Tuyển sinh ngành Quản trị kinh doanh 2011

(hieuhoc_hieuhoc.com) Ngành Quản trị kinh doanh là nhóm ngành được rất đông thí sinh chọn lựa. Quản trị kinh doanhđược tuyển sinh, đào tạo theo diện rộng, với tên gọi chung là quản trị kinh doanh, nhằm đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh có khả năng hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, biết tổ chức hoạt động kinh doanh, có kỹ năng chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp và tạo lập doanh nghiệp mới.

Các chuyên ngành Quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanhđược tuyển sinh, đào tạo theo diện rộng, với tên gọi chung là quản trị kinh doanh hoặc chuyên sâu như các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh tổng hợp, Ngoại thương, Kinh doanh quốc tế, Marketing, Kinh tế bưu chính viễn thông, quản trị kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch, quản trị doanh nghiệp thương mại, quản trị chất lượng, quản trị kinh doanh bảo hiểm, quản trị kinh doanh bưu chính viễn thông. Dù tốt nghiệp kinh tế quốc tế, thương mại, hay marketing… khi tốt nghiệp đều ghi ngành Quản trị kinh doanh, trong bảng điểm mới ghi chuyên ngành. Riêng về Quản trị khách sạn – nhà hàng – du lịch có rất nhiều trường đào tạo nhưng tên gọi lại không thống nhất. Trước đây ngành Quản trị khách sạn và Quản trị nhà hàng du lịch nằm trong ngành Quản trị kinh doanh, sau đó có một số truờng mới tách ra. Năm nay có thể đăng ký thẳng vào chuyên ngành này.

Chuyên ngành Quản lý doanh nghiệp: chuyên về kỹ năng quản lý, có kiến thức rộng về kinh tế và chuyên sâu về quản trị kinh doanh, năng động, sáng tạo, có khả năng tự lập nghiệp.

Chuyên ngành Quản trị chất lượng: chuyên về lập kế hoạch, chương trình quản lý chất lượng và chỉ đạo thực hiện tại các công ty, xây dựng một chính sách hợp lý về chất lượng.

Chuyên ngành Thương mại: chuyên về lĩnh vực kinh doanh thương mại trong nước và quốc tế.

Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế: chuyên về kỹ năng kinh doanh trong môi trường quốc tế, có cái nhìn toàn cầu, có khả năng đàm phán, phân tích, tìm ra những điểm khác biệt và tương đồng giữa các thị trường.

Chuyên ngành Ngoại thương: đào tạo nền tảng về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh, quản trị kinh doanh quốc tế và chính sách ngoại thương.

Chuyên ngành Marketing: đào tạo cử nhân kinh tế có tham gia tổ chức các cuộc điều tra, nghiên cứu, từ đó vạch ra các chiến lược marketing cho các doanh nghiệp…

Chuyên ngành Quản trị Du lịch: Quản trị kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch

Cử nhân quản trị kinh doanh có khả năng hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, biết tổ chức hoạt động kinh doanh, có kỹ năng chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp và tạo lập doanh nghiệp mới.

Vị trí tuyển dụng

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành này có thể được tuyển dụng vào một số vị trí như: nhân viên kế hoạch đầu tư, nhân viên bộ phận nhân sự, nhân viên bán hàng, nhân viên tổ chức hành chính, nhân viên bộ phận kế hoạch bán hàng, nhân viên phát triển hệ thống, nhân viên kinh doanh, nhân viên xuất nhập khẩu… Các vị trí có chức danh trưởng, phó phòng hoặc cao hơn thường yêu cầu kinh nghiệm công tác.

Tuyển sinh ngành Quản trị kinh doanh:

Khoảng 100 cơ sở đào tạo trình độ đại học tuyển sinh ở hai khối thi tuyển phổ biến là khối A và D1.

Điểm chuẩn năm 2010 của một số các truờng (đào tạo khối A và D1):

Trường ÐH Ngoại thương (cơ sở TP.HCM) 24 điểm; Trường ÐH Kinh tế quốc dân 21; Học viện Ngân hàng 21; Trường ÐH Kinh tế (ÐHQG Hà Nội) 21; Trường ÐH Kinh tế TP.HCM 19; Trường ÐH Kinh tế – luật (ÐHQG TP.HCM) 19; Trường ÐH Thương mại 19; Trường ÐH Ngân hàng TP.HCM 18; Trường ÐH Thương mại 18; Học viện Công nghệ bưu chính viễn thong 17; Trường ÐH Cần Thơ 17; Trường ÐH Tài chính – marketing 16,5; Trường ÐH Quốc tế (ÐHQG TP.HCM) 16,5; Trường ÐH Sài Gòn 16,5; Trường ÐH Tôn Ðức Thắng (QTKD quốc tế) – (quản trị kinh doanh nhà hàng khách sạn): 16; Trường ÐH Hàng hải 16; Trường ÐH Hàng hải (quản trị tài chính – kế toán) – (quản trị kinh doanh bảo hiểm) – (kinh doanh vận tải biển quốc tế): 16; Trường ÐH Công nghiệp TP.HCM 16; Trường ÐH Thương mại (quản trị doanh nghiệp khách sạn, du lịch) – (quản trị nguồn nhân lực thương mại): 16; Trường ÐH Công nghiệp Hà Nội 15,5; Trường ÐH Hoa Sen (quản trị kinh doanh nhà hàng khách sạn và du lịch) 15,5; Trường ÐH Ðiện lực 15; Trường ÐH Luật TP.HCM 15; Trường ÐH Mở TP.HCM 15; Trường ÐH Thủy lợi 15; Trường ÐH Thương mại 15; Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông – cơ sở phía Nam 14; Trường ÐH Nông lâm TP.HCM; 14; Trường ÐH Nông lâm TP.HCM(quản trị kinh doanh thương mại) 14; Trường ÐH An Giang; 14; Trường ÐH Vinh 14; Trường ÐH Quốc tế (ÐHQG TP.HCM) 13,5; Trường ÐH Tây nguyên 13,5 điểm.

Năm nay, riêng trường ĐH Ngoại Thương tuyển sinh chuyên ngành Quản trị khách sạn và Du lịch, với 150 chỉ tiêu học tại cơ sở Quảng Ninh (Thị xã Uông Bí): Điểm chuẩn trúng tuyển được xác định riêng.

oOo

Những phẩm chất và kỹ năng cần thiết để thành công trong lĩnh vực kinh tế nói chung hoặc quản trị kinh doanh nói riêng là: nắm vững kiến thức tự nhiên, xã hội, kiến thức kinh doanh; thành thạo ngoại ngữ và tin học; có khát vọng làm giàu chính đáng, đạo đức kinh doanh; tư duy sáng tạo; có năng lực tổ chức và quản lý, tự tin, biết cách khắc phục rủi ro.

Hiện nay với quy định về chương trình khung, cùng một ngành học các trường sẽ có khoảng 65% số môn học là giống nhau (50% giống nhau là do chương trình khung quy định). Phần kiến thức chuyên ngành sẽ do các trường quy định tùy thế mạnh, định hướng phát triển của từng đơn vị. Vì vậy, Nếu yêu thích ngành QTKD và nếu có năng lực có thể chọn các trường có điểm chuẩn cao, nếu sức học vừa phải thì vào các trường có điểm chuẩn thấp hơn để cơ hội trúng tuyển nhiều hơn. Đó là sau khi so sánh địa điểm học tập, học phí, ký túc xá, cơ hội thực tập ở các doanh nghiệp…, các bạn cần cân nhắc điểm chuẩn của từng trường để chọn một trường vừa với khả năng của mình, bao gồm sức học, thực lực của bản thân và hoàn cảnh kinh tế gia đình.

Chúc các bạn thành công

Nghi Quân tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Cùng chuyên mục