Ngành khoa học dịch vụ

Khoa học dịch vụ là một ngành khoa học tổng hợp, ưu tiên phát triển nó sẽ đóng góp doanh thu không nhỏ cho các ngành khoa học. Năm 2011, thành phố sẽ tham gia hiệp hội Khoa học dịch vụ thế giới.

Công nhân công ty Jabil Việt Nam đang lắp ráp máy in cho tập đoàn HP trong khu công nghệ cao TP.HCM. Ảnh: SHTP

Sẽ ưu tiên phát triển ngành khoa học dịch vụ, nhưng quan trọng và cần làm đầu tiên là đào tạo nhân lực cho ngành này

Báo Sài gòn tiếp thị dẫn lời TS Phan Minh Tân, giám đốc sở KH-CN TP.HCM trong bài viết sáng 12/11 nhân cuộc phỏng vấn ông Tân bên lề hội nghị Tổng kết thực hiện chiến lược khoa học công nghệ 2006 – 2010 và định hướng năm năm tới mà bộ KH-CN vừa tổ chức tại Hà Nội.

Theo TS Tân, khoa học dịch vụ là một ngành khoa học tổng hợp, ưu tiên phát triển nó sẽ đóng góp doanh thu không nhỏ cho các ngành khoa học trong thành phố. Ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật và các nước thuộc EU, tỷ lệ đóng góp cho GDP của ngành dịch vụ hơn 70%. Nhưng ở nước ta, đóng góp của ngành dịch vụ chưa nhiều – khoảng 38%, ở TP.HCM là hơn 57%.

TS Phan Minh Tân cho biết, mục tiêu của TP.HCM là sẽ có khoảng 400 người được đào tạo tốt nghiệp ngành khoa học dịch vụ trong vòng năm năm tới. Năm 2011, thành phố sẽ tham gia hiệp hội Khoa học dịch vụ thế giới.

Bên cạnh đó, TS Tân cũng nhấn mạnh, rào cản ở chỗ các chính sách, cơ chế hiện nay không phù hợp với công nghệ cao. Vì đầu tư vào công nghệ cao tiềm ẩn rủi ro lớn, trong khi cơ chế hiện chưa chấp nhận rủi ro. Thông thường đã nhận đề tài dứt khoát phải có sản phẩm, không có sản phẩm nghĩa là chưa hoàn thành. Nhưng trong lĩnh vực công nghệ cao, không phải lúc nào nghiên cứu cũng ra sản phẩm. Nhiều khi thất bại vài chục phần trăm nhưng chỉ cần một sản phẩm thành công đã mang lại rất nhiều lợi nhuận. Bên cạnh đó, lao động của công nghệ cao khó đặt định mức, trong khi theo quy định mỗi chuyên đề phải nói rõ bao nhiêu tiền. Do đó, nếu làm đúng quy định thì không có công nghệ cao.

Khoa học dịch vụ là một khái niệm mới ở nước ta, nhưng với nhiều nước dường như nó đã trở thành một xu thế?

Đúng vậy, ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật và các nước thuộc EU, tỷ lệ đóng góp cho GDP của ngành dịch vụ hơn 70%. Nhưng ở nước ta, đóng góp của ngành dịch vụ chưa nhiều – khoảng 38%, ở TP.HCM là hơn 57%. Trong đó, giá trị gia tăng từ khoa học cho ngành dịch vụ phát triển với chất lượng tốt hơn là khá lớn. Ví dụ, ở Mỹ làm thủ tục thuê xe hơi khi xuống sân bay chỉ mất… một phút, tương tự nếu áp dụng khoa học và công nghệ thông tin thì việc check in, check out khỏi khách sạn cũng mất rất ít thời gian. Đấy là lý do TP.HCM sẽ ưu tiên phát triển các ngành khoa học dịch vụ (còn gọi là nền kinh tế tri thức) để phù hợp xu hướng phát triển hiện nay. Hiện đã xây dựng kế hoạch rồi, chủ trương đã được UBND thành phố đồng ý và duyệt luôn cả kinh phí.

Thành phố sẽ ưu tiên phát triển ngành khoa học dịch vụ nào?

Sẽ triển khai cho ngành du lịch, nhưng cái quan trọng và cần làm đầu tiên là đào tạo nhân lực cho ngành này. Hiện đang kết hợp với IBM – công ty sáng tạo ý tưởng này cùng ứng dụng trong một số trường đại học. Theo đó, các trường đại học sẽ cung cấp những khoá học về khoa học dịch vụ để đào tạo những người có thể thích ứng nhanh các ngành dịch vụ hiện có. Các doanh nghiệp, đơn vị tham gia cũng sẽ được hỗ trợ tư vấn, đào tạo…

Mục tiêu của TP.HCM là sẽ có khoảng 400 người được đào tạo tốt nghiệp ngành khoa học dịch vụ trong vòng năm năm tới. Năm 2011, thành phố sẽ tham gia hiệp hội Khoa học dịch vụ thế giới.

Việc phát triển khoa học hiện nay đang chuyển sang lấy doanh nghiệp làm trọng tâm, ông đánh giá thế nào về hoạt động này?

Trước đây, mình chỉ hỗ trợ doanh nghiệp làm đề tài, dự án. Nhưng bây giờ mình lập đề án hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Như vậy, ngoài việc làm đề tài còn hỗ trợ doanh nghiệp về sở hữu trí tuệ để phát triển tài sản trí tuệ như phát triển thương hiệu, hỗ trợ họ trong các giải pháp tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch hơn… Ngoài câu chuyện đề tài, còn hỗ trợ doanh nghiệp thiết kế chế tạo các thiết bị thay thế nhập khẩu theo mẫu nước ngoài.

Đã có bao nhiêu thiết bị trong nước thay thế được thiết bị nhập khẩu?

Có 53 loại. Tổng đầu tư từ kinh phí nhà nước là hơn 50 tỉ đồng. Tính ra doanh nghiệp tiết kiệm so với nhập khẩu khoảng 34 triệu USD. Tính ra một đồng nhà nước đầu tư, doanh nghiệp tiết kiệm được 7 đồng, tỷ lệ 1/7, trong đó, nhiều thiết bị đã được xuất khẩu. Chất lượng các thiết bị này gần như tương đương, chưa nói nhiều tính năng còn cải tiến.

Có mâu thuẫn không khi thành phố chọn việc phát triển những sản phẩm công nghệ cao trong khi chính sách cho công nghệ cao đang là rào cản?

Rào cản ở chỗ các chính sách, cơ chế hiện nay không phù hợp với công nghệ cao. Vì đầu tư vào công nghệ cao tiềm ẩn rủi ro lớn, trong khi cơ chế hiện chưa chấp nhận rủi ro. Thông thường đã nhận đề tài dứt khoát phải có sản phẩm, không có sản phẩm nghĩa là chưa hoàn thành. Nhưng trong lĩnh vực công nghệ cao, không phải lúc nào nghiên cứu cũng ra sản phẩm. Nhiều khi thất bại vài chục phần trăm nhưng chỉ cần một sản phẩm thành công đã mang lại rất nhiều lợi nhuận. Bên cạnh đó, lao động của công nghệ cao khó đặt định mức, trong khi theo quy định mỗi chuyên đề phải nói rõ bao nhiêu tiền. Do đó, nếu làm đúng quy định thì không có công nghệ cao.

Có cảm giác doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều đến làm công nghệ cao?

Chúng tôi cũng đã bắt đầu lôi kéo các doanh nghiệp tham gia đầu tư cho công nghệ cao theo công thức 7–3, doanh nghiệp cùng chấp nhận rủi ro. Hiện nay giá thành năng lượng mới, năng lượng sạch còn cao nhưng mình đang hướng tới đầu tư năng lượng sạch giá rẻ. Chúng tôi đầu tư công nghệ năng lượng làm điện gió theo hình thức chế tạo thay thế thiết bị nhập khẩu với giá thành xấp xỉ 2 USD/watt, trong khi giá trung bình từ 4 – 5 USD/watt, công nghệ này rất là mới.

Theo: (SGTT)

Bài liên quan

Phát triển và xây dựng nguồn nhân lực ngành Vật lý

(Hiếu học) Tại Hội nghị Vật lý toàn quốc lần thứ VII tổ chức tại Hà Nội vào sáng 8/11/2010, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị ngành vật lý xây dựng một chiến lược phát triển - đào tạo nguồn nhân lực ngành Vật lý và có chính sách đãi ngộ đối với sinh viên học ngành này. 

Ngành Công nghệ vũ trụ

Việt Nam đã và sẽ gửi các nghiên cứu sinh sang học tập tại những nước có ngành Công nghệ vũ trụ phát triển như Mỹ, Nga, Nhật... Các trường ĐH Công nghệ, ĐH FPT cũng đã mở bộ môn chuyên giảng dạy Công nghệ vũ trụ, khóa đầu tiên sẽ tốt nghiệp trong một, hai năm tới...   

Công nghệ sinh học Việt Nam

Công nghệ sinh học vốn ít được biết đến tại Việt Nam vào đầu thập niên 1990 và lĩnh vực khoa học này được xem là một loại “hàng xa xỉ” tại các trường đại học Việt Nam. Cách nhìn nhận này đã dần có sự thay đổi... 

Ngành khoa học môi trường

(Hiếu học) Ngành khoa học môi trường ngày càng đa dạng và ngày càng cần thiết hơn bao giờ hết. Sau những chuyên ngành truyền thống như Y, Luật, Kinh tế..., ngành môi trường đang dần trở thành ngành "hot" của nhiều sinh viên.  

Nhân lực ngành du lịch

Nhân lực ngành du lịch: còn thiếu và yếu. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch,ngành có nỗi lo về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của ngành công nghiệp không khói này.

Phát triển dịch vụ logistics

(hieuhoc_hieuhoc) Để giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh, việc tạo điều kiện cho hoạt động logistics phát triển có ý nghĩa rất quan trọng. Các doanh nghiệp logistics cần có nguồn nhân lực và phải được tổ chức chuyên nghiệp, quy mô hơn.  

Cùng chuyên mục