sử dụng dễ dàng kiến trúc lên những vật thể 3D bằng cách di chuyển hai “đũa thần” trong không gian, còn Kinect có thể mô phỏng các chuyển động 3D trong thực tế, giúp thế hệ những tài năng trẻ tuổi tạo ra nhiều siêu phẩm mới tiếp nối, hay thậm chí “hoành tráng” hơn Avatar.

Chỉ mới 5 năm về trước, Move và Kinect còn là những thành tựu công nghệ tuyệt đỉnh, còn hiện nay, chúng được bán ở mức giá 100 bảng.

Steve Jobs tại buổi giới thiệu iPad 2. Ảnh: Getty

Sự song hành của nghệ thuật và công nghệ

Không ai gọi điều này là “sự tiến hóa”. Bởi iPad không phải chỉ là một “tấm vải” mới, sáng sủa hơn và Playstation Move không đơn thuần chỉ là phiên bản mới cập nhật của công cụ điêu khắc – chúng là những công cụ hoàn toàn mới giúp con người nghiên cứu và trải nghiệm với lượng thời gian và chi phí chỉ bằng một phần nhỏ so với trước đây.

Bạn đang vẽ một bức tranh phong cảnh và lỡ quệt sai một đường? Chỉ cần nhấn “undo” (khôi phục). Muốn biết bản nhạc của mình nghe như thế nào ở khóa khác, hoặc như thế nào nếu được dàn nhạc có 90 – thậm chí là 900 – nhạc công biểu diễn? Những công việc đòi hỏi hàng giờ để thực hiện, nay chỉ cần một giây. Bạn muốn tạo ra những vật thể 3D vốn vẫn “làm khó” giới kiến trúc và máy móc truyền thống? Với công nghệ in 3D, người sử dụng có thể thực tế hóa bất cứ thứ gì họ tưởng tượng, thậm chí không phải động tay hoặc nhìn vào vật liệu sử dụng.

Để đáp lại nỗi hoài nghi của những người luôn ca ngợi sự vất vả của nghệ thuật “cổ điển” và giá trị của giới hạn trong việc sáng tác, người ta nên nhớ lại những ngày xa xưa của những người làm thay việc của máy tính. Không ai tin rằng việc sử dụng lao động thực tế lại được ưa chuộng hơn việc sử dụng máy tính hiện đại có thể tính hàng tỷ phép tính mỗi giây, và chắc chắn có rất ít nhà văn sẵn lòng đổi máy tính xách tay để sử dụng giấy bút.

Chúng ta sẽ rất mâu thuẫn khi không tán thành việc nghệ sỹ chuyển sang sử dụng những công cụ mới. Nghệ thuật và công nghệ đã và đang luôn luôn cải tiến đồng hành qua hàng thế kỷ, từ việc khám phá ra các màu sắc hay nguyên vật liệu mới, tới việc in ấn, tới video camera và còn hơn thế nữa. Những công cụ cần thiết cho việc sáng tạo đã trở nên phổ biến và từng bước được lưu hành ở mức giá phải chăng, và con người không hề ân hận hoặc hối tiếc gì đối với thực tế này.

Lần đầu tiên trong lịch sử, mọi người không cần phải mua và sử dụng những công cụ chuyên biệt, đắt đỏ để sáng tạo âm nhạc và nghệ thuật. Nhờ các bộ vi xử lý, màn hình cảm ứng và bộ cảm biến chuyển động, họ có thể làm bất cứ điều gì, dù là vẽ bức tranh, dựng phim, sáng tác một bản nhạc opera hay tạc tượng.

Nhân loại đã đi một con đường dài trong suốt một thế kỷ từ khi có loại máy tính nặng nề có thể chứa cả người sử dụng bên trong – giờ đây khi giữa kỹ thuật số và thế giới vật thể hữu hình lại xuất hiện những xung đột, hãy cùng hình dung xem liệu một trăm năm nữa, chúng ta có thể trải nghiệm thể loại mới nào thế giới sáng tác nghệ thuật.

Theo (Telegraph/ADRIAN HON)-(Vietnamweek.net/NHƯ NGUYỆT)

Bài liên quan

Thiết kế nội thất: công việc kỹ thuật và nghệ thuật

“Thiết kế là một công việc của cả kỹ thuật lẫn nghệ thuật, nên không thể có sự áp đặt”. - Xuất thân từ một gia đình với nhiều thành viên hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc, hoạ sĩ thiết kế Hoàng Tuấn lại chuyển hướng đi theo niềm đam mê đã được nhìn thấy từ khi còn rất trẻ: thiết kế nội thất.

Học ngành khoa học máy tính, ra trường làm gì?

(Hiếu học) Chương trình đào tạo cử nhân & kỹ sư ngành Khoa học máy tính dựa trên chương trình khung của Bộ Giáo dục Đào tạo nhưng mỗi trường đào tạo với mục đích có chút ít khác nhau. 

Cùng chuyên mục