Tuyển sinh ĐH 2011: thêm ngành mới

(Hiếu học) Với kỳ tuyển sinh ĐH – CĐ năm 2011, nhiều trường dự kiến mở ngành mới, tăng chỉ tiêu và nới rộng vùng tuyển sinh. Bên cạnh đó, nhiều ngành sẽ bổ sung khối thi mở ra cho thí sinh thêm nhiều cơ hội.

Thêm ngành mới, bổ sung khối thi

– Kỳ thi tuyển sinh năm 2011 Trường ĐH Sư phạm TP.HCM dự kiến tuyển sinh ngành SP tiếng Nhật (40 chỉ tiêu, tuyển các khối D1, 4, 6). Bên cạnh đó, ngành SP tâm lý giáo dục sẽ được tách thành hai ngành SP giáo dục học và cử nhân tâm lý học giáo dục. Cả hai ngành đều tuyển khối C, D1 và có 40 chỉ tiêu/ngành. Một điểm mới nữa trong dự kiến tuyển sinh của trường năm 2011 là bổ sung khối C vào khối thi cho các ngành SP Nga – Anh và cử nhân Nga – Anh bên cạnh các khối D1, 2 như trước đây. Ngành cử nhân tiếng Trung Quốc bổ sung các khối A, C bên cạnh các khối thi truyền thống D1, 4. Đây là những ngành khó tuyển trong những năm qua. Việc bổ sung khối thi nhằm mở rộng nguồn tuyển cho các ngành này. Ngoài ra, trường đang có hướng chuyển ngành kỹ thuật nữ công sang nhà hàng – du lịch – khách sạn;

Trường ĐH Tài chính – marketing dự kiến mở mới chuyên ngành thuế nằm trong ngành tài chính ngân hàng.

– Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM dự kiến mở mới ngành công nghệ thực phẩm.

– Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM: Năm 2011 trường sẽ bắt đầu tuyển sinh tại phân hiệu Đà Lạt. Phân hiệu này sẽ tuyển 150 chỉ tiêu cho ba ngành kỹ thuật xây dựng, kiến trúc và mỹ thuật công nghiệp. Phân hiệu này chỉ tuyển thí sinh có hộ khẩu tại các tỉnh Tây nguyên. Phân hiệu tại Cần Thơ tiếp tục tuyển sinh dù năm 2010 có một số ngành không mở được. Tổng chỉ tiêu của trường năm 2011 là 1.300 (tăng 100 so với năm 2010). Tuy nhiên do dành 150 chỉ tiêu cho phân hiệu Đà Lạt nên chỉ tiêu tại các nơi khác thực tế sẽ giảm.

– Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM cũng sẽ mở mới và tuyển sinh ngành kỹ thuật công trình ngoài khơi, tuyển khối A với 55 chỉ tiêu.

– Trường ĐH Bách khoa có 60 CT ngành SP kỹ thuật điện tử – tin học có thời gian đào tạo 4 năm và sinh viên không phải đóng học phí.

– Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) thực hiện việc bổ sung khối thi đối với ngành khoa học vật liệu. Như vậy năm 2011 ngành này sẽ tuyển sinh cả hai khối A và B.

– Trường ĐH Văn hóa TP.HCM dự kiến mở mới các chuyên ngành: đạo diễn sự kiện văn hóa (khối R4), nghệ thuật dẫn chương trình (khối R5) thuộc ngành quản lý văn hóa ở bậc ĐH.

ĐH Hàng Hải dự kiến sẽ mở thêm ngành Toàn cầu hóa và Thương mại vận tải

Tăng chỉ tiêu

Theo dự kiến, một số trường có chỉ tiêu tuyển sinh năm 2011 so với năm 2010 sẽ tăng 5-10%.

Trường ĐH Tài chính – marketing chỉ tiêu dự kiến tăng khoảng 30%. Trong đó bậc ĐH dự kiến tuyển 2.000 chỉ tiêu (năm 2010 là 1.300) và bậc CĐ tăng từ 1.000 lên 1.500 chỉ tiêu.

Trường ĐH Kinh tế TP.HCM dự kiến tuyển 4.500 chỉ tiêu, tăng 500 chỉ tiêu.

Trường ĐH Đồng Tháp dự kiến tăng khoảng 10% chỉ tiêu (các chỉ tiêu tăng tập trung chủ yếu vào các ngành ngoài sư phạm, nhất là các ngành thuộc khối ngành kinh tế).

ĐH Đà Nẵng cũng dự kiến tăng 1.000 chỉ tiêu bậc ĐH và 100 chỉ tiêu bậc CĐ, tổng chỉ tiêu (CT) tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 là 11.150 CT (tăng trên 9% so với năm trước). Cụ thể, Trường ĐH Bách khoa có số CT nhiều nhất với 3.260 CT. Trường ĐH Kinh tế có 2.250 CT, Trường ĐH Ngoại ngữ có 1.430 CT, Trường ĐH Sư phạm 1.600 CT, Phân hiệu tại Kon Tum chiếm 510 CT cho bậc ĐH, CĐ. Trường CĐ Công nghệ chiếm 1.500 CT và Trường CĐ Công nghệ thông tin có 600 CT.

Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM dự kiến tăng khoảng 500 chỉ tiêu bậc ĐH. Trong đó hệ sư phạm có 1.950 chỉ tiêu, ngoài sư phạm 1.050 và 500 chỉ tiêu đào tạo theo địa chỉ. Hầu hết các ngành sư phạm có 120-150 chỉ tiêu/ngành. Riêng các ngành sư phạm giáo dục học, sử – GDQP, giáo dục đặc biệt và các ngành sư phạm ngoại ngữ có 40-60 chỉ tiêu/ngành.

– Trường ĐH Tôn Đức Thắng: CT cụ thể như sau: Bậc ĐH: Công nghệ thông tin: 200, Toán- Tin ứng dụng: 50, Kỹ thuật Điện- Điện tử và Viễn thông: 240, Bảo hộ lao động: 70, Xây dựng dân dụng và công nghiệp: 120, Xây dựng cầu đường: 90, Cấp thoát nước- Môi trường nước: 70, Quy hoạch đô thị: 70, Công nghệ hóa học: 80, Khoa học môi trường: 80, Công nghệ sinh học: 100, Tài chính- Ngân hàng: 200, Kế toán- Kiểm toán: 200, Quản trị kinh doanh (QTKD- 120, QTKD quốc tế – 120, QTKD nhà hàng khách sạn- 100), Quan hệ lao động: 60, Xã hội: 60, Việt Nam học: 100, Tiếng Anh: 140, Tiếng Trung Quốc: 60, Tiếng Trung- Anh: 60, Mỹ thuật công nghiệp: 200. Bậc CĐ: Công nghệ thông tin: 60, Kỹ thuật Điện- Điện tử và Viễn thông: 60, Kế toán- Kiểm toán: 70, QTKD: 110, Tài chính- Ngân hàng: 140, Tiếng Anh: 80.

– Trường ĐH Lạc Hồng: Theo Th.S Lâm Thành Hiển – Phó hiệu trưởng, dự kiến CT năm 2011 các ngành học hệ chính quy của trường là 2.600. CT đào tạo thạc sĩ: 220, hệ không chính quy: 200, liên thông ĐH: 2.000, trung học chuyên nghiệp: 2.200.

– Trường ĐH Văn Hiến Bậc ĐH: Tin học: 80, Điện tử – Viễn Thông: 60, Kinh tế: 260, Văn hóa du lịch: 200, Xã hội học: 70, Tâm lý học: 70, Ngữ văn: 80, Tiếng Anh: 60, Đông Phương học: 100.

Các ngành học bậc CĐ: Tin học ứng dụng: 80, Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông: 70, Quản trị kinh doanh: 350, Văn hóa du lịch: 200.

Hiếu học sẽ tiếp tục cập nhật thông tin tuyển sinh của các trường, mời các bạn đón xem.

Tuấn phong tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Thành lập thêm 3 ĐH Kinh tế và Kỹ thuật

(Hiếu học) Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý chủ trương thành lập Trường Đại học (ĐH) Kinh tế - Kỹ thuật Hàng Hải tại tỉnh Bến Tre, Trường ĐH Đồng bằng Cửu Long tại thành phố Cần Thơ và đã ký quyết định thành lập Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội.

ĐHQG TP.HCM: Phương hướng tuyển sinh 2011

(Hiếu học) Sáng 22-12, ĐHQG TP.HCM đã tổ chức hội nghị “Tổng kết công tác tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy năm 2010 và phương hướng tuyển sinh năm 2011”. 

Thi vào ĐH Y dược TP.HCM ngày càng khó hơn.

(Hiếu học) Theo số liệu một vài năm gần đây và dự kiến cả trong tuyển sinh 2011 sắp tới, chỉ tiêu tuyển của nhiều trường ĐH tốp đầu không tăng, thậm chí còn bị cắt giảm. Riêng việc thi vào trường ĐH Y dược TP.HCM vốn đã quá khó lại ngày càng khó hơn. 

Đào tạo nguồn lực khoa học và công nghệ

(Hiếu học) Tạo môi trường thuận lợi để chuyển giao công nghệ hiện đại và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lực khoa học và công nghệ (KHCN) nước nhà, Việt Nam đã ký hiệp định hợp tác KHCN với hơn 50 quốc gia và tham gia hàng trăm tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực khoa học. 

Cùng chuyên mục