10 thương hiệu giá trị nhất hiện nay

Hãng nghiên cứu tài chính BrandFinance mới đây đã công bố bảng xếp hạng 500 thương hiệu giá trị nhất trên thế giới. Trong đó, thương hiệu Google từ vị trí thứ hai năm ngoái vượt lên dẫn đầu, với giá trị đạt hơn 44,29 tỷ USD, tăng 8,1 tỷ so với mức xếp hạng của năm 2010.

Google từ vị trí thứ hai năm ngoái vượt lên dẫn đầu, với giá trị 44,29 tỷ USD, tăng 8,1 tỷ so với mức xếp hạng của năm 2010. Với kết quả này, “bô. Máy tìm kiếm trực tuyến khổng lồ” Google đã vượt qua các đại gia khác như Microsoft hay Apple để trở thành thương hiệu có giá trị nhất thế giới. Theo BrandFinance, thương hiệu của Google được đánh giá cao vì các dịch vụ của hãng được nhiều người sử dụng.

Đáng chú ý trong xếp hạng năm nay, hãng phần mềm lớn nhất thế giới, Microsoft, từ vị trí thứ 5 của năm ngoái vượt lên thứ hạng 2, với giá trị thương hiệu đạt 42,8 tỷ USD. Hãng bán lẻ Wal-Mart tụt xuống bậc 3 từ hạng 1 của năm ngoái và thương hiệu Apple từ bậc 20 năm ngoái vọt lên vị trí số 8 của năm nay.

Dưới đây là xếp hạng 10 thương hiệu giá trị nhất *:

1. Google

Xếp hạng thương hiệu năm 2010: 2

Giá trị thương hiệu năm 2011: 44,294 tỷ USD

Giá trị thương hiệu năm 2010: 36,191 tỷ USD

Giá trị vốn hóa thị trường năm 2011: 143,016 tỷ USD

Giá trị vốn hóa thị trường năm 2010: 159,970 tỷ USD

2. Microsoft

Xếp hạng thương hiệu năm 2010: 5

Giá trị thương hiệu năm 2011: 42,805 tỷ USD

Giá trị thương hiệu năm 2010: 33,605 tỷ USD

Giá trị vốn hóa thị trường năm 2011: 165,724 tỷ USD

Giá trị vốn hóa thị trường năm 2010: 199,989 tỷ USD

3. Wal-Mart

Xếp hạng thương hiệu năm 2010: 1

Giá trị thương hiệu năm 2011: 36,220 tỷ USD

Giá trị thương hiệu năm 2010: 341,365 tỷ USD

Giá trị vốn hóa thị trường năm 2011: 154,324 tỷ USD

Giá trị vốn hóa thị trường năm 2010: 190,803 tỷ USD

4. IBM

Xếp hạng thương hiệu năm 2010: 4

Giá trị thương hiệu năm 2011: 36,157 tỷ USD

Giá trị thương hiệu năm 2010: 33,706 tỷ USD

Giá trị vốn hóa thị trường năm 2011: 189,717 tỷ USD

Giá trị vốn hóa thị trường năm 2010: 180,027 tỷ USD

5. Vodafone

Xếp hạng thương hiệu năm 2010: 7

Giá trị thương hiệu năm 2011: 30,674 tỷ USD

Giá trị thương hiệu năm 2010: 28,995 tỷ USD

Giá trị vốn hóa thị trường năm 2011: 192,455 tỷ USD

Giá trị vốn hóa thị trường năm 2010: 178,603 tỷ USD

6. Bank of America

Xếp hạng thương hiệu năm 2010: 12

Giá trị thương hiệu năm 2011: 30,619 tỷ USD

Giá trị thương hiệu năm 2010: 26,074 tỷ USD

Giá trị vốn hóa thị trường năm 2011: 120,195 tỷ USD

Giá trị vốn hóa thị trường năm 2010: 111,754 tỷ USD

7. GE

Xếp hạng thương hiệu năm 2010: 6

Giá trị thương hiệu năm 2011: 30,504 tỷ USD

Giá trị thương hiệu năm 2010: 31,909 tỷ USD

Giá trị vốn hóa thị trường năm 2011: 475,066 tỷ USD

Giá trị vốn hóa thị trường năm 2010: 528,712 tỷ USD

8. Apple

Xếp hạng thương hiệu năm 2010: 20

Giá trị thương hiệu năm 2011: 29,543 tỷ USD

Giá trị thương hiệu năm 2010: 19,829 tỷ USD

Giá trị vốn hóa thị trường năm 2011: 244,381 tỷ USD

Giá trị vốn hóa thị trường năm 2010: 156,416 tỷ USD

9. Wells Fargo

Xếp hạng thương hiệu năm 2010: 15

Giá trị thương hiệu năm 2011: 28,944 tỷ USD

Giá trị thương hiệu năm 2010: 21,916 tỷ USD

Giá trị vốn hóa thị trường năm 2011: 136,069 tỷ USD

Giá trị vốn hóa thị trường năm 2010: 131,225 tỷ USD

10. AT&T

Xếp hạng thương hiệu năm 2010: 11

Giá trị thương hiệu năm 2011: 28,884 tỷ USD

Giá trị thương hiệu năm 2010: 26,585 tỷ USD

Giá trị vốn hóa thị trường năm 2011: 235,987 tỷ USD

Giá trị vốn hóa thị trường năm 2010: 229,792 tỷ USD

* Kết quả xếp hạng giá trị thương hiệu năm 2011 của BrandFinance được công bố dựa trên tình hình tài chính và thu nhập của các công ty được tính đến hết ngày 31/21/2010.

Theo VnEconomy

Bài liên quan

Xu hướng mới: Hợp tác thương hiệu.

Hợp tác thương hiệu (Co-branding) là khái niệm liên quan đến những sự sắp xếp khác nhau trong marketing, một xu hướng kinh doanh mới đang hình thành và phát triển tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Nó gắn kết một sản phẩm hoặc dịch vụ với nhiều hơn một thương hiệu hoặc gắn kết sản phẩm

Ngành Khoa học Xã hội: Quản trị truyền thông

(hieuhoc_hieuhoc.com) Sự bùng nổ các phương tiện truyền thông đang đặt ra yêu cầu phải nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ các nhà quản trị truyền thông và các chuyên gia trong lĩnh vực này. 

Cùng chuyên mục