Các ngành Thương mại, Kinh doanh, Marketing

(Hiếu học) Các chuyên ngành Thương mại Quốc tế; Kinh doanh Quốc tế; Quản trị thương hiệu, Quản trị bán hàng; Marketing… đều cùng thuộc lĩnh vực quản trị kinh tế.

SV học chuyên ngành Thương mại quốc tế hoặc Kinh doanh quốc tế sẽ được đào tạo theo chương trình nhằm huấn luyện các kỹ năng làm việc, hoạt động trong môi trường quốc tế. SV có trình độ tiếng Anh căn bản theo chuẩn TOEIC tối thiểu 450 điểm sau khi tốt nghiệp để có thể sử dụng được tiếng Anh về thương mại quốc tế. (Hình: lễ trao bằng tốt nghiệp trường ĐH Ngoại thương)

Khi xây dựng chương trình đào tạo, mỗi chuyên ngành được thiết kế với mục tiêu chung và yêu cầu kỹ năng cụ thể của từng chuyên ngành sẽ khác nhau. Vì vậy, tùy theo sở thích, nhu cầu của mình và định hướng của gia đình, các bạn có thể chọn chuyên ngành nào phù hợp nhất như:

Thương mại quốc tế là công việc kinh doanh hàng hóa giữa quốc gia này với quốc gia khác trên thế giới. Do đó, ngoài những kiến thức nền tảng về kinh tế và quản trị kinh doanh, người học sẽ được trang bị những kiến thức chuyên sâu về luật pháp, giao dịch, thanh toán, hợp đồng, vận tải, bảo hiểm, marketing, phân tích kinh doanh,… trong môi trường quốc tế.

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Thương mại quốc tế có khả năng làm việc tại các phòng kinh doanh, phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu của các đơn vị sản xuất kinh doanh, các công ty thương mại, các công ty xuất nhập khẩu, các văn phòng đại diện, các đơn vị dịch vụ, đại lý vận tải tàu biển, hàng không, bảo hiểm, ngân hàng ngoại thương,… để thực hiện các nghiệp vụ: lập và tổ chức thực hiện các kế hoạch xuất nhập khẩu; quản lý và điều hành các công việc về hợp đồng kinh tế xuất nhập khẩu; các công việc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu như giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, vận tải, bảo hiểm, hải quan, kiểm định hàng hóa, nghiên cứu thị trường, dự báo thị trường quốc tế…

Ngành Thương mại quốc tế ( Ngoại thương ) từ truớc đến nay vẫn là ngành có nhu cầu lớn ở tất cả các doanh nghiệp, nhưng điểm chuẩn vào các trường ĐH rất cao.

Kinh doanh quốc tế là công việc kinh doanh trong môi trường quốc tế nhưng phạm vi kinh doanh mở rộng hơn bao gồm kinh doanh hàng hóa và các dịch vụ khác: tài chính, đầu tư, thị trường chứng khoán, marketing,… Do đó, ngoài những kiến thức nền tảng về kinh tế và quản trị kinh doanh, người học sẽ được trang bị những kiến thức chuyên sâu về luật pháp, giao dịch, thanh toán, tài chính, đầu tư, thị trường chứng khoán, marketing,… trong môi trường quốc tế.

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kinh doanh quốc tế có khả năng làm việc tại các phòng kinh doanh, phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu của các đơn vị sản xuất kinh doanh, các công ty thương mại – tài chính – đầu tư, văn phòng các cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh, các công ty nước ngoài, các ngân hàng,… để thực hiện các nghiệp vụ: xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch và chiến lược kinh doanh quốc tế; quản lý và điều hành các doanh nghiệp có kinh doanh quốc tế; xây dựng – triển khai – hoàn tất một nghiệp vụ kinh doanh quốc tế.

Ngành quản trị thương hiệu: mục tiêu đào tạo của chuyên ngành Quản trị thương hiệu là đào tạo các chuyên viên và nhà quản trị có kỹ năng về thương hiệu và quản trị thương hiệu, đi sâu vào thiết kế và triển khai chiến lược xây dựng và quảng bá thương hiệu như xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, định vị thương hiệu, quảng bá thương hiệu, bảo vệ thương hiệu, khai thác thương hiệu, quản lý nhãn hàng… Sinh viên tốt nghiệp có những kỹ năng cụ thể như: Có khả năng nghiên cứu và phân tích thông tin Marketing; Lậpkế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu trong doanh nghiệp như xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, định vị thương hiệu, quảng bá thương hiệu, bảo vệ thương hiệu, khai thác thương hiệu, quản lý nhãn hàng .v..v…

Vì vậy, Sinh viên khi ra trường có thể làm việc ởtrong các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh – thương mại, có thể quản lý một nhãn hàng cho dòng sản phẩm hoặc thương hiệu, làm việc tại các công ty dịch vụ hỗ trợ quảng bá thương hiệu như thiết kế hệ thống nhận dạng thương hiệu, dịch vụ quảng bá thương hiệu…

Trong quá trình học, khi đi vào chuyên ngành, SV sẽ được có liên quan đến công tác quản trị thương hiệu như: Quản trị thương hiệu, Nhượng quyền thương hiệu, PR, Event (tổ chức sự kiện), Mỹ thuật ứng dụng trong marketing…

Ngành Marketing tổng hợp có phạm vi hoạt động rộng, từ nghiên cứu thị trường đến chọn thị trường mục tiêu cho kinh doanh, xây dựng chiến lược marketing và triển khai hoạt động marketing như phát triển sản phẩm mới, chiến lược sản phẩm, chiến lược định giá, chiến lược phân phối, chiến lược truyền thông. Ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên còn được rèn luyện các kỹ năng cá nhân như: Kỹ năng tư duy sáng tạo, làm việc nhóm, lập kế hoạch kinh doanh, thuyết trình, giao tiếp, khai thác thông tin…. Vì vậy, hiện nay hoạt động marketing là một trong những lĩnh vực hoạt động mà các doanh nghiệp cực kỳ quan tâm để khuyếch trương và quảng bá thương hiệu, sản phẩm.

Chương trình đào tạo của ngành Marketing (chuyên ngành Quản trị thương hiệu, Marketing tổng hợp) đào tạo những cử nhân Marketing có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; nắm vững các kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, quản trị doanh nghiệp, những kỹ năng chuyên sâu về Marketing; có khả năng hoạch định và tổ chức triển khai các chương trình, kế hoạch Marketing phục vụ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp như kế hoạch nghiên cứu thị trường, kế hoạch phát triển sản phẩm, kế hoạch phân phối, kế hoạch xúc tiến, kế hoạch định giá…… Sinh viên tốt nghiệp ra trường chủ yếu làm việc ở các phòng kế hoạch-kinh doanh, phòng bán hàng, phòng Marketing của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Các bạn có thể làm việc ở các công ty dịch vụ marketing như công ty quảng cáo, tổ chức sự kiện, công ty thiết kế và tư vấn quản bá thương hiệu. Vì vậy cơ hội việc làm của các bạn đối với nghề marketing khá cao.

oOo

Điểm chuẩn năm 2010 của trường ĐH Tài chính–Marketing cho tất cả các ngành là 16,5 điểm cho khối A và 17,5 (khối D). Năm 2011, điểm chuẩn tuyển sinh vào trường sẽ được xét theo từng ngành. Riêng đối với bậc cao đẳng, điểm chuẩn trúng tuyển là 10 điểm đối với 2 khối A và khối D1. Năm 2011, trường Tài chính–Marketing cũng tuyển sinh bậc cao đẳng ngành Tài chính Ngân hàng và Marketing, chỉ tiêu tuyển sinh chung của bậc cao đẳng là 1.400 cho tất cả các ngành.

Trường CĐ Thương mại Đà Nẵng vừa chính thức công bố chỉ tiêu tuyển sinh hệ chính quy các bậc đào tạo Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp. Theo đó, năm 2011, trường có 1.200 chỉ tiêu CĐ và 300 chỉ tiêu TCCN.

Đối với bậc Cao đẳng, trường tổ chức thi tuyển khối A trong 2 ngày 15-16/7/2011 sắp đến. Trong đó, 1.200 chỉ tiêu CĐ chia đều cho các ngành đào tạo tại trường, gồm: Quản trị doanh nghiệp thương mại; thương mại quốc tế; Quản trị kinh doanh du lịch-khách sạn; quản trị kinh doanh xăng dầu; kế toán thương mại và dịch vụ; kế toán khách sạn-nhà hàng; kế toán doanh nghiệp; Marketing thương mại; tài chính doanh nghiệp; ngân hàng.

Đối với bậc TCCN, trường xét tuyển dựa trên điểm số hai môn Toán, Lý của học bạ lớp 12. Trường có 300 chỉ tiêu tuyển sinh hệ chính quy bậc TCCN vào các chuyên ngành: Quản trị doanh nghiệp thương mại; nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu; kế toán thương mại; kế toán doanh nghiệp; marketing thương mại; quản trị nhà hàng; nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu.

Trường ĐH Kinh tế TP.HCM: Thạc sĩ Nguyễn Văn Đương (Phó trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Kinh tế TP.HCM),cho biết: “Trường ĐH Kinh tế TP.HCM không lấy điểm chuẩn theo ngành mà lấy theo chỉ tiêu tính từ cao xuống thấp. Sau 3 học kỳ, sinh viên dựa vào năng lực của bản thân trong quá trình học mới đăng ký chọn ngành. Năm 2010, thí sinh có tổng điểm 19 là trúng tuyển vào trường”. Năm 2010, ngành có điểm chuẩn cao nhất của trường ĐH Luật TP.HCM là chuyên ngành Luật thương mại (khối A: 20,5 ; khối C: 21,5; khối D1: 18,5; khối D3: 19,5). Các ngành còn lại có điểm chuẩn từ 14,5 đến 17,5.

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm thông tin các trường đào tạo ở cuốn “Những điều cần biết” của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo. Các bạn cần xem trường đó tuyển sinh theo trường hay tuyển sinh theo ngành. Tuyển sinh theo trường tức là tuyển vào trường sau đó mới phân ngành như ĐH Kinh tế TPHCM, còn tuyển sinh theo ngành là những trường tuyển sinh theo từng ngành một (điểm để vào mỗi ngành mỗi khác nhau) và đậu hay rớt cũng chỉ ở ngành đăng ký NV1 đó. Các bạn cần xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng để thêm nhiều cơ hội trúng tuyển.

Trường Tây tổng hợp (hieuhoc_hieuhoccom)

Bài liên quan

Tài chính Ngân hàng, Hải quan, Thuế và Thẩm định giá.

(hieuhoc_hieuhoc.com) Tài chính Ngân hàng đào tạo cử nhân nắm được những nguyên tắc cơ bản về quản trị và kinh doanh trong các tổ chức tín dụng và trong nền kinh tế nói chung. Nhóm ngành tài chính ngân hàng có nhiều chuyên ngành như thuế, bảo hiểm, hải quan… Riêng Thuế và hải quan,  

Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh & Marketing.

(hieuhoc_hieuhoc.com).Những năm gần đây, nhóm ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh trở thành nhóm ngành hấp dẫn đối với thí sinh trong các kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ. Theo số lượng thí sinh ĐKDT trong nhóm ngành Kinh tế, thì chuyên ngành Quản trị Kinh doanh - Marketing luôn đứng đầu về số lượng.

Tư vấn tuyển sinh 2009: Học Marketing cần kỹ năng gì?

Hỏi: Em xin hỏi về ngành quản trị kinh doanh, khi em học về chuyên ngành marketing hay quản trị du lịch và khách sạn thì em sẽ học được những gì? Có cơ hội thực tập trong các công ty hay không? Trường chính quy đào tạo ngành này khoảng 18-19 điểm đầu vào? Khi học 2 chuyên ngành trên em cần kĩ năng gì để xét xem mình có phù hợp hay không? (chicken_tittit  - Vĩnh Long)

Ngoại thương: ngành kinh tế đối ngoại

(hieuhoc_hieuhoc.com) Ngành kinh tế đối ngoại là ngành học có điểm trúng tuyển cao nhất trong bốn chuyên ngành kinh tế đang thu hút nhiều thí sinh hiện nay là: Quản trị kinh doanh; tài chính - ngân hàng - bảo hiểm; kế toán - kiểm toán và kinh tế đối ngoại.   

Cùng chuyên mục