Vì sao nhân viên tiếp thị thường bỏ việc?

(Hieuhoc.com) Chỉ cần biết cách bán hàng hoặc chỉ học một khóa học tiếp thị ngắn hạn là bạn có thể ứng tuyển và trở thành nhân viên tiếp thị. Nhưng trên thực tế hiện nay, tỉ lệ nhân viên tiếp thị bỏ việc lại rất cao. Vì sao nhân viên tiếp thị thường bỏ việc? Dưới đây là một số lý do để bạn tham khảo khi tìm việc cho mình:

Nghề tiếp thị không đòi hỏi yêu cầu khắt khe về bằng cấp, trình độ học vấn nhưng phải là người có sức khỏe, phương tiện và quan trọng nhất là phải có khả năng giao tiếp, có “duyên” bán hàng.

Phải chấp nhận một số ít người có định kiến về nghề tiếp thị, có thái độ xem thường những người làm công việc tiếp thị này. Ngoài ra, hiện nay nhiều kẻ gian lợi dụng, giả danh nhân viên tiếp thị để bán hàng giả, điều này khiến người tiêu dùng giảm lòng tin đối với nghề tiếp thị.

Nhân viên tiếp thị cũng thường bỏ việc vì cảm giác thiếu an toàn và ổn định, khó xây dựng con đường sự nghiệp lâu dài cho mình. Bởi một số doanh nghiệp khi tuyển nhân viên tiếp thị thường áp dụng hợp động thử việc, ít thực hiện các chế độ, chính sách của người lao động, không có chế độ bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp…

Những người làm nghề tiếp thị phải có đức tính chịu khó, kiên nhẫn,khéo léo trong việc quan hệ khách hàng vì lương, thưởng chỉ được trả theo hiệu quả công việc (thu nhập phụ thuộc vào doanh số). Nhân viên tiếp thị chỉ nhận được lương, thưởng khi hoàn thành chỉ tiêu bán hàng (với giá bán lẻ). Vì thế, nhiều khi nhân viên tiếp thị buộc phải bán hết số hàng còn lại cho đủ chỉ tiêu với giá “xui nhiều hơn hên”. Và hẳn nhiên, nếu tình trạng “phải bù lỗ” kéo dài, nhân viên tiếp thị chỉ còn cách đi làm mà không có lương hoặc… bỏ việc.

Đăng Khoa (Hieuhoc-Hieuhoc.com)

Bài liên quan

Nghề Marketing trực tuyến - Tiếp thị thời @

(hieuhoc_hieuhoc.com): Các phương tiện truyền thông cũ như tivi, radio, báo đang ngày càng kém thu hút các nhà quảng cáo do lượng người xem không ổn định và số liệu thống kê không đầy đủ. Thay vào đó, các doanh nghiệp đã ứng dụng Internet vào Marketing bằng việc cho ra đời một loại hình marketing mới đó là Marketing trực tuyến còn gọi là E-marketing.

Nghề marketing: Đường đi không rải hoa hồng

Marketing: Là chào hàng, tiếp thị? Là cái gì đó đại loại như quảng cáo? Không hẳn. Chào hàng, tiếp thị hay quảng cáo đều chỉ là những mắt xích nhỏ trong một hệ thống quy mô những công việc mà marketing phải đảm nhiệm.

Nghề Marketing - Khẳng định bản thân trong nền kinh tế đang lên

(hieuhoc_hieuhoc.com): Không xuất hiện nhiều trước công chúng nhưng chính những người làm marketing đã góp phần tạo nên tên tuổi và sự thành công cho các doanh nghiệp. Họ không trực tiếp làm ra tiền nhưng nhờ họ mà sản phẩm được nhận biết tốt trên thị trường, gián tiếp thúc đẩy doanh số của công ty.

Trở thành nhân viên bán hàng chuyên nghiệp

(hieuhoc_hieuhoc.com) Bán hàng là một nghề không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. Để trở thành một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, bạn phải làm việc theo những chuẩn quy tắc nhất định. 

Cùng chuyên mục