Học ngành kinh tế ra trường làm gì?

(Hieuhoc-Hieuhoc.com) Hiếu học giới thiệu với các bạn về khối ngành kinh tế. Từ đó các bạn có thể chọn hướng đi phù hợp cho mình.

– Quản trị kinh doanh:Nhóm ngành Quản trị kinh doanh có các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh tổng hợp, Ngoại thương, Kinh doanh quốc tế, Marketing, Du lịch…. Dù tốt nghiệp kinh tế quốc tế, thương mại, hay marketing… khi tốt nghiệp đều ghi ngành Quản trị kinh doanh, trong bảng điểm mới ghi chuyên ngành. Ngành này đào tạo các nhà quản trị cho tương lai, do đó các bạn sẽ có được kiến thức rất rộng. Bạn sẽ biết được những kiến thức cơ bản và nguyên tắc hoạt động của các phòng ban trong công ty, từ đó đưa ra những quyết định để phát triển một cách đúng đắn. Nếu yêu thích ngành QTKD và nếu có năng lực có thể chọn các trường có điểm chuẩn cao, nếu sức học vừa phải thì vào các trường có điểm chuẩn thấp hơn để cơ hội trúng tuyển nhiều hơn.

– Nhóm ngành tài chính: Học ngành này các bạn sẽ có các kiến thức kinh tế tài chính doanh nghiệp, quản trị tài chính các công ty đa quốc gia, tài chính quốc tế, hoạch định ngân sách vốn đầu tư, đầu tư chứng khoán, phân tích tài chính, hệ thống thông tin tài chính, thị trường chứng khoán, nghiệp vụ ngân hàng và bảo hiểm. Bạn sẽ tính toán được khả năng sinh lợi của dự án và đưa ra quyết định trong việc đầu tư; nhìn được hướng đi của dòng tiền trong tương lai và khả năng phân tích thị trường.

Sau khi ra trường, bạn có thể đảm nhận các công việc liên quan đến các lĩnh vực quản trị tài chính – kế toán, kinh doanh tiền tệ, thẩm định dự án, bảo hiểm, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán và đầu tư tại các tổ chức tài chính (ngân hàng, quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm, vv), các công ty kinh doanh trong nước và các công ty đa quốc gia.

Ngân hàng: Ngành ngân hàng là ngành luôn thu hút rất đông thí sinh. Ngành này cần kiến thức chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, vi tính, ngoại ngữ và đạo đức nghề nghiệp phải rất cao. Tốt nghiệp ngành này có thể làm ở các ngân hàng nhà nước, tư nhân hay liên doanh.

– Trong ngân hàng thì có rất nhiều bộ phận. Nhưng tiêu biểu là bộ phận giao dịch viên và tín dụng.Giao dịch viên là những nhân viên ngồi ở quầy giao dịch, do bản chất của công việc này là thường xuyên tiếp xúc với khách hàng nên các bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt. Đối với vị trí này các bạn sẽ được đào tạo lại khi vào làm việc nên ngoài sinh viên ngân hàng thì các ngành học khác như tài chính, kinh tế, marketing, quản trị kinh doanh đều có thể làm được

– Tín dụng cũng tương tư giao dịch viên, công việc này các bạn thường xuyên tiếp xúc với khách hàng nên kỹ năng giao tiếp là cần thiết. Bạn phải có kiến thức về tài chính, ngân hàng khi lựa chọn công việc này.

– Nhóm ngành kinh tế biển. Đại học Hàng hải tuyển sinh theo ba nhóm ngành: nhóm ngành hàng hải; nhóm ngành kỹ thuật – công nghệ; và nhóm ngành kinh tế – quản trị kinh doanh. Nhóm ngành kinh tế – quản trị kinh doanh vận tải biển có các chuyên ngành như: Kinh tế vận tải biển và Kinh doanh vận tải biển quốc tế (đào tạo theo chương trình tiên tiến dạy bằng tiếng Anh).Riêng ngành Kinh tế tài nguyên môi trường là chuyên ngành nóng hiện nay. Vấn đề quản lý tài nguyên môi trường đang được xã hội rất quan tâm. Cơ hội việc làm khá lớn. Có thể làm ở nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau.

Kế toán & kiểm toán: Kế toán làm công việc kế toán. Kiểm toán là kiểm tra công việc của người làm kế toán. Chương trình 5 phần thì 4 phần là kế toán và 1 phần kiểm toán. Tùy trường, hai ngành này gộp chung hoặc tách riêng ra thành hai ngành. Ngành này yêu cầu ngoài kiến thức chung, các bạn cần nắm vững kiến thức chuyên ngành, nắm kiến thức luật pháp trong lĩnh vực tài chính kế toán. Những người làm kế toán – kiểm toán cần đức tính kiên trì, tỉ mỉ, chính xác và cần rèn luyện đạo đức nghề nghiệp. Một số yêu cầu khác như công nghệ, phần mềm xử lý, kỹ năng làm việc nhóm cũng là yêu cầu cần thiết.

Kế toán: Học ngành này bạn sẽ làm việc ở phòng kế toán. Công việc chủ yếu làm việc trên sổ sách, số liệu và báo cáo, ít tiếp xúc với khách hàng. Do tính chất công việc nên các bạn muốn làm ngành này phải có tính cẩn thận, kiên nhẫn.

Kiểm toán: Cũng tương tự kế toán, kiểm toán cũng làm việc trên sổ sách, số liệu và báo cáo. Nhưng kiểm toán là người kiểm tra lại số liệu của phòng kế toán. Nghề kiểm toán không chỉ có toán, các bạn phải thường xuyên cập nhật thông tư, nghị định của cơ quan thuế để có thể tư vấn kịp thời cho phòng kế toán. Học ngành này, bạn thường sẽ làm ở các công ty dịch vụ kiểm toán và có thể đi công tác thường xuyên.

Ngành kinh tế có nhiều công việc đem lại thu nhập tốt, nhưng tính chất công việc khác nhau. Thiếukinh nghiệm chuyên môn, yếu ngoại ngữ và kỹ năng mềm, không nắm được kiến thức tổng quát về tình hình kinh tế – xã hội… là những trở ngại khiến không ít sinh viên khó kiếm việc khi ra trường. Trên đây là một số đặc điểm của các ngành khối kinh tế. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn có thể chọn được hướng đi phù hợp cho mình.

Chúc các bạn thành công.

Nghi Quân (Hieuhoc-Hieuhoc.com)

Bài liên quan

Ngành Luật kinh tế, Luật Thương Mại và Luật thương mại quốc tế

(hieuhoc_hieuhoc.com) Ngành Luật Thương Mại (ĐH Luật TPHCM) và Luật thương mại quốc tế (Khoa Kinh Tế - ĐHQG TPHCM) có gì khác nhau ? Đào tạo trong bao nhiêu năm ? Để có chứng chỉ hành nghề Luật sư thì phải học tiếp những gì ? Ở đâu ? Ngành Luật có trường nào đào tạo văn bằng 2 hay không ? Đứa em vẫn đang học khối Kỹ Thuật, tính thi Luật dạng Văn Bằng 2, hay vừa học vừa làm hoặc từ xa để có bằng Cử Nhân Luật có được không? - (Hoa Quynh/Diễn đàn hieuhoc_hieuhoc.com) 

Các chuyên ngành Kinh tế

(hieuhoc_hieuhoc.com) Như ngành Quản trị kinh doanh có các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh tổng hợp, Ngoại thương, Kinh doanh quốc tế, Marketing, Du lịch.... Ngành Kinh tế có các chuyên ngành: Kinh tế học, Kinh tế kế hoạch và đầu tư, Kinh tế lao động và quản lý nguồn nhân lực, Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kinh tế thẩm định giá, Kinh tế bất động sản…   

Ngoại thương: ngành kinh tế đối ngoại

(hieuhoc_hieuhoc.com) Ngành kinh tế đối ngoại là ngành học có điểm trúng tuyển cao nhất trong bốn chuyên ngành kinh tế đang thu hút nhiều thí sinh hiện nay là: Quản trị kinh doanh; tài chính - ngân hàng - bảo hiểm; kế toán - kiểm toán và kinh tế đối ngoại.   

Các chuyên ngành khối kinh tế du lịch

(Hiếu học) Các chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh tế du lịch gồm có: Du lịch học; Văn hóa du lịch; Quản trị du lịch và khách sạn - nhà hàng; Hướng dẫn du lịch; Kinh doanh du lịch; Du lịch lữ hành; Quản lý môi trường và du lịch sinh thái... Các chuyên ngành Du lịch này được trên 30 trường Đại học đào tạo...

Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh & Marketing.

(hieuhoc_hieuhoc.com).Những năm gần đây, nhóm ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh trở thành nhóm ngành hấp dẫn đối với thí sinh trong các kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ. Theo số lượng thí sinh ĐKDT trong nhóm ngành Kinh tế, thì chuyên ngành Quản trị Kinh doanh - Marketing luôn đứng đầu về số lượng.

Học ngành Kế toán – Kiểm toán.

(Hiếu học). Chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán phù hợp mọi đối tượng, không phân biệt nam hay nữ. Đây là một ngành rất thu hút sinh viên đăng ký vào học. Các năm qua, sinh viên tốt nghiệp đều dễ dàng tìm được việc làm thích hợp cho mình. Nghề kế toán hoàn toàn không bão hoà. Kinh tế phát triển, bất cứ tổ chức hay doanh nghiệp nào cũng cần kế toán. Hẳn nhiên, vì có nhiều người học nghề kế toán nên lượng cung sẽ tăng, điều này khiến bạn phải cạnh tranh nhiều hơn.

Cùng chuyên mục