Ngoại thương: ngành kinh tế đối ngoại

(hieuhoc_hieuhoc.com) Ngành kinh tế đối ngoại là ngành học có điểm trúng tuyển cao nhất trong bốn chuyên ngành kinh tế đang thu hút nhiều thí sinh hiện nay là: Quản trị kinh doanh; tài chính – ngân hàng – bảo hiểm; kế toán – kiểm toán và kinh tế đối ngoại.

Học ngành Kinh tế đối ngoại, sinh viên được trang bị kiến thức cơ bản và hệ thống về kinh tế quốc tế gồm: Kinh tế học quốc tế, Thương mại và kinh doanh quốc tế, Tài chính quốc tế.

Ngành kinh tế đối ngoại: Đây là một trong những ngành có điểm trúng tuyển cao nhất. Năm 2010, điểm chuẩn của ngành lên tới 26 điểm, có trường thấp cũng phải 22,5 điểm. Muốn học chuyên ngành này, trước hết cần chuẩn bị tốt về ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Khoa Kinh tế đối ngoại là khoa cơ bản và chủ đạo của Đại học Ngoại Thương. Nếu học khoa này, sinh viên có thể chọn một trong năm ngoại ngữ: Tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung, Nhật.

Các trường đào tạo ngành học này gồm Đại học Ngoại thương, Đại học Ngoại Thương cơ sở TPHCM, Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TPHCM), Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc Gia Hà Nội).

Chương trình tổng quan của chuyên ngành này hướng tới đào tạo các cán bộ Ngoại thương (xuất nhập khẩu). Tuy nhiên, kiến thức liên quan rất rộng: Tài chính quốc tế, Marketing quốc tế, Vận tải và bảo hiểm, Pháp luật trong hoạt động kinh doanh quốc tế, Thanh toán quốc tế, Thương mại điện tử, Chứng khoán, Kế toán, Hải Quan… Chính vì vậy, sinh viên học ngành này ra trường có thể làm rất nhiều việc như: Nhân viên Xuất nhập khẩu, ngân hàng, chứng khoán, trong các doanh nghiệp nước ngoài, văn phòng đại diện…

Học ngành Kinh tế đối ngoại, sinh viên được trang bị kiến thức cơ bản và hệ thống về kinh tế quốc tế gồm: Kinh tế học quốc tế, Thương mại và kinh doanh quốc tế, Tài chính quốc tế. Có kiến thức chuyên ngành, chuyên sâu trong các lĩnh vực như thương mại quốc tế, quản lý thị trường ngoại hối và đầu tư quốc tế; có khả năng phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu, sự biến động của tỷ giá hối đoái và đầu tư quốc tế; Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách thương mại và dự án đầu tư trong, ngoài nước.

Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm việc cho các doanh nghiệp kinh doanh XNK, các công ty liên doanh, các khu chế xuất, khu công nghệ cao… cũng như các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại quốc tế và quan hệ đối ngoại, hoặc có thể nghiên cứu thị trường ở nước ngoài.

– Cán bộ hoạch định chính sách hoặc cán bộ làm việc tại bộ phận Kinh tế Đối ngoại và hợp tác quốc tế của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương (các Bộ, Ban, Ngành, Sở…)

– Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo Đại học, Viện nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực Kinh tế, thương mại và tài chính quốc tế; cán bộ nghiên cứu, tư vấn tại các Viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, tổ chức quốc tế trong và ngoài nước trong lĩnh vực Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế.

– Ngoài ra, có thể là cán bộ quản lý, chuyên viên tại các doanh nghiệp (trong và ngoài nước) có liên quan đến các yếu tố quốc tế như xuất nhập khẩu, doanh nghiệp nước ngoài, đầu tư quốc tế, kinh doanh quốc tế…

Điểm chuẩn của ngành kinh tế đối ngoại của ĐH Ngoại thương năm 2010 là 26 điểm (khối A) và 23 điểm cho các khối từ D1 cho tới D6 và ĐH Ngoại thương cơ sở 2 là 24 điểm với khối A và 22 điểm (khối D). Còn ĐH Kinh tế (ĐH QGHN) thì điểm trúng tuyển ngành kinh tế đối ngoại cũng cao. Khối A là 23,5 điểm; khối D1 là 22,5 điểm.

Ngành kinh tế đối ngoại không yêu cầu về ngoại hình. Riêng Học viện Chính sách và Phát triển (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) trong đào tạo ngành Kinh tế đối ngoại chỉ chuyên về đào tạo Quản lý vốn viện trợ phát triển (ODA) và Quản lý đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là mảng gần như trống trong đào tạo lĩnh vực kinh tế đối ngoại hiện nay (khác với các trường ĐH khác).

Lưu ý! Khoa Kinh tế đối ngoại ĐH Quốc gia: Nếu không đủ điểm đậu, nhà trường sẽ không chuyển vào ngành khác mà phải theo dõi thông tin các ngành có xét tuyển nguyện vọng 2 của khoa để nộp đơn xét tuyển vào ngành đó. Và hiện nay, Khoa Kinh tế ĐHQG TPHCM chưa đào tạo hệ liên thông từ CĐ lên ĐH.

Trường Tây tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Cùng chuyên mục