Nghề mới: Nuôi cá ngựa

Nuôi cá ngựa vằn là nghề nuôi mới ở nước ta và không quá khó, ít rủi ro. Đầu tư cơ sở vật chất không quá tốn kém, giá bán lại ổn định nên lợi nhuận khá cao. Mới đây, trang trại nuôi cá ngựa của ông Ngô Đức Ri (Hòa Hiệp Bắc, Đà Nẵng) đã bán được 1.000 con cá ngựa, thu lãi gần 100 triệu đồng.

Nhân rộng mô hình nuôi cá ngựa

Sở KH – CN Đà Nẵng đang dự tính nhân rộng mô hình nuôi cá ngựa cho 50 hộ gia đình khác. Đầu năm 2009, ông Ri tham dự lớp tập huấn chuyển giao công nghệ “nuôi cá ngựa vằn thương phẩm” do Sở KH – CN Đà Nẵng tổ chức. Với vốn kiến thức ít ỏi do các cán bộ Viện Hải dương học Nha Trang và Sở KH – CN Đà Nẵng truyền thụ, ông Ri chập chững triển khai đề án “Nuôi cá ngựa…” tại gia đình.

Lập nghiệp từ tay trắng

“Khi mới bắt tay vào làm, vợ và con tôi đều cho tôi là một gã khùng. Bạn bè thì không dám cho vay vốn vì họ sợ tôi lâm vào phá sản. Nhưng rất may, UBND quận Liên Chiểu thấy dự án có tính khả thi cao nên đã ủng hộ tôi 30 triệu đồng để triển khai dự án. Tôi đã chạy vạy khắp nơi, kể cả cầm cố nhà vay thêm được 150 triệu đồng phục vụ để xây dựng bể, mua sắm trang thiết bị và lặn lội ra tận Lăng Cô mua cá giống về nuôi”, ông Ri nhớ lại.

Việc ứng dụng và nuôi cá ngựa thương phẩm thành công sẽ đem lại thu nhập cho người nông dân vùng ven biển Đà Nẵng.

Đợt đó, ông Ri thua trắng tay. Gần 1.000 con cá ngựa giống bổng nhiên đổ bệnh và chết hết do không được chăm sóc đúng cách. Không chịu thua cuộc, ông Ri lại tiếp tục lặn lội vào Nhà Trang, nhờ tư vấn. Tiếp đó, tháng 8.2009, Sở KH – CN Đà Nẵng cũng quyết định hỗ trợ cho ông Ri 1.000 con cá ngựa vằn giống.

Thấy rõ sự kiên trì của ông Ri, Viện Hải Dương Học Nha Trangcũng đã cử một cán bộ kỹ thuật ra Đà Nẵng trực tiếp giúp đỡ ông Ri. Đồng thời, Viện cũng cung ứng toàn bộ con giống và cam kết bao tiêu sản phẩm nếu dự án thành công. Đến nay, ông Ri đã phát triển lên thành một trang trại nuôi cá ngựa với khoảng gần 1.000 bể (tổng trị giá gần chục tỷ đồng), giải quyết việc làm cho gần 10 lao động. Trong lần xuất lò 1.000 con cá ngựa mới đây, trừ đi tất cả các chi phí, ông Ri có lời gần 100 triệu đồng. “Hiện không đủ hàng cho các công ty ở TP.Hồ Chí Minh thu mua để xuất khẩu”, ông Ri cho biết. Giá bán ngay tại trang trại một con cá ngựa có thân dài 6 – 8cm là giá 36.000đ/con. Loại 8 – 10cm có giá khoảng 55.000đ/con. Còn loại lớn (10 – 12cm), giá từ 60.000 – 100.000 đồng/con”.

Hiệu quả cao

Khi được hỏi về phương thức nuôi cá ngựa vằn thương phấm, ông Ri bật mí: “Để loại cá này sống và phát triển được, nước biển phải được lọc trước khi đưa vào hệ thống sản xuất. Thêm vào đó, lọc sinh học để nước trong, sạch và đủ ô xy. Thông thường phải đo nitric trong bể nuôi. Khi nitric giảm xuống còn 2ppm (2 phần triệu) thì đây là thời điểm bắt đầu nuôi cá”.

Tiến sỹ Trương Sỹ Kỳ (Viện Hải dương học Nha Trang), chủ nhiệm đề tài “Chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá ngựa cho cộng đồng sống ở vùng ven biển”và là người đã giúp chuyển giao kỹ thuật nuôi cá ngựa vằn cho biết thêm, thức ăn chủ yếu của cá ngựa với thức ăn chủ yếu là nhóm chân mái chèo (Copepoda) lấy từ các ao nuôi tôm, cá quảng canh, hoặc bán thâm canh. Thức ăn của cá ngựa thương phẩm là Acetes và mysis đông lạnh.

Lãnh đạo Sở KH – CN Đà Nẵng cho biết, nuôi cá ngựa vằn là nghề nuôi mới ở nước ta và không quá khó, ít rủi ro. Đầu tư cơ sở vật chất không quá tốn kém, giá bán lại ổn định nên lợi nhuận khá cao. Việc nuôi cá ngựa thích hợp với điều kiện tự nhiên ở khu vực miền Trung. Dự kiến, nghề nuôi cá ngựa vằn sẽ được nhân rộng cho gần 50 hộ dân trên địa bàn quận Liên Chiểu.

Theo TS Trương Vỹ Kỳ, cá ngựa vằn hay còn gọi là cá ngựa đuôi hổ (Hipppcampus kuda) là một loài cá nước ngọt nhiệt đới thuộc họ Cá chép. Đây là một trong những loài cá cảnh phổ biến và là một động vật nghiên cứu tiêu chuẩn cho các thí nghiệm khoa học. Được đặt tên là “ngựa vằn” do có 5 vạch đều nhau mầu lam đậm dọc hai bên thân, kéo dài cho đến cuối vây đuôi. Cá ngựa có nhiều tác dụng như hỗ trợ chữa bệnh vô sinh hoặc thai khó ở phụ nữ, bệnh hen suyễn, cao huyết áp, ung nhọt, hói đầu, chữa hen phế quản, làm chắc xương, tăng cường sinh lực cho đàn ông…

Theo: (Khoa hoc/Datviet)

Bài liên quan

Nuôi cá cảnh: Làm chơi ăn thiệt

Đời sống người dân ngày một nâng cao, nhu cầu giải trí ngày càng tăng, nghề cá cảnh, cây cảnh có nhiều cơ hội phát triển, không lo về thị trường tiêu thụ.

Nghề nuôi dế

Vừa học đại học, vừa làm chủ trại dế khoảng 1 triệu con, thu nhập bình quân một tháng từ việc kinh doanh dế của chàng sinh viên này khoảng 10 triệu đồng. Số tiền đã giúp Phi Sỹ trang trải việc học hành ...

Làm giàu nhờ nghề nuôi rắn

Tính theo thời giá hiện nay mỗi con rắn từ 2 – 5kg có thể  thu về từ 1 – 4 triệu đồng. Nhờ đó,  thu nhập của người dân Chi Ngãi cũng khá hơn chăn nuôi các loài vật khác.

Làm giàu từ nuôi đặc sản rừng

Gần đây, tỉnh Kon Tum chủ trương phát triển nghề nuôi “đặc sản rừng” vừa giúp dân làm giàu, vừa góp phần bảo vệ động vật hoang dã…

Tiềm năng các ngành khối Nông – lâm.

(Hiếu học). Ngành Nông Lâm là ngành nghề có tiềm năng phát triển và xã hội rất cần. Hàng năm, sinh viên hệ chính quy tốt nghiệp ra trường đều có việc làm, nhưng cũng không đủ số lượng nguồn nhân lực để thỏa mãn yêu cầu của thực tế.

Cùng chuyên mục