Ngành địa chất học: chứa ẩn nhiều tiềm năng.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Trong các hoạt động sản xuất như khai thác khoáng sản, dầu khí…, Địa chất học luôn giữ một vị trí rất quan trong. Tuy nhiên, do thiếu thông tin hoặc hiểu chưa đúng nên nhiều SVHS vẫn chưa quan tâm đến tiềm năng ngành địa chất học này.

Những nét cơ bản về ngành địa chất học.

Nói một cách tổng quát thì địa chất học là một môn khoa học cơ bản nghiên cứu bề mặt và trong lòng đất như những tài nguyên khoáng sản hay những nguồn nước quý giá, kể cả những hiểm họa đang tiềm ẩn. của trái đất nhằm phục vụ phát triển bền vững cơ sở hạ tầng, khai thác hợp lý các tài nguyên thiên nhiên và phòng chống giảm thiểu các tai biến do thiên nhiên gây ra.

Cơ hội việc làm: Người học sẽ có hai lựa chọn, một là nghiên cứu khoa học, hai là áp dụng kiên thức vào thực tiễn đời sống.

Đối với nghiên cứu thì Nhà khoa học địa chất có thể làm việc ở các cơ quan quản lý nhà nước của nhiều Bộ, ngành khác nhau liên quan đến địa chất, các viện nghiên cứu, các trường đại học…

Đối với ứng dụng vào thực tiễn đời sống thì trực tiếp tham gia và điều hành công việc ở các chuyến đi lộ trình để thu thập thông tin, vẽ các loại bản đồ địa chất. Họ cũng điều khiển những giàn khoan lớn, những máy đo từ, địa chấn, điện trở suất của đất đá…có thể làm ở các Sở Khoa học Công nghệ, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải hoặc ở các công ty chuyên về lĩnh vực giao thông, vận tải, thuỷ lợi, các tổng công ty, công ty liên đoàn và đoàn địa chất – dầu khí v.v…

Một số nghề nghiệp trong ngành địa chất:

Trong ngành địa chất, bạn sẽ chuyên môn hóa vào các chuyên ngành như:

Địa chất học: Nghiên cứu địa chất phục vụ việc tìm kiếm các khoáng sản có ích.

Địa chất thủy văn: Nghiên cứu địa chất để tìm kiếm, khai thác, xử lý các nguồn nước dưới lòng đất phục vụ cho sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp v.v…

Địa chất công trình – địa kỹ thuật: Nghiên cứu địa chất phục vụ cho xây dựng các dạng công trình khác nhau, đề xuất và thiết kế giải pháp xử lý nền móng công trình.

Nguyên liệu khoáng: Nghiên cứu địa chất phục vụ tìm kiếm khoáng sản và các công nghệ tiên tiến chế biến khoáng sản.

Địa sinh thái và công nghệ môi trường: Nghiên cứu địa chất ở góc độ khai thác hợp lý và bảo vệ môi trường địa chất.

Xu hướng của chuyên ngành điạ chất hiện nay.

Học ngành địa chất thì sinh viên cũng có thể nghiên cứu để phục vụ cho các quy hoạch và phát triển kinh tế lãnh thổ. Bởi vì, có những hoạt động như sóng thần, động đất thì chỉ có những người học địa chất mới có thể làm tốt nhất.

Với xu hướng phát triển của Xã hội thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng là thiết yếu. Bên cạnh đó, hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường đang được dự luật xã hội đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy mà hình thành nên chuyên ngành Địa kỹ thuật-Địa Môi trường.

Những người theo học chuyên ngành này có thể nghiên cứu để làm giảm thiểu sự ô nhiễm như ô nhiễm về rác (chôn lấp rác thải) hoặc xử lý các chất thải độc hại. Đặc biệt trong thời gian tới với sự hình thành các cơ sở hoá lọc dầu, các khu công nghiệp hay các nhà máy điện hạt nhân thì vấn đề xử lý chất thải độc hại càng được đặt lên hàng đầu.

Ngoài ra khi học ngành Địa kỹ thuật-Địa môi trường cũng có thể phục vụ trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, thuỷ lợi, phục vụ cho quy hoạch phòng chống các thiên tai như động đất, lũ quét…

Một trong những chuyên ngành tương đối mới đối với ngành Địa chất là Quản lý Tài Nguyên thiên nhiên. Việc hình thành chuyên ngành này cũng khá là quan trọng vì trong bối cảnh hiện nay thì chúng ta khai thác chủ yếu là tự nhiên dưới góc độ tận thu (nghĩa là khai thác như thế nào để tạo ra nhiều của cải vật chất) chứ chúng ta rất ít quan tâm đến việc khai thác như thế nào để không ảnh hưởng đến quyền lợi môi trường, quyền lợi của thế hệ sau.

Do tầm quan trọng của các chuyên ngành địa chất là như vậy nên có thể nói nhu cầu nhân lực của ngành học này trong thời gian tới sẽ chứa đựng đầy tiềm năng. Đối với các thí sinh năm nay mới bắt đầu theo học ngành này thì hoàn toàn có một hi vọng rất khả quan đó là khi các bạn ra trường thì nền kinh tế sẽ phục hồi và khi đó người ta sẽ chú trọng đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng, giảm thiểu và phòng chống thiên tai…

Khi thí sinh theo học ngành này thì cần hội tụ những tố chất gì?

– Yêu thích các môn khoa học tự nhiên như toán, vật lý, hóa học, sinh vật, địa lý.

– Yêu thích sự tìm tòi, khám phá, biết phân tích tư duy tổng hợp, có tính logic cao.

– Cần cù, chịu khó, tính tự giác và trung thực cao trong công việc.

– Ngành học này cũng đòi hỏi việc rèn luyện kiến cả thức kỹ năng bao gồm: kỹ năng ngoại ngữ; kỹ năng nhất định về tin học; kỹ năng làm việc theo nhóm.

Đối tượng tuyển sinh của chương trình này (trên phạm vi cả nước): Những thí sinh đăng ký dự thi đại học vào đúng ngành và trúng tuyển; Tuyển thẳng những thí sinh là thành viên đội tuyển đi thi Olympic Quốc tế các môn: Toán học, Tin học, Vật lý, Hóa học; Tuyển thẳng những thí sinh đạt từ giải ba trở lên trong kỳ thi chọn học sinh giởi Quốc gia các môn: Toán học, Tin học, Vật lý, Hóa học và có tổng điểm thi tuyển sinh đại học khối A đạt từ điểm sàn trở lên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xét tuyển những thí sinh dự thi tuyển sinh đại học đã trúng tuyển vào các ngành Địa kỹ thuật-Địa môi trường, Quản lý tài nguyên thiên nhiên của Đại học Quốc gia Hà Nội, nếu có nguyện vọng theo học và đạt điểm chuẩn quy định của chương trình.

Một số địa chỉ đào tạo: Bạn có thể học ngành địa chất tại: Trường ĐH Mỏ – Địa chất Hà Nội, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM), Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, Trường ĐH Khoa học (ĐH Huế)…

Khánh Hòa tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com).

Bài liên quan:

Nghề khảo sát Địa chất-Địa hình.

Bài liên quan

Nghề khảo sát Địa chất - Địa hình.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Công việc khảo sát trắc địa thay đổi theo nhiệm vụ, thông thường bao gồm: Lập bản đồ thể hiện các yếu tố địa chất (khảo sát địa chất) và lập bản đồ địa hình, địa vật, các chi tiết trên mặt đất (khảo sát địa hình). Gọi chung là Khảo sát trắc địa.

Cùng chuyên mục