Đào tạo nguồn lực khoa học và công nghệ

(Hiếu học) Tạo môi trường thuận lợi để chuyển giao công nghệ hiện đại và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lực khoa học và công nghệ (KHCN) nước nhà, Việt Nam đã ký hiệp định hợp tác KHCN với hơn 50 quốc gia và tham gia hàng trăm tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực khoa học.

Theo báo Kinh tế đối ngoại, bộ Khoa học và Công nghệ hoạt động hợp tác quốc tế về KHCN hiện đã có nhiều đổi mới, đáp ứng được đòi hỏi của công tác quản lý. Đã khẩn trương triển khai đề án tăng cường mạng lưới đại diện KHCN ở nước ngoài, thành lập bộ phận đại diện tại 6 nước: Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Pháp, Đức và Hoa Kỳ. Hoạt động hiệu quả của mạng lưới sẽ là cầu nối quan trọng, làm thay đổi cơ bản hợp tác KHCN giữa Việt Nam với nước ngoài theo hướng chủ động hội nhập.

Tăng cường các nguồn lực từ doanh nghiệp, địa phương và đặc biệt là từ hợp tác quốc tế: Đến nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký hiệp định hợp tác KHCN với hơn 50 quốc gia và tham gia vào hàng trăm tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực khoa học. (Hình minh họa)

Thông qua hợp tác nghiên cứu chung đã có 158 mẫu, sản phẩm được tạo ra. Đây là những sản phẩm có giá trị thương mại, nhiều sản phẩm đang được tiêu thụ trên thị trường; Có 302 loại vật liệu, thiết bị, máy móc, giống cây trồng và vật nuôi được tạo ra; 216 phần mềm, quy trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật mới được thiết lập và phát triển; đặc biệt là có 8 bằng sáng chế độc quyền được cấp phép và bảo hộ trong nước.

Trong giai đoạn tới (2011- 2015), Bộ Khoa học và Công nghệ xác định phân loại đối tác ưu tiên để xây dựng kế hoạch hợp tác và cơ chế khai thác cụ thể với từng nhóm đối tác song phương và đa phương. Phân loại các hoạt động hợp tác với đối tác nước ngoài, để xây dựng cơ chế hỗ trợ tương ứng theo hướng đảm bảo đầu tư có trọng điểm nhằm đạt được tối đa giá trị gia tăng từ hoạt động hợp tác quốc tế.

Đồng thời, chú trọng hỗ trợ nâng cao năng lực hợp tác quốc tế và hội nhập của KHCN địa phương, gắn với việc xử lý những yêu cầu của địa phương, đẩy mạnh hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ. Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp vào các nhiệm vụ Nghị định thư (quan tâm đến nhu cầu, huy động sự tham gia, đóng góp và thụ hưởng các kết quả KHCN từ nhiệm vụ)…

Giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học

Trong dịp hội thảo “Giải pháp tạo động lực cho giảng viên ĐH tham gia nghiên cứu khoa học (NCKH) và chuyển giao công nghệ” của Bộ GD&ĐT:

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Quang Quý lưu ý giải pháp tăng cường các nguồn lực từ doanh nghiệp, địa phương và đặc biệt là từ hợp tác quốc tế. Thứ trưởng cũng đặc biệt nhấn mạnh đến việc đầu tư cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm; vấn đề đổi mới công tác quản lý về khoa học và công nghệ…

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, để tạo động lực cho giảng viên NCKH, các trường nên quy định nghiên cứu khoa học như một hoạt động bắt buộc đối với giảng viên. Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần thường xuyên cử giảng viên dự các hội nghị nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước.

Trong buổi làm việc với cán bộ chủ chốt của các trường ĐH Quốc gia, Phó thủ tướng chính phủ Nguyễn Thiện Nhân khẳng định không thiếu kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học mà chỉ lo không đủ đề tài chất lượng được duyệt để cấp kinh phí. Phó thủ tướng cũng cho rằng cần phải tăng cường tính chủ động để phát huy tính sáng tạo của các trường thành viên.

* Theo quy định chế độ làm việc đối với giảng viên, thời gian làm việc là 40 giờ/tuần, tổng quỹ thời gian làm việc bình quân trong năm học là 1.760 giờ. Trong đó có 900 giờ giảng dạy. Ngoài 900 giờ này, tổng thời gian quy định cho chức danh giảng viên là 500 giờ nghiên cứu khoa học, 360 giờ hoạt động chuyên môn và các nhiệm vụ khác. Đối với chức danh phó giáo sư và giảng viên chính có 600 giờ nghiên cứu khoa học và 260 giờ hoạt động chuyên môn và các nhiệm vụ khác. Đối với chức danh giáo sư và giảng viên cao cấp có 700 giờ nghiên cứu khoa học và số giờ hoạt động chuyên môn, các nghiệp vụ khác là 160 giờ.

Trương Nguyễn tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Ngành khoa học dịch vụ

Khoa học dịch vụ là một ngành khoa học tổng hợp, ưu tiên phát triển nó sẽ đóng góp doanh thu không nhỏ cho các ngành khoa học. Năm 2011, thành phố sẽ tham gia hiệp hội Khoa học dịch vụ thế giới.

Phát triển và xây dựng nguồn nhân lực ngành Vật lý

(Hiếu học) Tại Hội nghị Vật lý toàn quốc lần thứ VII tổ chức tại Hà Nội vào sáng 8/11/2010, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị ngành vật lý xây dựng một chiến lược phát triển - đào tạo nguồn nhân lực ngành Vật lý và có chính sách đãi ngộ đối với sinh viên học ngành này. 

Cùng chuyên mục