Tiềm năng phát triển vật liệu mới ở Việt Nam

Vật liệu mớihiện là một trong 4 lĩnh vực trọng tâm được Nhà nước ưu tiên phát triển. Việt Nam đã bắt đầu tập trung ứng dụng vật liệu mới trong những ngành như: xây dựng, giao thông, y tế, viễn thông – công nghệ thông tin…

Một loại vật liệu mới, giúp dập tắt các đám cháy nhanh và hiệu quả hơn vừa được các nhà khoa học Việt Nam thử nghiệm thành công. Dập đám cháy bằng một loại vật liệu mới dạng dung dịch, điểm đặc biệt là dung dịch không chỉ dập tắt đám cháy nhanh mà còn giúp lính cứu hỏa và nạn nhân không bị bỏng.

Việc ứng dụng vật liệu mới đem lại hiệu quả về kinh tế, môi trường, ý nghĩa thiết thực với đời sống của người dân. Một số vật liệu mới ở Việt Nam có thể kể đến như: Dập đám cháy bằng một loại vật liệu mới dạng dung dịch; có thể trộn 100% cát nhân tạo với bê tông vẫn đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật; cát tái chế đầu tiên từ xỉ than…

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, công nghệvật liệu mớihiện là một trong 4 lĩnh vực trọng tâm được Nhà nước ưu tiên phát triển. Việt Nam đang tập trung phát triển các loại vật liệu mới như: vật liệu cảm biến, vật liệu chế tạo bộ nhớ thế hệ mới, vật liệu tản nhiệt, vật liệu cho các thiết bị giải trí, vật liệu nano, composite…

Vật liệu mới có những tính chất ưu việt so với vật liệu truyền thống về giá cả, khả năng thân thiện môi trường, độ bền của vật liệu… Ngành xây dựng, đóng tàu, viễn thông, y tế… là những ngành đi đầu trong việc ứng dụng vật liệu mới.

Cũng theo Bộ Khoa học và Công nghệ, với các sản phẩm được tạo nên từ công nghệ vật liệu mới và đã chứng minh được hiệu quả, việc ứng dụng sẽ theo lộ trình, hỗ trợ song song, tiến tới có thể thay thế hoàn toàn vật liệu truyền thống. Ví dụ, với vật liệu mới trong ngành xây dựng, ban đầu sẽ áp dụng từ 10%, tiến tới 100%, đặc biệt là các công trình xây dựng vốn ngân sách.

Theo: VTV.vn

Cùng chuyên mục