Trên con đường thành công bao giờ cũng có dấu chân người kiên trì

Khi tôi bắt đầu công việc làm ăn,cha tôi nói với tôi vài điều thoạt nghe chẳng có vẻ gì sâu sắc, sau một thời gian bươn chải,toi nhận thấy cha tôi nói đúng. Cha tôi bảo rằng một trong những yếu tố cần cho sự thành công là kiên trì với công việc. Ông nói thành công sẽ không đến với người mất kiên nhẫn,không nán lại được,bỏ cuộc quá sớm và chạy quanh bỏ cái này bắt cái khác mà không trụ lâu được với cái nào. Tôi có lợi thế là yêu công việc của mình. Cho nên trong những năm đầu tôi không chạy quanh chi đâu. Tôi cố trụ lại. Tôi không quá nóng lòng sốt ruột và chắc chắn là tôi không bỏ cuộc sớm. Bạn thấy đó,cha tôi hoàn toàn đúng. Sau một thời gian người ta sẽ biết là ai,bạn làm gì. Bạn đã có tiếng tăm. Khi người ta thích bạn và nếu bạn có tài thì người ta sẽ nghĩ đến việc hợp tác làm ăn với bạn.

Không kiên trì là bạn không cho khách hàng có đủ thời gian để có thể giúp mình.

Nếu bạn gầy dựng lên một công viêc kinh doanh nhưng không kiên trì bám trụ với nó tức là bạn không cho khách hàng của mình có đủ thời gian để có thể giúp mình. Bạn không có đủ thời gian để phát triển kĩ năng,học hỏi kinh nghiệm hoặc gầy dựng tiếng tăm. Nếu bạn mât kiên nhẫn và chạy quanh công việc xoành xoạch vì chán nản hay nóng lòng muốn mau chóng thành công, thì bạn sẽ sớm bỏ cuộc và chẳng bao giờ bạn đến đích vì bạn đâu có để cho nỗ lực của mình kịp đạt đến kết quả! Một cái cây cũng cần có thời gian để bén rễ cơ mà. Có lẽ bạn sẽ không bao giờ thành công hoàn toàn. Mà thành công là phần khó khăn nhất trong công việc,nhất là trong các nỗ lực kinh doanh. Khi một người nào đó thành công thì bạn thường thấy có vẻ như là họ chẳng phải nỗ lực bao nhiêu. Nhưng bạn không thấy được hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn giờ “tiền-thành-công” để tạo ra cái vẻ bề ngoài “dễ ăn” đó.

Vợ tôi,làm việc trong ngành kinh doanh mạng trực truyền thông cho thấy một ví dụ đầy đủ về điều đó. Cô ấy biết rằng gần như ai cũng có thể thành công trong công việc của cô ấy,vậy mà hầu hết những người bước vào đó đã không chịu đựng cho trọn vẹn. Nếu bị một hai lần thất vọng (đa số đều bị) thì y như rằng họ để cho sự lo âu và sốt ruột đánh bại họ. Nói gọn một lời,họ rút lui ngay cho được việc. Họ không đủ kiên trì. Thay vì nói “công việc này cần có thêm thời gian và công sức và mình sẽ làm những gì cần phải làm”,thì người ta lại nghĩ rằng có những việc khác dễ ăn hơn nhiều. Chẳng có đâu!Đôi khi có người nói với chúng tôi,”Trông bạn làm dễ dàng quá nhỉ!” nhưng họ đâu biết có bao nhiêu công sức đã bỏ vào đó để có thể trông được dễ dàng như vậy. Bất cứ một công việc mà muốn thành công cũng đòi hỏi nhiều kiên trì và công sức. Nếu không,thành công đạt được sẽ chẳng phải là một phần thưởng công lao.

Tôi nhận thấy có một lằn ranh hết sức mỏng manh giữa kiên trì bám trụ và muốn bỏ cuộc ngã lòng. Bạn cần sáng suốt để quyết định lúc nào nên buông tay bỏ cuộc,lúc nào nên trụ lại tới cùng. Cho nên,nếu bạn thấy muốn “tung hê” thì cũng phải hết sức thận trọng,đừng bốc đồng. Hãy kiểm tra lại quyết định một cách sáng suốt. Còn nếu bạn “mới vào đã chán” thì hãy tự nhủ mình kiên trì. Bạn đã nắm biết được bao nhiêu dữ kiện đâu mà đòi bỏ cuộc?

hieuhoc_hieuhoc.com (Mưu sự làm giàu)

Cùng chuyên mục