Ngành quan hệ công chúng & truyền thông.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành truyền thông, hiện nay những công việc như làm báo, truyền hình, phát triển chiến lược quảng cáo, tổ chức sự kiện, quan hệ công chúng… thu hút rất nhiều bạn trẻ tham gia vì sức hấp dẫn, năng động và thu nhập cao của nó.Trong đó, nghề quan hệ công chúng dù mới phát triển nhưng được xem là ngành học thu hút giới trẻ nhiều nhất, “quản lý hình ảnh của công ty” được coi là nghề triển vọng của giới trẻ.

Vậy công việc của chuyên viên “quan hệ công chúng” là gì? Công tác ở vị trí nào? Và cần những điều kiện gì để trở thành một nhân viên Quan hệ công chúng chuyên nghiệp?

Công việc chính của chuyên viên quan hệ công chúng.

Quan hệ công chúng (Public Relations – PR) giữ một chức năng quan trọng trong bộ phận tiếp thị (marketing) của các doanh nghiệp, với nhiệm vụ quản lý hình ảnh của công ty. Đó là cầu nối giữa tổ chức với cộng đồng hoặc với khách hàng, nhà đầu tư…trong toàn bộ hoạt động và chiến lược phát triển của đơn vị. Cơ sở chủ yếu của hoạt động PR là gắn bó chặt chẽ với các phương tiện truyền thông đại chúng, cung cấp thông tin, xây dựng thông tin hai chiều tạo nên sự hiểu biết và ủng hộ của công chúng với đơn vị doanh nghiệp.

Tùy thuộc quy mô và loại hình kinh doanh của doanh nghiệp, công việc phổ biến của chuyên viên Quan hệ công chúng thường đảm nhiệm như sau:

– Xây dựng, duy trì và phát triển quan hệ với các cơ quan truyền thông (báo chí, đài truyền hình…).

– Lập kế hoạch và triển khai các chương trình PR để quảng bá thương hiệu. Đó có thể là một chiến dịch thông tin nội bộ trong tổ chức, một chiến dịch truyền thông, tài trợ, quảng bá hình ảnh v.v…

– Phối hợp cùng bộ phận marketing trong việc thực hiện các chương trình quảng cáo, khuyến mãi.

– Chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đối ngoại, nội dung website của công ty, thiết kế và sản xuất những cuốn niên giám, các bản báo cáo, phim tài liệu, các chương trình truyền thông đa phương tiện v.v…

– Hoạch định và phòng ngừa các rủi ro về truyền thông có thể xảy ra, xử lý khủng hoảng.

– Các công việc khác thuộc lĩnh vực truyền thông như tổ chức sự kiện, chăm sóc khách hàng, sắp xếp những cuộc phỏng vấn trên các phương tiện truyền thông, chuẩn bị các bài diễn thuyết, là người phát ngôn cho tổ chức của mình v.v…

Nghiên cứu, đánh giá về các kế hoạch, chương trình, hoạt động sau khi thực hiện để rút kinh nghiệm.

Công tác ở vị trí nào?

Đối với ngành Quan hệ công chúng, sau khi tốt nghiệp bạn có thể làm trong bộ phận PR nội bộ tại các công ty (PR In House) hoặc trong các công ty làm dịch vụ PR cho các doanh nghiệp (PR Agency)… Sinh viên tốt nghiệp có khả năng thích ứng rộng để có thể làm việc trong các công ty về lĩnh vực quảng cáo, cóthể trở thành những người làm công tác truyền thông, tổ chức sự kiện, quảng bá thương hiệu, quan hệ khách hàng, tổ chức – cung cấp thông tin, nhân viên marketing, thuyết trình viên, tư vấn khách hàng… trong các cơ quan, doanh nghiệp. Đây là nhữngvị tríphù hợp vớicác bạn trẻ năng động, tự tin sáng tạo, luôn luôn mới mẻ với những cơ hội và đôi khi là thách thức mới.

Những điều kiện cần để trở thành một nhân viên PR chuyên nghiệp.

– Óc quan sát và phán đoán tốt, tư duy phân tích cao.

– Khéo léo, nhanh nhẹn, nhạy bén trong mọi tình huống.

– Có năng lực tổ chức, bởi vì hoạt động PR luôn gắn liền với các sự kiện có đông người tham dự.

– Kỹ năng ngoại ngữ và tin học. Đây là một lợi thế để có thể trở thành một nhân viên PR chuyên nghiệp trong thời đại công nghệ thông tin và giao lưu hợp tác quốc tế mạnh mẽ như ngày nay.

– Có khả năng chịu được áp lực của công việc.

– Có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và làm việc theo nhóm khi cần.

Tóm lại, cần trang bị những kiến thức về truyền thông (học vềlý luận và lịch sử, báo chí, văn hóa xã hội…), kỹ năng giao tiếp tốt, biết cách thu thập thông tin, cách viết tin,viết bài và các thông cáo báo chí để quảng bá trong công chúng. Bên cạnhđó là các kiến thức về kinh tế học nhưmarketing, quản trị, luật… Ngoài ra, cũng cần biết về các kỹ thuật nhưIndesign, Photoshop… để phục vụ cho công việc.

Trên đây là khái quát những đặc thù riêng, những yêu cầu cần có và tiềm năng phát triển của nghề Quan hệ công chúng. Sự lựa chọn nghề nghiệp nào cũng cần cósở thích và khả năng phù hợp để thành công, ngành Quan hệ công chúng & truyền thông cũng không phải là ngoại lệ.

Chúc bạn chọn thấy công việc phù hợp!

Tuấn Phong tổng hợp/(hieuhoc_hieuhoc.com).

Bài liên quan

Ngành nghiên cứu thị trường

(hieuhoc_hieuhoc.com) Các doanh nghiệp dùng kết quả nghiên cứu thị trường để đánh giá lại chính mình và xây dựng kế hoạch phát triển hiệu quả hơn, cũng như để quảng cáo cho hoạt động kinh doanh của mình. 

Nghề Sales: Thế nào là am hiểu khách hàng

Sự am hiểu là việc cung cấp, mang lại cho khách hàng những gì họ không bao giờ nghĩ hoặc tưởng tượng rằng họ sẽ cần. Vậy làm thế nào bạn có thể am hiểu khách hàng?

Quảng cáo và Truyền thông xã hội

(Hiếu học) Các mạng xã hội ngày càng có sức lan tỏa lớn và điều thú vị là các phương tiện truyền thông đại chúng trong nước dường như cũng ngày càng mang tính "đối thoại" nhiều hơn. 

Ngành quan hệ công chúng & truyền thông.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành truyền thông. Trong đó, nghề quan hệ công chúng dù mới phát triển nhưng được xem là ngành học thu hút giới trẻ nhiều nhất, “quản lý hình ảnh của công ty” được coi là nghề triển vọng của giới trẻ.

Nghề Người mẫu quảng cáo.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Là một nghề mới phổ biến và có xu hướng phát triển mạnh trong một vài năm trở lại đây, nghề “Người mẫu quảng cáo” (hay Showgirl, Promotion Girl: các cô gái tiếp thị) dễ cho mọi người liên tưởng đến những cô gái trẻ trung xinh đẹp, có chiều cao, thân hình cân đối, khuôn mặt khả ái… xuất hiện trong những chiến dịch marketing với những bộ cánh thời trang và sành điệu. Nhưng:  

Cùng chuyên mục