Thi tốt nghiệp THPT năm 2010: Bài đọc thêm sẽ không đưa vào nội dung ôn tập

(Hiếu học). Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) đang soạn thảo hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT để các trường căn cứ vào đó tổ chức ôn tập cho học sinh (HS) lớp 12. Đại diện Bộ GD-ĐT và các chuyên gia đều cho rằng: việc ôn tập phải tiến hành ngay trong quá trình học và đưa ra những hướng dẫn thiết thực cho thí sinh.

Học sinh lớp 12 trường THPT Trưng Vương, TP.HCM ôn tập – Ảnh: Đ.N.T

Không giới hạn về kiến thức.

Ông Nguyễn Hải Châu – Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, cho hay: trong quá trình dạy học, giáo viên đã phải hướng dẫn ôn tập cho HS, học đến chương nào phải nắm chắc kiến thức của môn đó theo từng chương rồi đến hết các học kỳ. Sau khi hoàn thành chương trình thì tổ chức ôn tập cho HS theo các chủ đề. Tinh thần là sau khi kết thúc chương trình học ở phổ thông vào khoảng cuối tháng 4, đầu tháng 5 là các trường có thể tổ chức ôn tập cho HS. Bộ giao cho các Sở GD-ĐT chỉ đạo các trường cụ thể về thời gian, cách thức tổ chức ôn tập. Yêu cầu là việc ôn tập không khác với hướng dẫn của Bộ, không làm HS quá tải và không vì mục đích kinh tế.

Còn ông Nguyễn Tùng Lâm – Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), thì đề xuất: Bộ GD-ĐT không chỉ nên đưa ra chuẩn kiến thức mà còn cần ban hành sớm cả những dạng đề mẫu dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình để có định hướng cho nhà trường làm quen. Theo ông Lâm, không thể chờ đến hướng dẫn của Bộ mà bắt đầu từ tháng 3, trường đã phải bước vào giai đoạn nước rút ôn tập cho HS. Các em cũng sẽ được trải qua 3 kỳ thi thử, tuy nhiên, đề thi và cách ra đề thi đều do nhà trường mò mẫm “tự biên tự diễn”.

Ông Châu cho biết thêm, về nguyên tắc thì quy chế thi là cao nhất nên không có giới hạn về kiến thức. Các kiến thức bắt buộc là những quy định về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình. Những bài đọc thêm, tham khảo sẽ không đưa vào nội dung ôn tập. Sẽ không có từng bài hoặc câu trả lời cụ thể cho HS mà chỉ hướng cho các em những nội dung cần ôn tập.

Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Thành Kỳ – Trưởng phòng Giáo dục trung học (Sở GD-ĐT Hà Nội), nói: “học tủ” là hiện tượng phổ biến của nhiều HS trước đây. Một số em còn suy luận rằng năm trước đề thi ra câu này thì năm sau sẽ không ra câu đó nữa… Nhưng với đề thi như hiện nay, nếu “học tủ” thì nguy cơ lệch tủ ngày càng cao. Một bộ đề thi có nhiều câu hỏi ở nhiều phần khác nhau, các câu hỏi thi tốt nghiệp tự luận hay trắc nghiệm đều kiểm tra trên bình diện kiến thức rộng, tránh cho HS “học tủ”, học lệch. Mặt khác, khi các chuyên gia xây dựng đề thi tốt nghiệp, họ đều tính đến tất cả HS đều đạt điểm trung bình để đáp ứng yêu cầu chuẩn kiến thức.

Ôn tập phù hợp với đặc thù từng môn.

Ông Kỳ hướng dẫn: khi tham gia kỳ thi tốt nghiệp với 6 môn thi khác nhau, HS phải có phương thức tư duy từng bộ môn, như vậy thì kết quả mới thực sự tốt. Ví dụ, cùng là môn xã hội nhưng tư duy văn học khác với tư duy lịch sử. Do vậy, nếu HS chỉ học thuộc các môn xã hội mà với chương trình kiến thức đồ sộ như vậy, chắc chắn điểm sẽ không cao.

“Các câu hỏi của đề thi cũng không yêu cầu các thí sinh phải trả lời đến kiệt cùng của vấn đề, nếu thấy khó quá thì chuyển ngay sang câu hỏi khác…”

Bên cạnh đó, HS phải biết cân đối thời gian trong việc ôn tập giữa các môn thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh ĐH-CĐ. Các em cũng cần quan tâm đồng đều các môn ở mức độ nào đó, để có thể làm tốt các bài thi. Đặc biệt, ông Kỳ lưu ý: các câu hỏi của đề thi cũng không yêu cầu các thí sinh phải trả lời đến kiệt cùng của vấn đề, nếu thấy khó quá thì chuyển ngay sang câu hỏi khác, tránh bị mất quá nhiều thời gian vào một câu nào đó. Thí sinh cần phân bố thời gian hợp lý cho các câu hỏi để tránh bị thiếu thời gian làm bài. Muốn làm được điều này thì phải rèn luyện trong quá trình tự làm các đề thi thử.

Ông Nguyễn Hải Châu thì khẳng định: hướng dẫn ôn tập cũng sẽ giới thiệu cách thức tổ chức và phương pháp ôn tập phù hợp với đặc thù nội dung cũng như phù hợp với hình thức thi của từng bộ môn. Ví dụ hình thức thi trắc nghiệm, mỗi đề thi sẽ có số lượng câu hỏi là bao nhiêu. Hoặc, người biên soạn căn cứ vào cấu trúc đề thi để giúp HS có thể hình dung ra hình thức một đề thi như thế nào, nhưng đó cũng chỉ là một cách thức để HS tham khảo. Tóm lại, hướng dẫn ôn tập mà Bộ GD-ĐT sắp ban hành sẽ bao gồm rất nhiều nội dung thiết thực cho cả giáo viên và HS.

Nguồn: (Giáo dục/TTO).

Bài liên quan

Thi tốt nghiệp THPT 2010: Nên ôn tập kiểu nào?

(Hiếu học). Trong hướng dẫn chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT 2010, Vụ Giáo dục trung học yêu cầu các trường cần thực hiện dạy đúng, dạy đủ chương trình; hướng dẫn học sinh nắm vững các kiến thức, tránh “học tủ”, “học vẹt” và dành nhiều thời gian cho việc tự học.

Để làm tốt bài thi môn Địa Lý.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Học như thế nào? Địa lý là môn nằm giữa ranh giới của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Sẽ không đúng nếu nói nó là môn học thuộc lòng. Muốn làm bài thi môn Địa lý cho tốt, các bạn cần phải hiểu để nhớ bài, không nên hiểu mang máng nhất là các khái niệm. Không hiểu rỏ, có học thuộc thì cũng dễ quên và học tủ thì lại càng hỏng vì nguy cơ lệch tủ!  

Để thi trắc nghiệm có kết quả tốt.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Kỳ thi năm nay, nhiều môn học cũng sẽ được thi với hình thức trắc nghiệm. Và để có kết quả tốt, các bạn cần phải có những hiểu biết đầy đủ và đúng đắn về hình thức thi rất phổ biến và hiệu quả này.

Kỹ năng học hành

(HieuHoc.com): Bạn đang tìm một phương pháp để việc học thật hiệu quả và không tốn nhiều thời gian, công sức? Vậy thì đây là chuyên mục dành cho bạn!

Chiến lược học tập cho học sinh lớp 12

(hieuhoc_hieuhoc.com): Bước vào năm học cuối cấp với một nỗi lo lớn cho những kỳ thi quan trọng, khác hẳn với những năm học trước, học sinh khối 12 thật sự cần một chiến lược học tập tốt để có thể trải qua những kì thi quan trọng và cũng là ngưỡng cửa quyết định hướng đi sau này.

Cùng chuyên mục